Tăng lương cơ sở 2023 thì mức lương tối thiểu và mức lương tối đa của cán bộ, công chức, viên chức sẽ là bao nhiêu?
Mức lương cơ sở của cán bộ, công chức dự kiến sẽ tăng lên bao nhiêu?
Theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018, ban đầu việc cải cách tiền lương cán bộ, công chức, viên chức dự kiến áp dụng từ năm 2021. Tuy nhiên, do ảnh hưởng Covid-19 nên Trung ương đã quyết định lùi cải cách tiền lương với công chức đến thời điểm thích hợp.
Hiện nay, mức lương cơ sở đang được thực hiện theo Nghị định 38/2019/NĐ-CP, áp dụng từ ngày 01/7/2020 là 1,490.000 đồng.
Ngày 9/10/2022 vừa qua, tại Hội nghị Trung ương VI, Ban Chấp hành Trung ương Đảng giao Bộ Chính trị chỉ đạo Ban Cán sự Đảng Chính phủ hoàn chỉnh Báo cáo về phương án điều chỉnh tiền lương để trình Quốc hội khóa XV xem xét, quyết định.
Theo đó, Thủ tướng Chính phủ đã đề cập đến những nội dung như sau:
Chính phủ đã trình các cấp có thẩm quyền việc dự kiến sẽ tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức khu vực công từ 1,490.000 đồng lên thành khoảng 1,800.000 đồng /tháng (tăng khoảng 20,8%), thời gian dự kiến thực hiện là từ ngày 01/7/2023. Đồng thời, nâng mức phụ cấp với một số ngành nghề, lĩnh vực cho phù hợp.
Như vậy, nếu đề xuất tăng lương cơ sở tại Hội nghị Trung ương VI được thông qua thì từ ngày 01/7/2023, mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức khu vực công sẽ là 1,800.000 đồng/tháng.
Đồng thời, nếu như đề xuất trên được thông qua thì từ ngày 01/7/2023, mức lương cơ sở của cán bộ, công chức, viên chức sẽ tăng thêm 310.000 đồng/ tháng.
Tăng lương cơ sở 2023 thì mức lương tối thiểu và mức lương tối đa của cán bộ, công chức, viên chức sẽ là bao nhiêu?
Mức lương tối thiểu và mức lương tối đa của cán bộ, công chức, viên chức sẽ là bao nhiêu khi mức lương cơ sở tăng?
Tiền lương của cán bộ, công chức viên chức hiện nay được quy định Nghị định 38/2019/NĐ-CP.
Cụ thể, tại Điều 3 Nghị định 38/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Mức lương cơ sở
1. Mức lương cơ sở dùng làm căn cứ:
a) Tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này;
b) Tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí theo quy định của pháp luật;
c) Tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở.
2. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2019, mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng.
3. Chính phủ trình Quốc hội xem xét điều chỉnh mức lương cơ sở phù hợp khả năng ngân sách nhà nước, chỉ số giá tiêu dùng và tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước.
Như vậy, mức lương cơ sở của cán bộ, công chức, viên chức sẽ được dùng để tính mức lương trong các bảng lương, tính mức phụ cấp và các chế độ khác. Và mức lương cơ sở hiện nay là 1.490.000 đồng/tháng.
Qua quy định trên, chúng ta có thể hiểu rằng tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức hiện nay được tính theo công thức sau:
Tiền lương = 1.490.000 đồng x hệ số lương
Tại bảng 2 ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP quy định về hệ số lương của các bộ, công chức, viên chức hiện nay như sau:
Xem toàn bộ hệ số lương của cán bộ, công chức, viên chức hiện nay: Tại đây.
Theo đó:
- Hiện nay hệ số lương cao nhất là dành cho Công chức nhóm A3.1 bậc 6 loại A3 với hệ số lượng là 8.00.
Theo hệ số lương này thì tiền lương của Công chức nhóm A3.1 bậc 6 loại A3 với hệ số lượng là 8.00 theo mức lương cơ sở hiện nay sẽ là 11.920.000 đồng/tháng.
Nếu như áp dụng mức lương cơ sở dự kiến tăng từ ngày 01/7/2023 là 1.800.000 đồng thì tiền lương của Công chức nhóm A3.1 bậc 6 loại A3 với hệ số lượng là 8.00 sẽ là 14.400.000 đồng/tháng, tăng 2.480.000 đồng/tháng so với hiện nay.
- Hiện nay Công chức nhóm C3 bậc 1 loại C có hệ số lượng thấp nhất là 1.35.
Theo hệ số lương này thì tiền lương của Công chức nhóm C3 bậc 1 loại C với mức lương cở sở 1.490.000 đồng như hiện nay sẽ là 2.011.500 đồng/tháng.
Nếu như áp dụng mức lương cơ sở dự kiến tăng từ ngày 01/7/2023 là 1.800.000 đồng thì tiền lương của Công chức nhóm C3 bậc 1 loại C sẽ là 2.430.000 đồng/tháng, tăng 418.500 đồng/tháng so với hiện nay.
Như vậy, nếu như mức lương cơ sở được tăng lên từ 1.490.000 đồng/tháng thành 1.800.000 đồng/tháng từ ngày 01/7/2023 thì mức lương thấp nhất mà cán bộ, công chức, viên chức nhận được sẽ là 2.430.000 đồng/tháng và cao nhất sẽ là 11.920.000 đồng/tháng.
Hệ số tiền lương được áp dụng đối với những đối tượng nào?
Căn cứ vào Điều 2 Nghị định 204/2004/NĐ-CP quy định về đối tượng áp dụng hệ số tiền lương như sau:
- Các chức danh lãnh đạo của Nhà nước và các chức danh chuyên môn, nghiệp vụ ngành Toà án, ngành Kiểm sát quy định tại bảng lương chức vụ và bảng phụ cấp chức vụ ban hành kèm theo Nghị quyết số 730/2004/NQ-UBTVQH11 ngày 30 tháng 9 năm 2004 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về việc phê chuẩn bảng lương chức vụ, bảng phụ cấp chức vụ đối với cán bộ lãnh đạo của Nhà nước; bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ ngành Toà án, ngành Kiểm sát (sau đây viết tắt là Nghị quyết số 730/2004/NQ-UBTVQH11).
- Các chức danh do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
- Công chức trong các cơ quan nhà nước quy định tại Điều 2 Nghị định số 117/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước (sau đây viết tắt là Nghị định số 117/2003/NĐ-CP).
- Công chức dự bị quy định tại Điều 2 Nghị định số 115/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về chế độ công chức dự bị (sau đây viết tắt là Nghị định số 115/2003/NĐ-CP).
- Viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước quy định tại Điều 2 Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước (sau đây viết tắt là Nghị định số 116/2003/NĐ-CP).
- Cán bộ, công chức, viên chức thuộc biên chế nhà nước và hưởng lương theo bảng lương do Nhà nước quy định được cử đến làm việc tại các hội, các tổ chức phi Chính phủ, các dự án và các cơ quan, tổ chức quốc tế đặt tại Việt Nam.
- Cán bộ chuyên trách và công chức ở xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cán bộ chuyên trách và công chức cấp xã) quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 2 Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn (sau đây viết tắt là Nghị định số 121/2003/NĐ-CP) và Điều 22 Nghị định số 184/2004/NĐ-CP ngày 02 tháng 11 năm 2004 của Chính phủ quy định chi tiết việc thi hành Pháp lệnh Dân quân tự vệ (sau đây viết tắt là Nghị định số 184/2004/NĐ-CP).
- Người làm công tác cơ yếu trong tổ chức cơ yếu.
- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân trong các cơ quan, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 50 2024 quy định ngân hàng không gửi tin nhắn SMS thư điện tử có chứa link cho khách hàng từ ngày 1 1 2025?
- Thông tư 36/2024 quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và hoạt động của bến xe, bãi đỗ xe thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất? Cách viết bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất chi tiết?
- Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng bao gồm các thông tin nào về dự án đầu tư xây dựng?
- Đu trend nhìn lên bầu trời sẽ thấy vì tinh tú có bị xử phạt hành chính không? Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?