Tăng lương công chức lên 30% hay 37% từ ngày 01/07/2024 khi thực hiện cải cách tiền lương 2024?
Tăng lương công chức lên 30% hay 37% từ ngày 01/07/2024?
Xem thêm: Công chức nào vẫn giữ được phụ cấp thâm niên nghề theo bảng lương mới từ ngày 01/07/2024?
Công chức, viên chức nào được tăng lương hưu 15% từ 01/7/2024
Toàn bộ 3 bảng lương mới lực lượng vũ trang từ 01/7/2024?
Theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ, phương án cải cách tiền lương, từ 1/7 tới đây, dự kiến tiền lương bình quân chung của cán bộ, công chức, viên chức sẽ được tăng khoảng 30% (tính cả lương cơ bản và phụ cấp).
Từ năm 2025, mức lương này sẽ tiếp tục được điều chỉnh tăng thêm bình quân hàng năm khoảng 7%/năm.
Mặc dù trong 3 năm qua, chúng ta chưa thực hiện cải cách tiền lương nhưng đã 2 lần điều chỉnh mức lương cơ sở, tăng 29,5%. Như vậy, tính tổng lại từ năm 2021 (thời điểm dự kiến thực hiện cải cách tiền lương theo tinh thần Nghị quyết 27-NQ/TW) đến ngày 1/7 tới đây thì lương của cán bộ, công chức, viên chức cũng tăng bình quân chung khá nhiều, khoảng 60%. Con số này tuy không phải là vượt bậc, nhưng cũng là mức tăng đáng kể so với con số tăng bình quân mỗi năm 7% khi chưa thực hiện cải cách tiền lương.
Như vậy, dự kiến từ ngày 01/07/2024, cán bộ, công chức, viên chức dự kiến sẽ được tăng khoảng 30% (bao gồm cả lương cơ bản và phụ cấp).
Từ năm 2025, mức lương này sẽ tiếp tục được điều chỉnh tăng thêm bình quân hàng năm khoảng 7%/năm.
Theo đó, từ ngày 01/07/2024, có thể tăng lương công chức lên khoảng 30% và từ năm 2025, tăng thêm 7%/năm đối với công chức.
Theo Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị quyết 01/NQ-CP 2024, Chính phủ giao Bộ Nội vụ chủ trì thực hiện, trong tháng 5/2024 phải hoàn thành Nghị định quy định chế độ tiền lương mới đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
Do vậy, trong tháng 5/2024 có thể sẽ có một Nghị định mới quy định về chế độ tiền lương đối với công chức khi thực hiện cải cách tiền lương 2024.
Tăng lương công chức lên 30% hay 37% từ ngày 01/07/2024 khi thực hiện cải cách tiền lương 2024?
Bảng lương công chức 2024 được tính như thế nào?
Bảng lương công chức 2024 được chia làm 2 mốc thời gian như sau:
(1) Từ ngày 01/01/2024-30/06/2024
Công thức tính tiền lương công chức như sau:
Mức lương = Hệ số lương X Lương cơ sở
Hệ số lương căn dựa theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP
Lương cơ sở là 1.800.000 đồng/tháng (Nghị định 24/2023/NĐ-CP).
Theo đó, bảng lương công chức từ ngày 01/01-30/06/2024 như sau (Bảng 2 Nghị định 204/2004/NĐ-CP).
Tải bảng lương công chức tại đây.
(2) Từ ngày 01/07/2024
Theo tinh thần của Nghị quyết 27-NQ/TW 2018 2 Bảng lương chính thức áp dụng đối với công chức từ ngày 01/07/2024 bao gồm 2 bảng lương sau:
Bảng lương 01: Bảng lương chức vụ áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo (bầu cử và bổ nhiệm) trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cấp xã.
Bảng lương 02: Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức áp dụng chung đối với công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo.
Bảng lương mới được xây dựng trên cơ cấu tiền lương như sau:
Lương cán bộ, công chức, viên chức, LLVT = Lương cơ bản + Phụ cấp (nếu có) + Tiền thưởng (nếu có) |
Trong đó:
- Lương cơ bản (chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương)
- Các khoản phụ cấp (chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương)
- Bổ sung tiền thưởng (quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp).
Tuy nhiên, về bảng lương cụ thể chi tiết thì đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có dự thảo, văn bản chính thức quy định mức lương cụ thể trong 02 bảng lương áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức.
Bên cạnh đó, từ ngày 01/07/2024, 8 loại phụ cấp cán bộ, công chức được hưởng bao gồm các loại phụ cấp sau:
(1) Phụ cấp kiêm nhiệm
(2) Phụ cấp thâm niên vượt khung
(3) Phụ cấp khu vực
(4) Phụ cấp theo nghề
(5) Phụ cấp lưu động
(6) Phụ cấp công tác ở vùng đặc biệt khó khăn
(7) Phụ cấp theo phân loại đơn vị hành chính
(8) Phụ cấp trách nhiệm công việc
Theo đó, khi thực hiện cải cách tiền lương từ ngày 01/7/2024 thì 8 loại phụ cấp nêu trên sẽ được áp dụng với cán bộ, công chức, viên chức.
Đối tượng công chức nào có mức lương thấp nhất khi thực hiện cải cách tiền lương 2024?
Theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018, 2 bảng lương mới áp dụng đối với công chức từ ngày 01/07/2024 như sau:
Bảng lương 01: Bảng lương chức vụ áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo (bầu cử và bổ nhiệm) trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cấp xã.
Bảng lương 02: Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức áp dụng chung đối với công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo.
Hiện nay, theo quy định thì công chức có mức lương thấp nhất là công chức không giữ chức danh lãnh đạo. Do đó, có thể khi thực hiện cải cách tiền lương từ 01/7/2024 mức lương thấp nhất đối với công chức từ ngày 01/07/2024 cũng sẽ rơi vào những đối tượng ở bảng lương 02 là công chức không giữ chức danh lãnh đạo.
Về mức lương thấp nhất cụ thể, chi tiết của công chức thì cần phải đợi văn bản chính thức được ban hành. Theo Phụ lục IV, một số nhiệm vụ cụ thể cho các ngành, lĩnh vực năm 2024 (kèm theo Nghị quyết 01/NQ-CP 2024), Chính phủ giao Bộ Nội vụ chủ trì thực hiện, trong tháng 5/2024 phải hoàn thành Nghị định quy định chế độ tiền lương mới đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
Theo đó, 2 bảng lương mới theo vị trí việc làm công chức có thể được hoàn thành và ban hành trong tháng 05/2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?
- Mã số thông tin của công trình xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng được khởi tạo khi nào?