Tăng lương tối thiểu vùng lên gần 5 triệu đồng/tháng khi chốt tăng 6% lương tối thiểu vùng từ 01/7/2024?
Tăng lương tối thiểu vùng lên gần 5 triệu đồng/tháng khi chốt tăng 6% lương tối thiểu vùng từ 01/7/2024?
>> Nghị định 74/2024/NĐ-CP chính thức tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1 7 2024
Sáng 20/12, Hội đồng Tiền lương quốc gia đã họp phiên thứ hai năm 2023, để thảo luận, thương lượng về phương án điều chỉnh lương tối thiểu vùng năm 2024.
Phát biểu kết luận phiên họp, sau khi lắng nghe ý kiến của các bên liên quan, ông Lê Văn Thanh, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Hội đồng Tiền lương Quốc gia cho biết, tất cả thành viên Hội đồng Tiền lương Quốc gia có mặt tại phiên họp đã bỏ phiếu chốt mức tăng lương tối thiểu vùng 2024 là 6%, thời gian áp dụng từ 1/7/2024.
Theo đó, từ ngày 01/7/2024: Áp dụng theo mức lương tối thiểu vùng mới tăng 6% mức lương tối thiểu vùng so với mức lương tối thiểu vùng hiện nay.
Như vậy, khi tăng mức lương tối thiểu vùng 6% thì mức lương tối thiểu 04 vùng dự kiến như sau:
Vùng | Mức lương tối thiểu tháng (Đơn vị: đồng/tháng) |
Vùng 1 | 4.960.000 |
Vùng 2 | 4.410.000 |
Vùng 3 | 3.860.000 |
Vùng 4 | 3.450.000 |
Theo đó, nếu mức lương tối thiểu vùng dự kiến trên chính thức thông qua thì mức lương tối thiểu vùng 1 sẽ khoảng 4,96 triệu đồng/tháng, tăng lên gần 5 triệu khi tăng 6% mức lương tối thiểu vùng từ 01/7/2024.
Tăng lương tối thiểu vùng lên gần 5 triệu đồng/tháng khi chốt tăng 6% lương tối thiểu vùng từ 01/7/2024? (Hình từ internet)
Mức lương tối thiểu vùng hiện nay như thế nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP quy định về mức lương tối thiểu vùng như sau:
- Quy định mức lương tối thiểu vùng theo tháng và mức lương tối thiểu vùng theo giờ đối với người lao động làm việc cho người sử dụng lao động như sau:
Vùng | Mức lương tối thiểu tháng (Đơn vị: đồng/tháng) | Mức lương tối thiểu giờ (Đơn vị: đồng/giờ) |
Vùng I | 4.680.000 | 22.500 |
Vùng II | 4.160.000 | 20.000 |
Vùng III | 3.640.000 | 17.500 |
Vùng IV | 3.250.000 | 15.600 |
- Danh mục địa bàn vùng I, vùng II, vùng III, vùng IV được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP.
Trả lương thấp hơn lương tối thiểu vùng, doanh nghiệp bị xử phạt thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm quy định về tiền lương như sau:
Vi phạm quy định về tiền lương
...
3. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi có hành vi trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định theo các mức sau đây:
a) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người lao động trở lên.
4. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi có hành vi không trả hoặc trả không đủ cùng lúc với kỳ trả lương một khoản tiền cho người lao động tương đương với mức người sử dụng lao động đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 12.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc người sử dụng lao động trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này;
b) Buộc người sử dụng lao động trả đủ khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cộng với khoản tiền lãi của số tiền đó tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt cho người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì đối với hành vi người sử dụng lao dộng là cá nhân có hành vi trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu vùng thì có thể bị xử phạt từ 20 triệu đồng đến 75 triệu đồng tùy vào số lượng người lao động bị trả lương thấp hơn lương tối thiểu vùng.
*Lưu ý: Mức xử phạt nêu trên là mức xử phạt đối với người sử dụng lao động là cá nhân vi phạm. Đối với người sử dụng lao động là tổ chức mức phạt nhân đôi theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP.
Ngoài việc bị phạt tiền, doanh nghiệp còn buộc phải trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền trả thiếu cho người lao động. Mức lãi suất sẽ được tính theo mức lãi tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm doanh nghiệp bị xử phạt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?