Tăng mạnh mức phạt đối với hành vi sản xuất, kinh doanh trái phép trong khu vực cấm, khu vực bảo vệ, vành đai an toàn của công trình quốc phòng trong năm 2022?
- Khu vực cấm, khu vực bảo vệ, vành đai an toàn của công trình quốc phòng, khu quân sự là gì?
- Đối tượng nào được đi vào khu vực cấm, khu vực bảo vệ, vành đai an toàn của công trình quốc phòng, khu quân sự?
- Xử phạt khi đi lại, cư trú bất hợp phát trong khu vực cấm, khu vực bảo vệ, vành đai an toàn của công trình quốc phòng, khu quân sự?
Khu vực cấm, khu vực bảo vệ, vành đai an toàn của công trình quốc phòng, khu quân sự là gì?
Căn cứ theo Điều 18 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 2649/1999/QĐ-BQP về khu vực cấm, khu vực bảo vệ, vành đai an toàn của công trình quốc phòng, khu quân sự như sau:
“QUY ĐỊNH QUẢN LÝ, BẢO VỆ CÔNG TRÌNH QUỐC PHÒNG VÀ KHU QUÂN SỰ
...
Điều 18. Ranh giới những CTQP – khu QS có KVC, KVBV và VĐAT được xác định theo bảng danh mục kèm theo Nghị định số 04/CP ngày 16/1/1995 của Chính phủ, nay quy định cụ thể như sau:
1. Phạm vi, ranh giới khu vực cấm được quy định bằng diện tích đất được cấp, hoặc được giao quản lý theo quyết định của cấp có thẩm quyền. Có tường rào, hàng rào, hào ngăn cách, cột mốc và biển báo, tùy theo khả năng kinh phí được đầu tư, mà lựa chọn hình thức xác định ranh giới cho phù hợp với từng CTQP – khu QS, nhưng nhất thiết phải có cột mốc và biển báo.
2. Phạm vi, ranh giới khu vực bảo vệ được xác định bằng khoảng cách và phạm vi giới hạn khác nhau, tùy theo tính chất từng CTQP – khu QS, và có cột mốc, biển báo để phân định.
a) Đối với các công trình cho hỏa lực, giới hạn trong tầm bắn có hiệu quả, tùy thuộc loại súng pháo, do đơn vị lực lượng vũ trang quản lý công trình xác định.
b) Đối với các CTQP – khu QS cất chứa vũ khí, chất nổ, xăng dấu và hóa chất khác, theo các quy định của Chính phủ và các Bộ, ngành chủ quản về khoảng cách bảo vệ an toàn các công trình nói trên.
c) Đối với các CTQP – khu QS khác, KVBV được quy định có giới hạn trong phạm vi địa giới hành chính xã, phường có CTQP – khu QS.
3. Phạm vi, ranh giới vành đai an toàn được quy định giới hạn trong địa giới hành chính xã, phường tiếp giáp với xã, phường có CTQP – khu QS.
4. Trường hợp trục giao thông liên huyện, tỉnh và quốc gia đi qua KVBV và VĐAT thì ranh giới các khu vực được tính từ mép lộ giới trở về phía có CTQP – khu QS.
5. Các đơn vị đóng quân trực tiếp, các đơn vị được giao quản lý CTQP – khu QS, có trách nhiệm cùng với UBND các cấp, xác định ranh giới KVC, theo các quy định về quản lý đất quốc phòng an ninh. Phạm vi ranh giới KVBV và VĐAT do đơn vị lực lượng vũ trang quản lý CTQP – khu QS, thống nhất với UBND cấp quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh tại thực địa bằng văn bản, kèm theo sơ đồ, bản đồ để phối hợp quản lý bảo vệ. Thống nhất quy định tỉ lệ sơ đồ, bản đồ như sau:
- Từ 1/5.000 đến 1/1.000 cho các công trình quốc phòng độc lập đơn lẻ.
- Từ 1/25.000 đến 1/10.000 cho các CTQP – khu QS.
(Khoảng cách, phạm vi giới hạn các khu vực, được quy định chi tiết trong phụ lục số 02, kèm theo Quy định này.)"
Như vậy, ranh giới của các khu vực cấm, khu vực bảo vệ, vành đai an toàn của công trình quốc phòng, khu quân sự sẽ được xác định bằng giới hạn khác nhau có thể tùy thuộc vào tính chất và vị trí địa lý.
Đối tượng nào được đi vào khu vực cấm, khu vực bảo vệ, vành đai an toàn của công trình quốc phòng, khu quân sự?
Căn cứ theo Điều 20 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 2649/1999/QĐ-BQP về đối tượng được đi vào khu vực cấm, khu vực bảo vệ, vành đai an toàn của công trình quốc phòng, khu quân sự như sau:
“Điều 20. Quy định ra vào khu vực cấm
1. Chỉ những người có trách nhiệm, được cấp có thẩm quyền cho phép mới được ra vào KVC. Theo quy định sau đây:
a. Các CTQP – khu QS loại 1 và 2 thuộc nhóm 1 và 2, cấp Bộ Quốc phòng quản lý, do Bộ Tổng Tham mưu quy định, Cục Bảo vệ An ninh xét duyệt nhân sự và cấp giấy.
b. Các CTQP – khu QS loại 1 và 2 thuộc nhóm 1 và 2, cấp Quân khu, Quân đoàn, Quân binh chủng, Bộ tư lệnh Biên phòng hoặc tương đương quản lý, do cấp Tư lệnh quy định, Phòng Bảo vệ an ninh cùng cấp xét duyệt và cấp giấy.
c. Các CTQP – khu QS loại 3 và 4 do thủ trưởng các đơn vị trực tiếp quản lý quyết định, trường hợp do tính chất công trình quan trọng thì cấp trên của đơn vị trực tiếp quản lý quy định, nhưng phải đăng ký danh sách với cơ quan BVAN cùng cấp.
2. Người ra vào KVC chỉ thực hiện những nội dung công việc đã được phê duyệt, đi lại theo sự hướng dẫn của đơn vị quản lý, trang bị đồ dùng cá nhân mang vào phải đăng ký và kiểm tra.
Cấm quay phim chụp ảnh KVC, trường hợp đặc biệt phải được sự đồng ý của cấp trên đơn vị quản lý trực tiếp cho phép và chỉ thực hiện những nội dung phục vụ công tác chuyên môn. Không đưa tin các CTQP – khu QS loại 1 và 2 trên các phương tiện thông tin đại chúng, trường hợp cần đưa tin phải được Thủ trưởng Bộ Tổng Tham mưu hoặc Thủ trưởng cấp quân khu, quân đoàn, quân binh chủng, Bộ tư lệnh Biên phòng và tương đương cho phép, cơ quan Bảo vệ an ninh cùng cấp xét duyệt về nội dung cần đưa tin.”
Như vậy, chỉ có các đối tượng có trách nhiệm và có thẩm quyền được phép ra vào mới được ra vào khu vực cấm và chỉ được thực hiện những công việc thuộc nội dung được phê duyệt, đi lại theo hướng dẫn của đơn vị quản lý.
Tăng mạnh mức phạt đối với hành vi sản xuất, kinh doanh trái phép trong khu vực cấm, khu vực bảo vệ, vành đai an toàn của công trình quốc phòng trong năm 2022?
Xử phạt khi đi lại, cư trú bất hợp phát trong khu vực cấm, khu vực bảo vệ, vành đai an toàn của công trình quốc phòng, khu quân sự?
Căn cứ theo quy định tại khoản 20 Điều 1 Nghị định 37/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt trong trường hợp đi vào khu vực cấm, khu vực bảo vệ, vành đai an toàn của công trình quốc phòng, khu quân sự theo đó:
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi cố ý vào, đi lại trong khu vực bảo vệ, vành đai an toàn của công trình quốc phòng, khu quân sự khi không được phép của cấp có thẩm quyền.
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi cố ý vào, đi lại trong khu vực cấm của công trình quốc phòng, khu quân sự khi không được phép của cấp có thẩm quyền.
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi cư trú bất hợp pháp trong khu vực cấm, khu vực bảo vệ, vành đai an toàn của công trình quốc phòng.
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, kinh doanh trái phép trong khu vực cấm, khu vực bảo vê, vành đai an toàn của công trình quốc phòng.
- Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc di dời ra khỏi khu vực cấm, khu vực bảo vệ, vành đai an toàn của công trình quốc phòng và kh quân sự đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều này.
Như vậy, hành vi cố ý đi vào của nhóm học sinh của bạn đã vi phạm quy định về cố ý đi vào khu vực cấm của khu quân sự và sẽ bị xử phạt từ 3.000.000 đến 5.000.000 đồng.
Nghị định 37/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ 22/07/2022.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản kiểm phiếu bầu cử trong Đảng là mẫu nào? Tải về Mẫu biên bản kiểm phiếu bầu cử trong Đảng?
- Mẫu biên bản ký kết thi đua dùng cho Chi bộ? Sinh hoạt chi bộ thường kỳ gồm có những nội dung gì?
- Báo cáo nghiên cứu khả thi và báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng có gì khác không?
- Thời hạn cho vay nội bộ trong hợp tác xã là bao lâu? Quy định về cho vay nội bộ trong Điều lệ hợp tác xã gồm nội dung gì?
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?