Tăng thuế GTGT từ 5% lên 10% đối với dịch vụ điện ảnh theo đề xuất mới nhất tại dự thảo Luật Thuế GTGT đúng không?
Tăng thuế GTGT từ 5% lên 10% đối với dịch vụ điện ảnh theo đề xuất mới nhất tại dự thảo Luật Thuế GTGT đúng không?
Vấn đề "tăng thuế GTGT", "Tăng thuế GTGT đối với dịch vụ điện ảnh" đang được quan tâm và thảo luận sôi nổi.
Dự kiến Quốc hội sẽ thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT) (sửa đổi) tại Kỳ họp thứ 8 nên dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng đang tiếp tục được lấy ý kiến các đại biểu Quốc hội để chỉnh lý, hoàn thiện.
Theo đó tại khoản 2 Điều 9 dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng đã bỏ quy định các hàng hóa, dịch vụ của hoạt động văn hóa, triển lãm, thể dục, thể thao, biểu diễn nghệ thuật, sản xuất phim, nhập khẩu, phát hành phim và chiếu phim được hưởng thuế suất thuế giá trị gia tăng 5%.
Đồng thời, tại khoản 3 Điều 9 dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng thì mức thuế suất 10% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ không quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều Điều 9 dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng.
Do đó, theo đề xuất mới nhất tại dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng thì sẽ bỏ quy định các hàng hóa, dịch vụ của hoạt động văn hóa, triển lãm, thể dục, thể thao, biểu diễn nghệ thuật, sản xuất phim, nhập khẩu, phát hành phim và chiếu phim được hưởng thuế suất thuế giá trị gia tăng 5% tăng lên 10%.
Tăng thuế GTGT từ 5% lên 10% đối với dịch vụ điện ảnh theo đề xuất mới nhất tại dự thảo Luật Thuế GTGT đúng không? (Hình từ internet)
Thuế suất thuế GTGT mới nhất 2024 có mấy mức?
Căn cứ tại Điều 1 Nghị định 72/2024/NĐ-CP quy định cơ sở kinh doanh tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ được áp dụng mức thuế suất thuế GTGT 8% đối với hàng hóa, dịch vụ quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định 72/2024/NĐ-CP.
Tại Điều 2 Nghị định 72/2024/NĐ-CP có quy định về hiệu lực thi hành và tổ chức thực hiện như sau:
Hiệu lực thi hành và tổ chức thực hiện
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2024 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2024.
...
Theo đó, giảm 2% thuế GTGT áp dụng từ ngày 1/7/2024 đến hết ngày 31/12/2024
Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Luật Thuế giá trị gia tăng 2008, hướng dẫn bởi Điều 9, Điều 10, Điều 11 Thông tư 219/2013/TT-BTC thì thuế suất thuế GTGT hiện nay sẽ áp dụng 4 mức thuế 0%, 5%, 8%, 10% cho đến hết năm 2024 (tức đến hết ngày 31/12/2024).
*Lưu ý:
- Trong trường hợp từ năm 2025 (tức từ 1/1/2025) nếu có chính sách tiếp tục giảm 2% thuế GTGT thì sẽ áp dụng 4 mức thuế gồm: 0%, 5%, 10% và 8% tương tự như hiện nay.
Vừa qua, Quốc hội đã công bố bản dự thảo Nghị quyết về giảm thuế giá trị gia tăng Tải về (dự thảo Nghị quyết giảm thuế GTGT 2% từ 1/1/2025 đến hết ngày 30/6/2025).
Theo đó, nếu như dự thảo Nghị quyết được thông qua thì sẽ tiếp tục giảm thuế GTGT 2% 6 tháng đầu năm từ ngày 1/1/2025 đến hết ngày 30/6/2025.
- Nếu không có chính sách giảm 2% thuế GTGT tiếp tục thì sẽ áp dụng 3 mức thuế gồm 0%, 5%, 10%.
Người nộp thuế GTGT gồm những ai?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định người nộp thuế GTGT là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT ở Việt Nam, không phân biệt ngành nghề, hình thức, tổ chức kinh doanh (sau đây gọi là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa, mua dịch vụ từ nước ngoài chịu thuế GTGT (sau đây gọi là người nhập khẩu) bao gồm:
- Các tổ chức kinh doanh được thành lập và đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp Nhà nước (nay là Luật Doanh nghiệp), Luật Hợp tác xã và pháp luật kinh doanh chuyên ngành khác;
- Các tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức sự nghiệp và các tổ chức khác;
- Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp tác kinh doanh theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (nay là Luật đầu tư); các tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động kinh doanh ở Việt Nam nhưng không thành lập pháp nhân tại Việt Nam;
- Cá nhân, hộ gia đình, nhóm người kinh doanh độc lập và các đối tượng khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu;
- Tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh tại Việt Nam mua dịch vụ (kể cả trường hợp mua dịch vụ gắn với hàng hóa) của tổ chức nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, cá nhân ở nước ngoài là đối tượng không cư trú tại Việt Nam thì tổ chức, cá nhân mua dịch vụ là người nộp thuế, trừ trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT hướng dẫn tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 219/2013/TT-BTC.
Quy định về cơ sở thường trú và đối tượng không cư trú thực hiện theo pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp và pháp luật về thuế thu nhập cá nhân.
- Chi nhánh của doanh nghiệp chế xuất được thành lập để hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế.
Ví dụ : Công ty TNHH A là doanh nghiệp chế xuất. Ngoài hoạt động sản xuất để xuất khẩu Công ty TNHH A còn được cấp phép thực hiện quyền nhập khẩu để bán ra hoặc để xuất khẩu, Công ty TNHH A phải thành lập chi nhánh để thực hiện hoạt động này theo quy định của pháp luật thì Chi nhánh hạch toán riêng và kê khai, nộp thuế GTGT riêng đối với hoạt động này, không hạch toán chung vào hoạt động sản xuất để xuất khẩu.
Khi nhập khẩu hàng hóa để thực hiện phân phối (bán ra), Chi nhánh Công ty TNHH Sanko thực hiện kê khai, nộp thuế GTGT ở khâu nhập khẩu và khi bán ra (bao gồm cả xuất khẩu), Công ty TNHH A sử dụng hóa đơn, kê khai, nộp thuế GTGT theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trái phiếu chính quyền địa phương có mệnh giá bao nhiêu? Lãi suất mua lại trái phiếu chính quyền địa phương do cơ quan nào quyết định?
- Ngày 6 tháng 12 là ngày gì? Ngày 6 tháng 12 là ngày mấy âm lịch? Ngày 6 tháng 12 là thứ mấy?
- Mẫu số 02 TNĐB Biên bản vụ việc khi giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông ra sao?
- Thời hạn lập quỹ bảo đảm nghĩa vụ thu dọn công trình dầu khí? Nhà thầu phải đóng góp bổ sung quỹ khi nào?
- Mẫu Đề án nhân sự chi ủy tại đại hội chi bộ mới nhất như thế nào? Tải mẫu? Đại hội chi bộ do ai triệu tập?