Tập trung phòng chống dịch bệnh gia súc gia cầm trong tháng 6 2024 được Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo như thế nào?
Tập trung phòng chống dịch bệnh gia súc gia cầm trong tháng 6 2024 được Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo như thế nào?
Ngày 16/6/2024, Thủ tướng Chính phủ có Công điện 59/CĐ-TTg năm 2024 tải về về việc tập trung triển khai đồng bộ, quyết liệt, có hiệu quả các giải pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm với nội dung sau:
Theo báo cáo của các cơ quan chuyên môn về thú y và các địa phương, từ đầu năm 2024 đến nay, Dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) đã xuất hiện tại 410 xã thuộc 40 tỉnh, thành phố, buộc tiêu hủy trên 17.400 con (tăng 53,74% so với cùng kỳ năm 2023); 44 xã của 13 tỉnh, thành phố đã có dịch Lở mồm long móng (LMLM); 34 tỉnh, thành phố đã phát hiện động vật nghi mắc bệnh Dại, trên 60 xã của 09 tỉnh có dịch Viêm da nổi cục (VDNC); 7 tỉnh đã xảy ra Cúm gia cầm (CGC) A/H5N1, buộc tiêu hủy trên 12.000 con gia cầm, đặc biệt đã có 01 người chết vì nhiễm vi rút CGC A/H5N1 và 01 người nhiễm vi rút CGC A/H9N2.
Nguy cơ dịch bệnh tiếp tục gia tăng mạnh trong thời gian tới, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn cung thực phẩm, chỉ số giá tiêu dùng (CPI), sức khỏe người dân và môi trường.
Để công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm kịp thời, hiệu quả, hạn chế mức thấp nhất ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất và cuộc sống của người chăn nuôi, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:
- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan có liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tập trung chỉ đạo triển khai đồng bộ, quyết liệt, có hiệu quả các giải pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm theo đúng quy định của pháp luật về Thú y, các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, nhất là các Chương trình, Kế hoạch quốc gia phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
+ Trực tiếp chỉ đạo, huy động các nguồn lực hợp pháp để xử lý dứt điểm các ổ dịch, không để phát sinh ở dịch mới, xử lý tiêu hủy động vật mắc bệnh, nghi mắc bệnh; chủ động triển khai các biện pháp, chính sách hỗ trợ người chăn nuôi bị thiệt hại do dịch bệnh theo đúng quy định của pháp luật, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp mua bán, vận chuyển động vật bệnh, vứt xác động vật chết làm lây lan dịch bệnh, ô nhiễm môi trường;
+ Tổ chức triển khai việc tiêm vắc xin phòng bệnh cho đàn vật nuôi, bảo đám đạt tối thiểu trên 80% tổng vật nuôi hiện có được tiêm phòng trong thời gian sớm nhất có thể,
+ Rà soát, điều chỉnh kế hoạch phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm của địa phương trong năm 2024 cho phù hợp với tỉnh hình thực tế; chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, chính quyền địa phương tổ chức triển khai kịp thời, có hiệu quả kế hoạch tiêm phòng cho đàn vật nuôi, đặc biệt là các bệnh CGC, Dại, DTLCP, LMLM, VDNC, Tai xanh;
+ Chỉ đạo cơ quan chuyên môn hướng dẫn người chăn nuôi tăng cường áp dụng các biện pháp vệ sinh phòng bệnh cho đản vật nuôi, tập trung các nguồn lực để tổ chức xây dựng c cơ sở, vùng chăn nuôi i an toàn dịch bệnh; chủ động xử lý dứt điểm khi dịch bệnh mới được phát hiện; xử lý nghiêm các trường hợp dầu dịch, chậm báo cáo làm lây lan dịch bệnh.
+ Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền sâu rộng bằng nhiều hình thức, nội dung phù hợp với từng đối tượng, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân về nguy cơ xảy ra dịch bệnh và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh;
+ Khẩn trương kiện toàn và tăng cường năng lực hệ thống thú y các cấp để bảo đảm các nguồn lực tổ chức triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ phòng, chống dịch bệnh động vật, ngăn chặn nhập lậu, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật;
+ Thành g lập các đoàn công tác kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống dịch bệnh động vật; xây dựng các chuỗi, vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh;
+ Chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ nếu đề xảy ra dịch bệnh gia súc, gia cầm phát sinh trên diện rộng, gây thiệt hại lớn trên địa bản quản lý.
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và các địa phương:
+ Tập trung chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc phòng, chống dịch bệnh động vật tại các địa phương; chủ động giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh, bảo đảm phát hiện sớm, cảnh báo và chỉ đạo xử lý triệt để ổ dịch, không để dịchbệnh lây lan diện rộng;
+ Phối hợp với các địa phương và các bộ, ngành có liên quan kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật qua biên giới vào Việt Nam;
+ Đôn đốc, kiểm tra các địa phương, tổ chức triển khai có hiệu quả các Chương trình, Kế hoạch quốc gia về phòng, chống dịch bệnh động vật đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
+ Phối hợp với các tổ chức quốc tế trong việc hỗ trợ kiểm soát, phân tích chuyên sâu trong công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, mở rộng quản lý dịch bệnh qua hệ thống trực tuyến.
- Bộ Y tế chỉ đạo về chuyên môn, kỹ thuật, hướng dẫn, tổ chức thực hiện,tivate kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh truyền lây giữa động vật và người.
- Bộ Công Thương tăng cường công tác quản lý thị trường, chủ động phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển, tiêu thụ động vật, sản phẩm không rõ nguồn gốc trên thị trường.
- Bộ Công an chỉ đạo các đơn vị, công an các địa phương phối hợp với lực lượng chức năng của Bộ Quốc phòng, Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và chính quyền các địa phương tăng việc ngăn chặn và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật các và trái phép động vật, sản phẩm động vật trường hợp buôn lậu, vận chuyển
- Bộ Quốc phòng chỉ đạo lực lượng Bộ đội Biên phòng phối hợp chặt chẽ với các đơn vị chức năng của các bộ, ngành và chính quyền địa phương trong việc ngăn chặn buôn lậu, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật trên tuyến biên giới;
Chỉ đạo các đơn vị phối hợp với các địa phương tổ chức thông tin, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho người dân khu vực biên giới trong công tác phòng, chống dịch, sự nguy hiểm của dịch bệnh động vật và tác hại khi buôn bán, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật không được kiểm dịch, không rõ nguồn gốc.
- Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền sâu rộng về tình hình dịch, các yếu tố nguy cơ, các biện pháp phòng chống dịch bệnh để người dân không hoang mang, chủ động áp dụng các biện pháp phòng bệnh theo hướng dẫn của ngành y tế, thú y.
- Bộ Tài chính kịp thời bố trí kinh phí phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh động vật theo đề nghị của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và đúng quy định pháp luật.
- Giao Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang trực tiếp theo dõi, chỉ đạo việc thực hiện Công điện 58/CĐ-TTg năm 2024.
Tập trung phòng chống dịch bệnh gia súc gia cầm trong tháng 6 2024 được Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo như thế nào?(Hình từ Internet)
Những loại bệnh động vật trên cạn nào phải công bố dịch?
Căn cứ Mục 1 Phụ lục 01 Ban hành kèm theo Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT được bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 24/2019/TT-BNNPTNT quy định về danh mục bệnh động vật trên cạn phải công bố dịch như sau:
- Bệnh Cúm gia cầm (thể độc lực cao và chủng vi rút có khả năng truyền lây bệnh cho người).
- Bệnh Lở mồm long móng.
- Bệnh Tai xanh ở lợn (Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn).
- Bệnh Nhiệt thán.
- Bệnh Dịch tả lợn.
- Bệnh Xoắn khuẩn.
- Bệnh Dại động vật.
- Bệnh Niu-cát-xơn.
- Bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.
Ai có nghĩa vụ, trách nhiệm trong xử lý ổ dịch bệnh động vật trên cạn?
Căn cứ Điều 25 Luật Thú y 2015 quy định những đối tượng có nghĩa vụ, trách nhiệm xử lý ổ dịch bệnh động vật trên cạn như sau:
- Người là chủ vật nuôi, chủ cơ sở chăn nuôi có nghĩa vụ xử lý ổ dịch bệnh động vật trên cạn sau đây:
+ Cách ly ngay động vật mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh;
+ Không giết mổ, mua bán, vứt động vật mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh, động vật chết, sản phẩm động vật mang mầm bệnh ra môi trường;
+ Thực hiện vệ sinh, khử trùng, tiêu độc, tiêu hủy, giết mổ bắt buộc động vật mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh, động vật chết theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y và quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
+ Cung cấp thông tin chính xác về dịch bệnh động vật theo yêu cầu của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y và nhân viên thú y cấp xã;
+ Chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Nhân viên thú y cấp xã có trách nhiệm xử lý ổ dịch bệnh động vật trên cạn sau đây:
+ Hướng dẫn chủ vật nuôi, chủ cơ sở chăn nuôi thực hiện quy định tại khoản 1 Điều 25 Luật Thú y 2015;
+ Phòng bệnh, chống dịch bệnh, chẩn đoán bệnh, chữa bệnh động vật, lấy mẫu bệnh phẩm theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y;
+ Báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã về tình hình dịch bệnh động vật.
- Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm sau đây:
+ Tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh động vật trên địa bàn;
+ Chỉ đạo nhân viên thú y cấp xã, tổ chức, cá nhân có liên quan kiểm tra, giám sát chủ vật nuôi, chủ cơ sở chăn nuôi thực hiện cách ly động vật mắc bệnh, thống kê số lượng động vật mắc bệnh, động vật mẫn cảm với bệnh dịch động vật; phối hợp với cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp huyện lấy mẫu bệnh phẩm;
+ Tổ chức phòng bệnh bằng vắc-xin, chống dịch bệnh, chữa bệnh động vật theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y;
+ Quyết định, và chỉ đạo tiêu hủy động vật trong ổ dịch bệnh động vật; vệ sinh, khử trùng, tiêu độc khu vực chăn nuôi, giết mổ, buôn bán động vật, sản phẩm động vật;
+ Tổ chức việc kiểm soát vận chuyển động vật, sản phẩm động vật ra, vào ổ dịch bệnh động vật.
- Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm sau đây:
+ Bố trí kinh phí xử lý ổ dịch bệnh động vật;
+ Yêu cầu cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp huyện, chỉ đạo các phòng, ban, ngành có liên quan xác định ổ dịch bệnh động vật, thông báo trên phương tiện truyền thông của địa phương và hướng dẫn thực hiện các biện pháp vệ sinh thú y trong chăn nuôi, giết mổ, vận chuyển, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật;
+ Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện quy định tại khoản 3 Điều 25 Luật Thú y 2015.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp dưới và các sở, ban, ngành có liên quan thực hiện xử lý ổ dịch bệnh động vật, bố trí kinh phí, hỗ trợ chủ vật nuôi, chủ cơ sở chăn nuôi có động vật bị tiêu hủy.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn các cách nộp lệ phí môn bài 2025? Nộp lệ phí môn bài online năm 2025 như thế nào?
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?