Tàu cá không có Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật hoặc Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật đã hết hạn khi hoạt động bị phạt bao nhiêu tiền?
Tàu cá không có Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật hoặc Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật đã hết hạn khi hoạt động bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ tại Điều 33 Nghị định 38/2024/NĐ-CP quy định phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định về bảo đảm an toàn kỹ thuật tàu cá như sau:
Vi phạm quy định về bảo đảm an toàn kỹ thuật tàu cá
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không mang Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá khi hoạt động theo quy định.
2. Phạt tiền đối với hành vi không trang bị hoặc trang bị không đầy đủ trang thiết bị an toàn tàu cá theo các mức phạt sau:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm trên tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 12 mét;
b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm trên tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 12 mét đến dưới 15 mét;
c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm trên tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét đến dưới 24 mét;
d) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm trên tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24 mét trở lên.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không có Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá hoặc Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá đã hết hạn khi hoạt động đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 12 mét đến dưới 15 mét.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không có Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá hoặc Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá đã hết hạn khi hoạt động đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét đến dưới 24 mét.
5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không có Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá hoặc Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá đã hết hạn khi hoạt động đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24 mét trở lên.
Như vậy, hành vi không có Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá hoặc Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá đã hết hạn khi hoạt động đối với tàu cá sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng, tùy thuộc vào chiều dài của tàu cá.
Lưu ý: Mức phạt trên áp dụng với cá nhân vi phạm trong lĩnh vực thủy sản, mức phạt đối với tổ chức có hành vi vi phạm tương ướng gấp 02 lần mức phạt của cá nhân. (Theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 38/2024/NĐ-CP).
Do đó, tổ chức có tàu cá hoạt động mà không có Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá hoặc Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá đã hết hạn khi hoạt động đối với tàu cá có thể bị phạt tiền lên đến 80.000.000 đồng.
Ngoài ra, Điều 33 Nghị định 38/2024/NĐ-CP còn quy định phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không mang Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá khi hoạt động theo quy định đối với cá nhân vi phạm (đối với tổ chức thì phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng).
Tàu cá không có Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật hoặc Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật đã hết hạn khi hoạt động bị phạt bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)
Nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá đến cơ quan nào?
Theo tiết 1.6 tiểu mục 1 Mục C Phần II Thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung lĩnh vực thủy sản thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành kèm theo Quyết định 676/QĐ-BNN-TCTS năm 2022 như sau:
Tên thủ tục: Cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá
...
1.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Cơ sở đăng kiểm tàu cá.
1.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Biên bản kiểm tra kỹ thuật tàu cá theo Mẫu số 04a.BĐ đến Mẫu số 04n.BĐ Phụ lục XV ban hành kèm theo Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT; Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá theo Mẫu số 05.BĐ Phụ lục XV ban hành kèm theo Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT; Sổ đăng kiểm tàu cá đối với trường hợp kiểm tra đóng mới, lần đầu theo Mẫu số 06.BĐ Phụ lục XV ban hành kèm theo Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT.
...
Theo đó, cơ sở đăng kiểm tàu cá là nơi thực hiện thủ tục đề nghị cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá.
Những đối tượng nào bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản?
Căn cứ tại Điều 2 Nghị định 38/2024/NĐ-CP quy định các đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản như sau:
- Tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài (sau đây viết chung là tổ chức, cá nhân) thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định 38/2024/NĐ-CP.
- Tổ chức là đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Nghị định 38/2024/NĐ-CP, bao gồm:
+ Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020, Luật Đầu tư 2020 gồm:
++ Doanh nghiệp tư nhân
++ Công ty cổ phần
++ Công ty trách nhiệm hữu hạn
++ Công ty hợp danh
++ Tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài đầu tư kinh doanh tại Việt Nam;
+ Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật Hợp tác xã 2023 gồm:
++ Hợp tác xã
++ Liên hiệp hợp tác xã,
- Tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp;
- Đơn vị sự nghiệp và các tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
- Hộ kinh doanh phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật, hộ gia đình, chủ tàu cá thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định 38/2024/NĐ-CP bị xử phạt vi phạm như đối với cá nhân.
Như vậy, các tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Nghị định 38/2024/NĐ-CP thì bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức cho vay nội bộ tối đa của hợp tác xã là bao nhiêu? Lãi suất áp dụng đối với khoản nợ vay quá hạn thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ chiến sỹ Công an nhân dân mới nhất? Hướng dẫn cách viết bản nhận xét?
- Cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm các thông tin nào? Phân loại thông tin trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng?
- Hướng dẫn điền mẫu bản kê khai tài sản thu nhập bổ sung dành cho cán bộ, công chức? Tải mẫu bản kê khai bổ sung?
- Thông tư 50 2024 quy định ngân hàng không gửi tin nhắn SMS thư điện tử có chứa link cho khách hàng từ ngày 1 1 2025?