Tẩy xóa, sửa chữa Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón thì cá nhân, tổ chức bị phạt ra sao?
- Tẩy xóa, sửa chữa Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón thì cá nhân, tổ chức bị bao nhiêu tiền?
- Biện pháp khắc phục hậu quả khi tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung ghi trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón là gì?
- Khi nào áp dụng quy định mới tại Nghị định 31/2023/NĐ-CP có hiệu lực?
Tẩy xóa, sửa chữa Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón thì cá nhân, tổ chức bị bao nhiêu tiền?
Căn cứ Nghị định 31/2023/NĐ-CP quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo từng chức danh đối với từng hành vi vi phạm hành chính về Trồng trọt.
Tại khoản 6 Điều 21 Nghị định 31/2023/NĐ-CP có quy định như sau:
Vi phạm quy định về sản xuất phân bón
...
6. Phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định về Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón, cụ thể như sau:
a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung ghi trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón;
b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không nộp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền;
c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất phân bón không đúng loại phân bón, dạng phân bón được ghi trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón;
d) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất phân bón không đúng địa điểm trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón;
đ) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất phân bón khi không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón hoặc Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón đã hết hạn hoặc bị tước quyền sử dụng hoặc bị thu hồi.
Đồng thời, căn cứ quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền tại Điều 5 Nghị định 31/2023/NĐ-CP như sau:
Quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền
1. Mức phạt tiền tối đa cho một hành vi vi phạm hành chính về trồng trọt (trừ phân bón) đối với cá nhân là 50.000.000 đồng.
2. Mức phạt tiền tối đa cho một hành vi vi phạm hành chính về phân bón đối với cá nhân là 100.000.000 đồng.
3. Mức phạt tiền quy định tại chương II, chương III của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức có cùng một hành vi vi phạm hành chính gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
4. Thẩm quyền phạt tiền của các chức danh quy định tại chương IV của Nghị định này là thẩm quyền phạt tiền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Thẩm quyền phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân
Kết hợp các quy định nêu trên thì hành vi tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung ghi trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón thì cá nhân, tổ chức bị phạt như sau:
- Đối với cá nhân vi phạm: Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 15 triệu đồng.
- Đối với tổ chức vi phạm: Phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng.
Tẩy xóa, sửa chữa Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón thì cá nhân, tổ chức bị phạt ra sao? (Hình từ Internet)
Biện pháp khắc phục hậu quả khi tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung ghi trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón là gì?
Căn cứ quy định tại khoản 10 Điều 21 Nghị định 31/2023/NĐ-CP như sau:
Vi phạm quy định về sản xuất phân bón
...
10. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thu hồi phân bón để thử nghiệm lại đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 4 Điều này;
b) Buộc nộp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 6 Điều này cho cơ quan, người có thẩm quyền đã cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón;
c) Buộc tiêu hủy đối với phân bón do thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 6 Điều này;
d) Buộc tiêu hủy đối với phân bón không có Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam hoặc phân bón có Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam hết hiệu lực hoặc khi đã bị hủy bỏ Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam đối với hành vi quy định tại các khoản 7 và 8 Điều này;
đ) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại các khoản 7 và 8 Điều này.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì biện pháp khắc phục hậu quả khi tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung ghi trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón là tổ chức, cá nhân vi phạm phải nộp lại Giấy chứng nhận cho cơ quan, người có thẩm quyền đã cấp.
Khi nào áp dụng quy định mới tại Nghị định 31/2023/NĐ-CP có hiệu lực?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 39 Nghị định 31/2023/NĐ-CP về hiệu lực thi hành như sau:
Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28 tháng 7 năm 2023.
...
Như vậy, theo nội dung quy định nêu trên thì quy định mới được áp dụng từ ngày 28/7/2023.
Nghị định 31/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 28/7/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?