TCVN 12314-2:2022 về bình chữa cháy tự động kích hoạt? Yêu cầu kỹ thuật chung về bình chữa cháy tự động kích hoạt ra sao?

Cho tôi hỏi về TCVN 12314-2:2022 về Phòng cháy chữa cháy? Yêu cầu kỹ thuật chung về bình chữa cháy tự động kích hoạt ra sao? - Câu hỏi của chú G.T (Mộc Châu).

Phạm vi áp dụng TCVN 12314-2:2022 về Phòng cháy chữa cháy ra sao?

Tiêu chuẩn TCVN 12314-2:2022 do Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ biên soạn, Bộ Công an đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Tiêu chuẩn này qui định các yêu cầu kỹ thuật, phương pháp thử và yêu cầu lắp đặt đối với bình khí chữa cháy tự động kích hoạt được kích hoạt bằng tác động nhiệt.

Theo đó, tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa như sau:

- Bình khí chữa cháy tự động kích hoạt (Automatic activated fire extinguisher)

Thiết bị gồm bình chứa khí chữa cháy và các bộ phận khác có liên quan tự động xả khí chữa cháy khi có tác động của nhiệt độ vượt quá ngưỡng tác động kích hoạt của bộ phận cảm biến nhiệt (gọi tắt là bình khí).

- Cụm van (Container valve)

Cụm van được lắp đặt ở vị trí đầu bình chứa khí chữa cháy có tác dụng giữ khí chữa cháy trong bình và xả khí chữa cháy khi được kích hoạt. Cụm van có thể gồm đầu phun, bộ phận cảm biến nhiệt và van xả áp an toàn.

TCVN 12314-2:2022 về bình chữa cháy tự động kích hoạt? Yêu cầu kỹ thuật chung về bình chữa cháy tự động kích hoạt ra sao?

TCVN 12314-2:2022 về bình chữa cháy tự động kích hoạt? Yêu cầu kỹ thuật chung về bình chữa cháy tự động kích hoạt ra sao? (Hình từ Internet)

Yêu cầu kỹ thuật chung về bình chữa cháy tự động kích hoạt ra sao?

Căn cứ tiểu mục 4.1 Mục 4 Tiêu chuẩn TCVN 12314-2:2022 như sau:

Yêu cầu kỹ thuật
4.1 Yêu cầu chung
4.1.1 Bình khí khi thử nghiệm theo Phụ lục B phải đáp ứng các yêu cầu sau:
4.1.1.1 Phải giải phóng chất khí chữa cháy một cách hiệu quả ngay sau khi thiết bị chữa cháy được kích hoạt. Thời gian xả khí không quá 10 s đối với khí chữa cháy hoá lỏng, và không quá 60 s với khí chữa cháy không hoá lỏng.
4.1.1.2 Hiệu suất phun xả của chất khí chữa cháy phải đạt tối thiểu 95% lượng khí chứa trong bình.
4.1.1.3 Các cốc n-heptan thử nghiệm phải được dập tắt trong vòng 30 s sau khi kết thúc phun xả chất khí chữa cháy. Xác định diện tích bảo vệ tối đa căn cứ theo kết quả của thử nghiệm theo phụ lục B.
4.1.2 Bình khí phải đảm bảo khả năng hoạt động tự động theo phép thử tại Phụ lục C, cụ thể như sau:
4.1.2.1 Bình khí chữa cháy tự động được lắp đặt trong mô hình thử nghiệm phải kích hoạt xả khí trong vòng 90 s sau khi đốt lửa. Xác định chiều cao lắp đặt tối đa căn cứ theo kết quả của thử nghiệm theo Phụ lục C.
4.1.2.2 Bình khí, cụm van đầu bình không bị biến dạng hoặc hư hỏng. Chất khí chữa cháy không bị rò rỉ trước khi bộ cảm biến nhiệt hoạt động.
4.1.2.3 Van an toàn không bị kích hoạt.
4.1.3 Lượng khí chữa cháy sử dụng phải đảm bảo nồng độ chữa cháy, đồng thời không vượt quá nồng độ có thể gây nguy hiểm cho người được quy định trong các phần tương ứng của TCVN 7161 (ISO 14520).
4.1.4 Trường hợp có nhiều bình kết nối với nhau thì phải đảm bảo yêu cầu về thời gian xả khí và hiệu suất phun xả theo quy định tại 4.1.1.
Ghi chú: Các bình khí có cùng quy cách có thể kết nối với nhau để đảm bảo hiệu quả chữa cháy cho một khu vực bảo vệ.
4.1.5 Bình chứa khí hoặc cụm van phải được trang bị van xả áp an toàn. Van an toàn phải làm việc tại mức áp suất 1,1 đến 1,3 lần áp suất làm việc lớn nhất của bình khí (Q).
CHÚ THÍCH: Q - áp suất làm việc lớn nhất của bình khí, là áp suất của bình khí tại nhiệt độ làm việc của bộ phận cảm biến, được xác định theo đồ thị nhiệt độ/áp suất đối với các loại khí chữa cháy (được quy định trong các phần tương ứng của TCVN 7161).

Như vậy, bình chữa cháy tự động kích hoạt phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật chung nêu trên.

Yêu cầu lắp đặt bình chữa cháy tự động kích hoạt thế nào?

Căn cứ Mục 5 Tiêu chuẩn TCVN 12314-2:2022 khi lắp đặt bình chữa cháy tự động kích hoạt phải đáp ứng các yêu cầu sau:

(1) Bình khí chỉ áp dụng đối với các khu vực thường không có người và phải đảm bảo các yêu cầu về sự phù hợp của chất khí chữa cháy với chất cháy.

(2) Bình khí được dùng để chữa cháy trong khu vực được bao che kín hoặc các thiết bị có sẵn cấu kiện bao che vây quanh đảm bảo thời gian duy trì nồng độ dập tắt theo quy định tại TCVN 7161-1.

(3) Bình khí chữa cháy tự động kích hoạt phải được lắp đặt phù hợp với các thông số kỹ thuật theo công bố của nhà sản xuất và được thử nghiệm theo quy định của tiêu chuẩn này. Bình khí có thể được lắp trong khu vực bảo vệ, Bình khí không yêu cầu phải có cơ cấu kích hoạt bằng tay.

(4) Bình khí phải được lắp đặt trong các giới hạn về thông số kỹ thuật theo công bố của nhà sản xuất:

- Độ cao lắp đặt.

- Diện tích bao phủ của đầu phun chữa cháy.

- Khoảng cách giữa các bình khí trong hệ thống (nếu có).

(5) Đầu phun xả khí có thể gắn kèm trên cụm van hoặc lắp đặt cách bình khí trong giới hạn đã được kiểm định. Khoảng cách đầu phun xả khí đến trần khu vực bảo vệ không quá 300 mm.

(6) Chiều cao lắp đặt tối đa của bộ phận cảm biến nhiệt theo công bố của nhà sản xuất nhưng không cao quá 9 m, khoảng cách từ bộ phận cảm biến nhiệt đến trần của khu vực bảo vệ phải đảm bảo khoảng cách từ 0,08 m - 0,4 m.

Khoảng cách tối đa giữa các bộ phận cảm biến nhiệt theo bảng sau:

Khu vực có trần bằng phẳng

Khu vực có trần được phân đoạn bằng dầm, xà... có độ sâu > 300 mm

Bán kính bảo vệ của bộ phận cảm biến

≤ 5,1 m

≤ 3,6 m

(7) Khung treo, giá đỡ bình khí phải được làm bằng vật liệu không cháy, gắn cố định và có khả năng chịu được phản lực sinh ra khi bình xả khí (các loại quang treo, móc treo không có khả năng cố định bình khí thì không được chấp nhận). Áp suất làm việc lớn nhất của bình khí phải phù hợp với các loại khí chữa cháy được quy định trong các phần tương ứng của TCVN 7161.

Phòng cháy chữa cháy Tải trọn bộ các quy định về Phòng cháy chữa cháy hiện hành
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Chủ đầu tư có được yêu cầu nhà thầu cung cấp hồ sơ năng lực phòng cháy chữa cháy?
Pháp luật
Hướng dẫn Công an nhân dân khám nghiệm hiện trường vụ cháy theo Thông tư 88 thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với hộ gia đình được quy định như thế nào?
Pháp luật
Hướng dẫn xác định thủ tục, đơn vị chủ trì xác minh, giải quyết vụ cháy từ 15/1/2025 như thế nào?
Pháp luật
Nhiệm vụ tại hiện trường của Công an nhân dân khi xảy ra vụ cháy từ ngày 15/1/2025 như thế nào?
Pháp luật
Hướng dẫn xác định sơ bộ thiệt hại về người và tài sản khi có xảy ra vụ cháy theo Thông tư 88 như thế nào?
Pháp luật
Mẫu Biên bản vụ cháy 2025 mới nhất? Tải mẫu Biên bản vụ cháy 2025 ở đâu? Hướng dẫn lập biên bản vụ cháy ra sao?
Pháp luật
Hồ sơ xác minh, giải quyết vụ cháy từ 15/1/2025 của CAND gồm những gì? Nhiệm vụ của CAND tại hiện trường vụ cháy ra sao?
Pháp luật
Hướng dẫn CAND thu thập và xử lý tài liệu liên quan đến vụ cháy theo Thông tư 88 như thế nào?
Pháp luật
Thông tư 88/2024 về phân công trách nhiệm phối hợp xác minh, giải quyết vụ cháy trong Công an nhân dân ra sao?
Pháp luật
Chỉ đạo giải quyết, khắc phục hậu quả vụ cháy quán cà phê tại số 258 Phạm Văn Đồng, Hà Nội theo Công văn 4277 thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phòng cháy chữa cháy
Đặng Phan Thị Hương Trà Lưu bài viết
2,137 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phòng cháy chữa cháy

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Phòng cháy chữa cháy

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào