TCVN 12635-5:2021 mốc giới hành lang kỹ thuật công trình khí tượng thủy văn như thế nào? Yêu cầu về mốc đo đạc cơ sở chuyên ngành khí tượng thủy văn như thế nào?
Yêu cầu về mốc đo đạc cơ sở chuyên ngành khí tượng thủy văn như thế nào?
Tại tiểu mục 4.1 Mục 4 TCVN 12635-5:2021 có nêu rõ yêu cầu về mốc đo đạc cơ sở chuyên ngành khí tượng thủy văn như sau:
(1) Đảm bảo đúng quy cách, hình dạng, kích thước
Mốc được đúc bằng bê tông, phải đáp ứng TCVN 6025:1995 có gắn dấu mốc bằng sứ và phải được đúc nắp đậy, xây tường vây để bảo vệ, kích thước như sau:
- Chiều cao 60 cm (trong đó chiều cao từ mặt mốc đến đế mốc 40 cm), mặt mốc hình vuông 30 cm x 30 cm, đáy mốc hình vuông 40 cm x 40 cm, đế mốc cao 20 cm, hình vuông 70 cm x 70 cm;
- Nắp mốc có chiều cao tối thiểu 10 cm, hình vuông 10 cm x 10 cm;
- Xây hoặc đổ bê tông trực tiếp phải đáp ứng TCVN 6025:1995, cao trên mặt đất 20cm, sâu dưới mặt đất 30 cm, bề mặt tường vây rộng 20 cm.
Tham chiếu tại A.2.8 Phụ lục A.
(2) Phông chữ, kích cỡ, lực nét, nội dung
- Phông chữ ghi trên mặt mốc, tường vây
Phông chữ theo quy định tại Điều 12.3.2 TCVN 12635-5:2021
- Kích cỡ, lực nét
+ Các chữ, số được khắc chìm trên mặt tường vây và mặt mốc.
+ Chữ “BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG - TỔNG CỤC KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN” và chữ “MỐC QUỐC GIA - NGHIÊM CẤM PHÁ HOẠI”.
+ Quay về hướng Bắc; cao 4 cm; rộng 2,5 cm; lực nét 0,8 cm; khắc sâu 0,5 cm.
+ Các chữ khác trên mặt tường vây còn lại đều có kích thước: Cao 3 cm; rộng 2 cm; lực nét 0,5 cm; khắc sâu 0,5 cm.
+ Ghi địa danh, tên trạm và tháng, năm xây dựng mốc.
+ Ký hiệu: Ký hiệu (III) là cấp hạng của mốc; ghi mốc đo đạc cơ sở chuyên ngành, tiếp theo là ký hiệu về cấp hạng, viết tắt chuyên môn khí tượng thủy văn, tuyến đo và số thứ tự của mốc.
+ 01 là số thứ tự của mốc.
+ Các chữ trên mặt mốc, cách mép ngoài 1,5 cm (tối thiểu cách tâm mốc 5 cm): Cao 2,5 cm (tối thiểu cao 2 cm); rộng 2 cm (tối thiểu rộng 1,5 cm); lực nét 0,5 cm; khắc sâu 0,5 cm;
+ Khi giảm kích thước cỡ chữ phải giảm đồng bộ tất cả các chữ trên mặt mốc.
- Nội dung ghi trên mặt mốc, tường vây
+ Trên mặt tường vây ghi các thông tin về cơ quan quản lý mốc, số hiệu điểm, thời gian (tháng, năm) chôn mốc ở 2 cạnh Bắc, Nam (Đông và Tây).
+ Thông tin về cơ quan quản lý mốc và số hiệu điểm địa chính ghi ở cạnh phía Bắc của tường vây.
+ Thông tin về địa danh, tên trạm, thời gian chôn mốc ghi ở cạnh phía Đông của tường vây.
+ Thông tin về loại mốc, số hiệu mốc ghi ở cạnh phía Tây của tường vây.
+ Chữ viết và số ghi trên mặt mốc và tường vây quay về hướng Bắc.
TCVN 12635-5:2021 mốc giới hành lang kỹ thuật công trình khí tượng thủy văn như thế nào? Yêu cầu về mốc đo đạc cơ sở chuyên ngành khí tượng thủy văn như thế nào? (Hình từ Internet)
Yêu cầu về mốc giới, biển đảo hành lang kỹ thuật công trình khí tượng thủy văn như thế nào?
Tại tiểu mục 4.2 Mục 4 TCVN 12635-5:2021 có nêu rõ yêu cầu về mốc giới, biển đảo hành lang kỹ thuật công trình khí tượng thủy văn như sau:
(1) Quy định chung
- Mốc giới, biển báo, báo hiệu chỉ thành lập khi có đầy đủ hồ sơ và xây dựng, lắp đặt tại thực địa trên cơ sở đáp ứng yêu cầu kỹ thuật tại tiêu chuẩn này và các quy định khác có liên quan.
- Đảm bảo đúng quy cách, hình dạng quy định tại Điều 10.1, kích thước quy định tại Điều 10.2 và Điều 10.3, tham chiếu tại A.2.8.2 Phụ lục A TCVN 12635-5:2021
- Số lượng tham chiếu tại A.1.1, A.1.2 đến A.1.8 Phụ lục A; hình dạng, kích thước, nội dung, vị trí ghi chữ và số tham chiếu tại A.2.8.2 và A.2.8.3 Phụ lục A, tham khảo Phụ lục B TCVN 12635-5:2021
(2) Mốc giới, biển báo, báo hiệu phạm vi hành lang kỹ thuật các công trình khí tượng thủy văn
Triển khai mốc giới, biển báo, báo hiệu trên thực địa phải tùy thuộc vào điều kiện thực tế địa hình, địa vật để lựa chọn số lượng ở mức tối thiểu, được phép tăng dầy số điểm mốc giới, biển báo, báo hiệu bằng điểm tọa độ, độ cao quốc gia (mốc giới phi vật thể) trên đường ranh giới, đường chỉ giới và thể hiện đầy đủ trong hồ sơ cắm mốc giới, cụ thể như sau:
- Điểm mốc giới công trình: Trên đường bao trong hoặc ngoài chân công trình thuộc phạm vi hành lang kỹ thuật công trình khí tượng thủy văn tối thiểu phải đảm bảo 1,0 m/điểm;
- Điểm mốc ranh giới, mốc chỉ giới trên đường ranh giới: Trên cơ sở bản đồ tương ứng với tỷ lệ từ 1:500 đến 1:1000, đường ranh giới phạm vi hành lang kỹ thuật công trình khí tượng thủy văn 50 m, tối thiểu từ 3,0 m đến 5,0 m bố trí một điểm mốc giới;
- Điểm mốc ranh giới, mốc chỉ giới: Trên cơ sở bản đồ tương ứng với tỷ lệ từ 1:1000 đến 1:2000, tại đường ranh giới, đường chỉ giới phạm vi hành lang kỹ thuật công trình khí tượng thủy văn 100 m, tối thiểu từ 5,0 m đến 10,0 m bố trí một điểm mốc giới.
(3) Các vị trí đặc biệt
- Khi xác định vị trí mốc giới, biển báo nằm trong hiện trạng công trình (ví dụ nhà, công trình khác) của địa phương: Được phép xác định vị trí mốc tham chiếu để thay thế.
- Tại các vị trí xây dựng các mốc giới có khả năng để tuyên truyền: Được phép lồng ghép xen kẽ các loại mốc ranh giới, mốc chỉ giới hoặc biển cám, biển hạn chế đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế và tiết kiệm hiệu quả. Tối đa mỗi công trình lồng ghép không quá hai loại biển báo.
- Báo hiệu chiều cao công trình tháp ra đa thời tiết: Thực hiện lắp đặt khi các công trình trạm nằm trong phạm vi quản lý độ cao chướng ngại vật hàng không và các trận địa quản lý, bảo vệ vùng trời tại Việt Nam.
Yêu cầu về phạm vi hành lang kỹ thuật công trình khí tượng thủy văn như thế nào?
Tại tiểu mục 4.3 Mục 4 TCVN 12635-5:2021 có nêu rõ yêu cầu về phạm vi hành lang kỹ thuật công trình khí tượng thủy văn như sau:
Trong phạm vi hành lang kỹ thuật công trình khí tượng thủy văn phải cắm mốc giới, biển báo, biển chỉ dẫn cảnh báo, biển hạn chế, biển cấm và báo hiệu; đo đạc xác định vị trí mốc giới và các nội dung có liên quan, đảm bảo định tính, định lượng đầy đủ về khoảng cách và giới hạn vùng đất, vùng nước, khoảng không gian bằng văn bản, bản đồ, báo cáo để lưu hồ sơ, như sau:
- Chiều cao xây dựng tối đa của công trình, nhà cao tầng, cây lâu năm và các hoạt động khác gây ảnh hưởng đến đến quá trình đo đạc và các hoạt động quan trắc tại công trình khí tượng thủy văn. Tham chiếu Phụ lục A TCVN 12635-5:2021
- Trong phạm vi hành lang kỹ thuật công trình khí tượng thủy văn hiện có, thành lập mới và di chuyển không được xây dựng công trình, nhà cao tầng, trồng cây lâu năm che chắn công trình, đắp đập, đào bới lòng sông hoặc hai bên bờ, lấy nước, xả nước, neo đậu các phương tiện vận tải hoặc thực hiện các hoạt động khác làm thay đổi tính đại diện của nơi quan trắc.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 50 2024 quy định ngân hàng không gửi tin nhắn SMS thư điện tử có chứa link cho khách hàng từ ngày 1 1 2025?
- Thông tư 36/2024 quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và hoạt động của bến xe, bãi đỗ xe thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất? Cách viết bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất chi tiết?
- Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng bao gồm các thông tin nào về dự án đầu tư xây dựng?
- Đu trend nhìn lên bầu trời sẽ thấy vì tinh tú có bị xử phạt hành chính không? Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?