TCVN 13457-1:2022: Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử đối với chất phụ gia khi thực hiện phòng cháy chữa cháy?

Tôi muốn hỏi về vấn đề phòng cháy chữa cháy, chất chữa cháy gốc nước. Phòng cháy chữa cháy, chất chữa cháy gốc nước là gì? Phương pháp thử đối với chất phụ gia đòi hỏi những kỹ thuật gì? Tôi xin cảm ơn!

Tài liệu viện dẫn phòng cháy chữa cháy, chất chữa cháy gốc nước gồm những gì?

Căn cứ theo quy định tại Mục 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13457-1:2022 thì tài liệu viện dẫn phòng cháy chữa cháy, chất chứa gốc nước được quy định như sau:

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với tài liệu có ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu, đối với tài liệu không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có):

- TCVN 1595-1 (ISO 7619-1) Cao su lưu hóa hoặc nhiệt dẻo - Xác định độ cứng ấn lõm - Phần 1: Phương pháp sử dụng thiết bị đo độ cứng (Độ cứng Shore);

- TCVN 3753 (ASTM D 97-11) Sản phẩm dầu mỏ - Phương pháp xác định điểm đông đặc;

- TCVN 4878 (ISO 3941) Phòng cháy và chữa cháy - Phân loại cháy;

- TCVN 5689:2018 Nhiên liệu điêzen (DO) - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử;

- TCVN 6492 (ISO 10523) Chất lượng nước - Xác định pH;

- TCVN 6776:2018 Xăng không chì - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử

- TCVN 7026 (ISO 7165) Chữa cháy - Bình chữa cháy xách tay - Tính năng và cấu tạo;

- TCVN 7278-1 (ISO 7302-1) Chất chữa cháy - Chất tạo bọt chữa cháy - Phần 1: yêu cầu kỹ thuật đối với chất tạo bọt chữa cháy độ nở thấp dùng phun lên bề mặt chất lỏng cháy không hòa tan được với nước;

- TCVN 7278-2 (ISO 7203-2) Chất chữa cháy - Chất tạo bọt chữa cháy - Phần 2: yêu cầu kỹ thuật đối với chất tạo bọt chữa cháy độ nở trung bình và cao dùng phun lên bề mặt chất lỏng không hòa tan được với nước;

- TCVN 7278-3 (ISO 7203-3) Chất chữa cháy - Chất tạo bọt chữa cháy - Phần 3: Yêu cầu kỹ thuật đối với chất tạo bọt chữa cháy độ nở thấp dùng phun lên bề mặt chất lỏng cháy hoà tan được với nước;

- TCVN 7336 Phòng cháy chữa cháy- Hệ thống Sprinkler tự động- Yêu cầu thiết kế và lắp đặt;

- TCVN 7498 (ASTM D 92 - 02B) Bi tum - Phương pháp xác định điểm chớp cháy và điểm cháy bằng thiết bị thử cốc hở Cleveland;

- TCVN 8286-1 (ISO 7539-1) Ăn mòn kim loại và hợp kim - Thử ăn mòn ứng suất - Phần 1: Hướng dẫn chung về phương pháp thử;

- ISO 2592 Petroleum and related products - Determination of flash and fire points - Cleveland open cup method (Dầu mỏ và các sản phẩm liên quan - Xác định điểm chớp cháy và cháy - Phương pháp cốc hở Cleveland)

- NFPA 1901 Standard for Automotive Fire Apparatus (Tiêu chuẩn cho thiết bị trên ô tô chữa cháy);

- ANSI/UL 300 Standard for Fire Testing of Fire Extinguishing Systems for Protection of Commercial Cooking Equipment (Thử nghiệm hệ thống chữa cháy để bảo vệ các thiết bị nấu ăn);

- ANSI/UL 711/ CAN/ULC S508 Rating and Fire Testing of Fire Extinguishers (Đánh giá và thử nghiệm bình chữa cháy xách tay);

- NACE TM 0169/ASTM G31-21 Standard Guide for Laboratory Immersion Corrosion Testing of Metals (Hướng dẫn tiêu chuẩn để kiểm tra độ ăn mòn khi ngâm trong phòng thí nghiệm của kim loại);

- ASTM D2240 - 15 Standard Test Method for Rubber Property - Durometer Hardness (Tiêu chuẩn phương pháp thử nghiệm độ cứng cao su - sử dụng máy đo độ cứng);

- UL 162 Standard for Foam Equipment and Liquid Concentrates (Tiêu chuẩn thiết bị tạo bọt và chất tạo bọt).

Như vậy, tài liệu viện dẫn phòng cháy chữa cháy, chất chữa cháy gốc nước được quy định như trên.

Phòng cháy chữ cháy, chất chữa cháy gốc nước là gì? Phương pháp thử đối với chất phụ gia đòi hỏi những kỹ thật gì?

TCVN 13457-1:2022: Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử đối với chất phụ gia khi thực hiện phòng cháy chữa cháy?

Các định nghĩa đối với phòng cháy chữa cháy, chất chứa gốc nước gồm những gì?

Theo quy định tại Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13457-1:2022 thì các thuật ngữ và định nghĩa như sau:

Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa về phân loại đám cháy nêu trong TCVN 4878 và các các thuật ngữ và định nghĩa sau:

- Khả năng phân hủy sinh học (biodegradability)

+ Khả năng phân hủy các chất hữu cơ thông qua tác động của vi sinh vật.

- Chất lỏng cháy được (flammable liquid)

+ Chất lỏng, hoặc hỗn hợp các chất lỏng, hoặc chất lỏng có chứa chất rắn hòa tan hay dạng huyền phù (ví dụ như sơn, vec-ni, sơn mài, v.v... nhưng không bao gồm các chất được phân loại theo cách khác dựa vào đặc tính nguy hiểm của chúng) tạo ra hơi cháy được ở nhiệt độ không quá 60,5°C khi tiến hành thử bằng thiết bị cốc kín, hoặc không quá 65,6°C khi tiến hành thử bằng thiết bị cốc hở, thường được coi là điểm chớp cháy.

- Chất lỏng dễ cháy (combustible liquid)

+ Các chất lỏng, ngoại trừ chất lỏng cháy được, có điểm chớp cháy và điểm cháy nhỏ hơn điểm sôi.

CHÚ THÍCH: Điểm sôi là điểm mà tại đó không thể tiếp tục đạt được tốc độ tăng nhiệt độ theo ISO 2592 đối với việc xác định điểm cháy.

- Nồng độ (concentration)

+ Tỷ lệ chất tan có trong dung dịch hoặc hàm lượng chất không tan phân tán trong dung dịch hoặc hỗn hợp. Thông thường, người ta hay sử dụng nồng độ % (số gam chất tan trong 100 gam dung dịch).

VÍ DỤ: Dung dịch chất phụ gia chữa cháy loại 3%, được trộn theo tỷ lệ 3g chất phụ gia với 97g nước trong 100g dung dịch.

- Thiết bị phun (discharge device)

+ Thiết bị được thiết kế để phun nước hoặc dung dịch chất chữa cháy trong một mô hình định trước (thiết bị có thể cố định hoặc điều chỉnh được).

VÍ DỤ: Hệ thống Sprinkler, Drencher hoặc các lăng chữa cháy,...

- Bộ trộn (ejector)

+ Thiết bị sử dụng nguyên lý Venturi để đưa chất phụ gia chữa cháy hòa vào dòng nước theo tỷ lệ xác định.

Nhũ tương hóa (emulsification)

- Quá trình hình thành một nhũ tương.

- Chất nhũ hóa (emulsifier)

+ Là chất trung gian làm cho hai hay nhiều thành phần của chất lỏng phân tán đều trong dung dịch.

- Chất nhũ tương (emulsion)

+ Là các chất lỏng (hai hay nhiều chất) không hòa tan vào nhau khi trộn lẫn phân tán đều trong dung dịch.

- Tác động chữa cháy gián tiếp (indirect attack)

Các hoạt động liên quan đến việc sử dụng các chất chữa cháy để giảm sự tích tụ nhiệt sinh ra từ đám cháy mà không cần phun trực tiếp chất chữa cháy lên nhiên liệu cháy.

- Nồng độ gây chết trung bình (LC50, median lethal concentration)

+ Nồng độ gây chết trung bình của một chất độc có thể làm chết 50 % số lượng các cá thể được làm thí nghiệm trong một khoảng thời gian quy định.

+ LC50 thường được dùng để đánh giá độc tính của các chất độc dạng lỏng hoặc chất độc tan trong dung dịch nước.

- Liều lượng gây chết trung bình (LD50, median lethal dose)

+ Liều lượng gây chết trung bình của một chất độc có thể làm chết 50 % số lượng các cá thể được làm thí nghiệm trong một khoảng thời gian quy định.

Như vậy, thuật ngữ và định nghĩa đối với phòng cháy chữa cháy, chất chứa gốc nước

Các yêu cầu chung về phương pháp thử nghiệm như thế nào?

Căn cứ theo Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13457-1:2022 như vậy thì việc cáhì yêu cầu chung và các phương pháp thử nghiệm phòng cháy chữa cháy, chất chứa gốc nước như sau:

- Điểm đông đặc: Điểm đông đặc của chất phụ gia chữa cháy cô đặc và dung dịch chất phụ gia chữa cháy không được cao hơn điểm đông đặc của nước khi thử nghiệm theo 4.2.1.

- Độ trộn lẫn: Chất phụ gia chữa cháy đậm đặc phải hoà trộn được vào nước và tạo ra một dung dịch đồng nhất ở các nồng độ quy định khi thử nghiệm theo 4.2.2.

- Độ pH: Độ pH của chất phụ gia chữa cháy đậm đặc ở 18°C ± 2,7°C phải nằm trong phạm vi từ 6 đến 9 khi được thử nghiệm theo 4.2.3.

- Độ nhớt: Nhà sản xuất phải công bố độ nhớt của chất phụ gia cô đặc và dung dịch chất phụ gia chữa cháy dưới dạng độ nhớt tuyệt đối. Độ nhớt của chất phụ gia cô đặc và dung dịch chất phụ gia chữa cháy được thử nghiệm theo quy định tại 4.2.4.

- Nhiệt độ chớp cháy: Nhà sản xuất phải công bố nhiệt độ chớp cháy của chất phụ gia cô đặc. Nhiệt độ chớp cháy của chất phụ gia cô đặc được thử nghiệm theo quy định tại 4.2.5.

Như vậy, tính chất vật lý phòng cháy chữa cháy, chất chứa gốc nước được quy định như trên.

Chất phụ gia
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Cơ sở sản xuất sử dụng hoá chất trong khu vực sản xuất chất phụ gia thực phẩm thì bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu?
Pháp luật
Acid citric có phải chất phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm? Nước ép quả sử dụng acid citric chứa hàm lượng chì vượt mức cho phép bị xử phạt như thế nào?
Pháp luật
Có văn bản nào quy định danh mục chất phụ gia không được phép sử dụng không? Sử dụng chất phụ gia có phải tuân theo nguyên tắc nào hay không?
Pháp luật
Hàng hóa thêm chất phụ gia không được phép sử dụng làm thay đổi chất lượng có được xem là hàng giả không?
Pháp luật
TCVN 13457-1:2022: Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử đối với chất phụ gia khi thực hiện phòng cháy chữa cháy?
Pháp luật
Hướng dẫn thử nghiệm trộn lẫn chất phụ gia chữa cháy đậm đặc với nước đảm bảo an toàn? Tốc độ ăn mòn cho phép tối đa của các chất phụ gia chữa cháy là bao nhiêu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chất phụ gia
1,757 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chất phụ gia

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chất phụ gia

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào