TCVN 13904-1:2023 yêu cầu để bảo đảm phúc lợi động vật trong quá trình vận chuyển trâu, bò sống như thế nào?

Tôi muốn hỏi TCVN 13904-1:2023 yêu cầu để bảo đảm phúc lợi động vật trong quá trình vận chuyển trâu, bò sống như thế nào? - Câu hỏi của anh P.Đ (Quảng Trị).

Lập kế hoạch vận chuyển trước khi vận chuyển để bảo đảm phúc lợi động vật trong quá trình vận chuyển trâu, bò sống như thế nào?

Tại tiểu mục 4.1 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13904-1:2023 có nêu rõ lập kế hoạch vận chuyển để bảo đảm phúc lợi động vật trong quá trình vận chuyển trâu, bò sống như sau:

Những người chịu trách nhiệm lập kế hoạch vận chuyển trâu, bò có thể là: chủ sở hữu, bên vận chuyển, người trực tiếp tham gia vận chuyển, nhân viên của cơ sở chăn nuôi, nhà máy chế biến thịt gia súc, cơ sở kinh doanh và thu gom.

Trước khi vận chuyển trâu, bò, người chịu trách nhiệm cần lập kế hoạch vận chuyển bao gồm các nội dung sau:

- Chuẩn bị trâu, bò để vận chuyển;

- Chuẩn bị trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển phù hợp;

- Tính khoảng không gian phù hợp cho mỗi con trâu, bò, xem Phụ lục A.

- Xác định lộ trình và thời gian hành trình: cần bảo đảm trâu, bò được vận chuyển đến cơ sở nhanh nhất có thể và qua tuyến đường phù hợp nhất trong khoảng thời gian dự định; chủ động tính toán thời điểm cho trâu, bò ăn uống căn cứ vào tổng thời gian trâu, bò không được ăn uống liên tục, bao gồm cả trong quá trình thu gom.

- Xác định thời gian hành trình trong trường hợp đổi phương tiện vận chuyển;

- Cho trâu, bò nghỉ ngơi; cung cấp thức ăn và nước uống;

- Có phương thức quan sát thuận lợi trâu bò trên đường vận chuyển;

- Có biện pháp kiểm soát dịch bệnh;

- Chuẩn bị phương án vận chuyển trong điều kiện thời tiết khác nhau;

- Có kế hoạch, phương án hành động thực hiện trong trường hợp khẩn cấp;

- Chuẩn bị các giấy tờ liên quan.

TCVN 13904-1:2023 yêu cầu để bảo đảm phúc lợi động vật trong quá trình vận chuyển trâu, bò sống như thế nào?

TCVN 13904-1:2023 yêu cầu để bảo đảm phúc lợi động vật trong quá trình vận chuyển trâu, bò sống như thế nào? (Hình từ internet)

Chuẩn bị trâu, bò để vận chuyển cần phải đáp ứng những yêu cầu gì?

Tại tiểu mục 4.1 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13904-1:2023 có nêu rõ các yêu cầu cần đáp ứng khi chuẩn bị trâu, bò để vận chuyển như sau:

Người lùa dẫn trâu, bò cần thực hiện và lưu ý các điểm sau:

- Tránh tiếp cận đột ngột làm trâu, bò sợ hãi hoặc gây chấn thương cho con vật.

- Việc lùa dẫn cần được thực hiện theo cách làm giảm bớt sợ hãi và tăng khả năng tiếp cận với chúng.

- Người lùa dẫn trâu, bò cần có hiểu biết về tập tính bẩm sinh của chúng. Tập tính của cá thể hoặc nhóm động vật khác nhau tùy thuộc vào giống, giới tính, tuổi tác, tình trạng tâm lý, phương thức chăn nuôi và quản lý chúng. Ngoài ra, cần chú ý những đặc tính của trâu, bò như sau:

+ Trâu, bò được nuôi theo đàn thường có bản năng đi theo con đầu đàn;

+ Trâu, bò cần có khoảng cách được gọi là vùng không gian an toàn, vì vậy cần tính đến vùng không gian riêng này khi chuẩn bị phương tiện vận chuyển và xác định lộ trình;

+ Trâu, bò có thể sự hãi, chạy trốn hoặc trở nên hung dữ nếu bị tiếp cận đột ngột;

+ Trâu, bò có thể nhận biết các chuyển động hai bên hoặc phía sau;

+ Trâu, bò có thể hoảng sợ khi có tiếng động lớn hoặc đột ngột;

+ Trâu, bò có xu hướng di chuyển về phía vùng sáng hơn, do đó, để tránh quay đầu hoặc do dự, ánh sáng phải được sử dụng hiệu quả bởi những người lùa dẫn có kinh nghiệm.

- Không sử dụng thuốc điều chỉnh hành vi hoặc các loại thuốc khác như thuốc an thần, nếu không cần thiết. Trong trường hợp bắt buộc phải dùng, việc sử dụng cần phải có sự giám sát của nhân viên thú y, phù hợp với quy định pháp luật về thú y và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

- Khi vận chuyển trâu, bò theo nhóm, cần lưu ý vấn đề sau:

+ Trâu, bò mẹ và con mới sinh của chúng cần được vận chuyển chung;

+ Tách riêng con hung dữ;

+ Tách bê/nghé non với trâu, bò (trừ những con mới sinh còn đang bú mẹ).

- Không vận chuyển trâu, bò có sừng cùng với con không có sừng; con mang thai, ốm yếu cùng với con khỏe mạnh. Nếu cần thiết, cần có các thiết bị bảo vệ hoặc các phương pháp phòng ngừa chấn thương hoặc bố trí vách ngăn trong khoang vận chuyển.

Trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển phải đáp ứng yêu cầu gì?

Tại tiểu mục 4.1 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13904-1:2023 có nêu rõ trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển phải đáp ứng yêu cầu:

- Trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển cần được thiết kế phù hợp với loài, kích thước, khối lượng, số lượng để đảm bảo an toàn, không gây căng thẳng, khó chịu hoặc chấn thương cho trâu, bò, cụ thể như sau:

+ Đủ chắc chắn để nâng đỡ khối lượng của trâu, bò, không có các chỗ lồi lõm; sàn không trơn trượt, sàn có lỗ phải phẳng;

+ Có độ thông khí tốt ngay cả khi dừng, đỗ phương tiện vận chuyển;

+ Có thể ngăn chặn trâu, bò bị sổng trên đường vận chuyển.

- Cần có đủ không gian cho trâu, bò thể hiện tập tính bình thường càng nhiều càng tốt. Ví dụ, khoang nhốt cần có đủ chiều cao để trâu, bò đứng; phải đủ rộng để chúng không giẫm, đè lên nhau và có thể đứng thăng bằng khi phương tiện vận chuyển chuyển động.

- Trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển cần phải dễ vệ sinh và được kiểm tra đánh giá khả năng sử dụng tiếp sau mỗi lần vận chuyển. Nếu cần thiết, việc khử trùng cần tuân theo các phương pháp đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

- Trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển cần được bảo trì tốt và luôn ở trạng thái sẵn sàng.

- Sàn cần được thiết kế sao cho chất thải ở tầng trên không lọt xuống tầng dưới và không phát tán ra môi trường trong quá trình vận chuyển; phải có đệm lót (cát, mùn cưa, rơm ...) hấp thụ chất thải và ngăn trâu, bò trượt ngã.

Phúc lợi động vật
Tiêu chuẩn Việt Nam
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Bãi bỏ TCVN/QS được quy định như thế nào?
Pháp luật
Dàn giáo là gì? Trường hợp không được sử dụng dàn giáo? Dây cáp dùng để treo dàn giáo phải có khả năng chịu lực thế nào?
Pháp luật
TCVN 14135-5:2024 về Cốt liệu dùng trong xây dựng đường bộ - Phương pháp thử - Phần 5: Xác định thành phần hạt bằng phương pháp sàng khô thế nào?
Pháp luật
TCVN 13567-4:2024 về thi công và nghiệm thu bê tông nhựa chặt tái chế nóng tại trạm trộn sử dụng vật liệu cũ không quá 25% thế nào?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12652:2020 về yêu cầu chức năng và phương pháp thử của bồn tiểu nữ thế nào?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12325:2018 EN 143:2000 về độ bền cơ học đối với các phin lọc bụi như thế nào?
Pháp luật
Loài và nhóm loài thương phẩm là gì? Danh mục loài cá nổi lớn thương phẩm theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13981:2024?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13913:2023 xác định khả năng phân hủy sinh học trong môi trường biển thế nào?
Pháp luật
TCVN 13915-1:2023 về Chất lượng nước - Các phép đo sinh lý và sinh hóa trên cá - Lấy mẫu cá, xử lý và bảo quản mẫu thế nào?
Pháp luật
Băng vệ sinh phụ nữ hằng ngày là gì? Có dạng như thế nào? Công thức xác định độ thấm hút của băng vệ sinh phụ nữ?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13908-2:2024 cốt liệu xỉ thép oxy hoá lò hồ quang điện dùng chế tạo bê tông xi măng thông thường thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phúc lợi động vật
Nguyễn Hạnh Phương Trâm Lưu bài viết
1,002 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phúc lợi động vật Tiêu chuẩn Việt Nam

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Phúc lợi động vật Xem toàn bộ văn bản về Tiêu chuẩn Việt Nam

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào