TCVN 4325:2007 về lấy mẫu thức ăn chăn nuôi? Phạm vi áp dụng Tiêu chuẩn TCVN 4325:2007 ra sao?

Cho tôi hỏi: TCVN 4325:2007 về lấy mẫu thức ăn chăn nuôi? Phạm vi áp dụng Tiêu chuẩn TCVN 4325:2007 ra sao? - Câu hỏi của chú B.Q (Long Thành)

Phạm vi áp dụng Tiêu chuẩn TCVN 4325:2007 ra sao?

Tiêu chuẩn TCVN 4325:2007 quy định các phương pháp lấy mẫu để kiểm soát lượng thức ăn chăn nuôi, bao gồm cả thức ăn cho cá, dùng trong thương mại, kỹ thuật và khi có yêu cầu của pháp luật.

Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các sản phẩm thức ăn cho thú nuôi. Các phương pháp này cũng không áp dụng để lấy mẫu cho các mục đích kiểm tra vi sinh vật. Điều kiện và các yêu cầu lấy mẫu được qui định riêng đối với các loại thức ăn chăn nuôi có bản chất tự nhiên khác nhau.

Đối với các loại thức ăn chăn nuôi nhất định, đã có phương pháp lấy mẫu cụ thể qui định trong các tiêu chuẩn khác. Danh mục các tiêu chuẩn này có thể được tìm thấy trong thư mục tài liệu tham khảo. Khi lấy mẫu các sản phẩm cụ thể thì áp dụng phương pháp lấy mẫu này.

Các phương pháp lấy mẫu để xác định các chất phân bố không đều được mô tả trong phụ lục A.

TCVN 4325:2007 về lấy mẫu thức ăn chăn nuôi? Phạm vi áp dụng Tiêu chuẩn TCVN 4325:2007 ra sao?

TCVN 4325:2007 về lấy mẫu thức ăn chăn nuôi? Phạm vi áp dụng Tiêu chuẩn TCVN 4325:2007 ra sao?

Nguyên tắc chung lấy mẫu thức ăn chăn nuôi là gì?

Căn cứ Mục 3 Tiêu chuẩn TCVN 4325:2007 như sau:

Nguyên tắc chung
3.1. Lấy mẫu đại diện
Mục đích của việc lấy mẫu đại diện là để thu được một phần nhỏ từ lô hàng sao cho việc xác định các đặc tính bất kỳ của phần nhỏ này sẽ đại diện cho giá trị trung bình đặc trưng của lô hàng.
Từ lô hàng cần lấy mẫu, lấy lặp lại các mẫu ban đầu tại các vị trí riêng lẻ khác nhau trong lô hàng. Các mẫu ban đầu này được gộp lại bằng cách trộn đều để tạo thành mẫu chung mà từ đó các mẫu phòng thử nghiệm đại diện được lấy ra bằng cách chia nhỏ.
3.2. Lấy mẫu chọn lọc
Nếu các phần vật liệu phải lấy mẫu cho thấy khác biệt rõ về chất lượng so với phần vật liệu còn lại, thì các phần đó phải được tách riêng và được xử lý như một lô hàng riêng biệt. Trong trường hợp đó phải nêu thực tế này trong báo cáo lấy mẫu.
Nếu không thể chia nhỏ vật liệu thử thành các lô hàng riêng biệt, thì vật liệu đó được coi là một lô hàng để lấy mẫu, và thực tế này phải được nêu rõ trong phần báo cáo lấy mẫu. Phải đưa ra tỷ lệ của sản phẩm bị nghi ngờ là khác nhau, nếu có thể.
3.3. Xem xét thống kê
Việc lấy mẫu chấp nhận là phương pháp lấy mẫu thông thường đối với thức ăn chăn nuôi. Đối với việc lấy mẫu theo dấu hiệu loại trừ, thì phương án lấy mẫu lý thuyết dựa trên sự phân bố nhị thức, nhưng thực tế phương án này đã được đơn giản hóa đến căn bậc hai của mối tương quan giữa cỡ lô và lô lượng mẫu ban đầu.
CHÚ THÍCH 1: Đối với sản phẩm để rời, sự dao động của mẫu về độ đồng đều chấp nhận được có thể xảy ra, nếu đối với các lô hàng đến 2,5 tấn, thì ít nhất phải lấy bảy mẫu ban đầu, còn đối với lô hàng từ 2,5 tấn đến 80 tấn thì số lượng mẫu ban đầu cần lấy ít nhất phải bằng , trong đó m là khối lượng của lô hàng, tính bằng tấn. Nếu lô hàng trên 80 tấn thì mối quan hệ căn bậc hai vẫn còn có thể áp dụng được, nhưng sẽ có nguy cơ quyết định không chính xác về việc tăng mẫu. Tuy nhiên, điều này có thể còn phải phụ thuộc vào sự thỏa thuận giữa các bên quan tâm.
CHÚ THÍCH 2: Việc áp dụng mối quan hệ căn bậc hai này hơi khác đối với việc lấy mẫu sản phẩm thức ăn chăn nuôi bao gói sẵn, sản phẩm dạng lỏng và bán lỏng, sản phẩm dạng miếng liếm, và thức ăn khô, vì cỡ mẫu có thể bị thay đổi.

Như vậy, việc lấy mẫu thức ăn chăn nuôi được thực hiện theo các nguyên tắc chung nêu trên.

Quy định về dụng cụ lấy mẫu thức ăn chăn nuôi ra sao?

Căn cứ Mục 6 Tiêu chuẩn TCVN 4325:2007, dụng cụ lấy mẫu thức ăn chăn nuôi được quy định như sau:

(1) Khái quát

Chọn dụng cụ lấy mẫu thích hợp với cỡ hạt của sản phẩm, với cỡ mẫu được lấy, cỡ của vật chứa, trạng thái vật lý của sản phẩm…

(2) Dụng cụ lấy mẫu ban đầu từ sản phẩm dạng rắn

- Các ví dụ về dụng cụ lấy mẫu thủ công

+ Lấy mẫu hàng để rời

Các ví dụ như xẻng lấy mẫu thông thường, môi dài cán, ống lấy mẫu hình trụ (ví dụ như xiên mẫu, que thăm mẫu hoặc ống thăm mẫu) và ống lấy mẫu hình nón. Xiên mẫu có thể gồm một hoặc nhiều ngăn.

Có thể tiến hành thủ công để lấy mẫu các sản phẩm trên dây chuyền chuyển động ở tốc độ dòng chảy tương đối thấp.

+ Lấy mẫu từ bao gói hoặc từ các kiện khác

Ví dụ như môi cán dài, xiên mẫu hình ống hoặc que thăm mẫu, ống lấy mẫu hình trụ, ống lấy mẫu hình nón và máng chia mẫu.

- Ví dụ về dụng cụ lấy mẫu bằng máy

Có thể sử dụng các dụng cụ đã được phê duyệt để lấy các mẫu ban đầu định kỳ từ dòng chảy của sản phẩm (ví dụ như dụng cụ khí lực học).

Việc lấy mẫu các sản phẩm ở trạng thái dòng chảy với tốc độ cao có thể được thực hiện bằng máy có thể kiểm soát bằng thủ công.

(3). Dụng cụ thủ công hoặc cơ học để lấy mẫu ban đầu từ các sản phẩm dạng lỏng hoặc bán lỏng

Ví dụ như ống hút pittông, máy khuấy, bình lấy mẫu, ống lấy mẫu, dụng cụ lấy mẫu vùng và môi có kích cỡ phù hợp.

(4) Tình trạng vệ sinh

Khi lấy mẫu, chia mẫu, bảo quản và vận chuyển mẫu, cần hết sức chú ý để đảm bảo rằng các đặc tính của mẫu và lô hàng được lấy mẫu không bị ảnh hưởng.

Dụng cụ lấy mẫu phải sạch, khô và không có mùi lạ. Vật liệu của dụng cụ lấy mẫu không được ảnh hưởng đến chất lượng của mẫu. Dụng cụ sau các lần lấy mẫu phải được làm sạch. Điều này rất quan trọng khi lấy mẫu thức ăn chăn nuôi chứa hàm lượng dầu cao. Người lấy mẫu phải mang găng tay sử dụng một lần và thải ngay sau mỗi lần lấy mẫu sao cho tránh làm nhiễm bẩn mẫu tiếp theo.

Thức ăn chăn nuôi Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Thức ăn chăn nuôi
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Chăn nuôi là gì? Cá nhân sản xuất thức ăn chăn nuôi theo đặt hàng cần phải đáp ứng các điều kiện nào?
Pháp luật
Thức ăn chăn nuôi thương mại là gì? Quyền và nghĩa vụ của cơ sở khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi là gì?
Pháp luật
Sản phẩm thức ăn truyền thống trong chăn nuôi được công bố và đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về nội dung nào?
Pháp luật
Bản công bố hợp quy sản phẩm thức ăn chăn nuôi đã được thông báo tiếp nhận, sau đó có chỉnh sửa thì nộp lại hồ sơ có được tiếp nhận không?
Pháp luật
Doanh nghiệp Việt Nam muốn nhập khẩu thức ăn chăn nuôi với tên A tại nước ngoài về sang chiết và lưu hành tại việt Nam với tên B có được không?
Pháp luật
Trường hợp nào được nhập khẩu thức ăn chăn nuôi chưa chưa được công bố thông tin trên Cổng thông tin điện tử?
Pháp luật
Doanh nghiệp có được nhập khẩu thức ăn chăn nuôi để giới thiệu tại hội chợ khi chưa được công bố thông tin trên cổng thông tin điện tử không?
Pháp luật
Hồ sơ nhập khẩu thức ăn chăn nuôi để phục vụ nghiên cứu, khảo nghiệm được quy định như thế nào?
Pháp luật
Cá nhân sản xuất kinh doanh sản phẩm thức ăn đậm đặc thì phải tự công bố thông tin tại cơ quan nào?
Pháp luật
Trong lĩnh vực chăn nuôi thì thức ăn đậm đặc là gì? Hồ sơ công bố thông tin sản phẩm thức ăn đậm đặc gồm những gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thức ăn chăn nuôi
Đặng Phan Thị Hương Trà Lưu bài viết
1,032 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thức ăn chăn nuôi

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thức ăn chăn nuôi

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào