TCVN 4744:1989 quy định về cắt gọt kim loại trong quy phạm kỹ thuật an toàn trong các cơ sở cơ khí?
- TCVN 4744:1989 quy định về cắt gọt kim loại trong quy phạm kỹ thuật an toàn trong các cơ sở cơ khí?
- TCVN 4744:1989 quy định về rèn ép trong quy phạm kỹ thuật an toàn trong các cơ sở cơ khí như thế nào?
- TCVN 4744:1989 quy định về mạ và sơn trong quy phạm kỹ thuật an toàn trong các cơ sở cơ khí như thế nào?
TCVN 4744:1989 quy định về cắt gọt kim loại trong quy phạm kỹ thuật an toàn trong các cơ sở cơ khí?
Tại Tiêu chuẩn vi phạm kỹ thuật an toàn trong các cơ sở cơ khí TCVN 4744:1989 quy định về việc cắt gọt kim loại như sau:
- Các máy cắt gọt kim loại phải đảm bảo các yêu cầu quy định tại TCVN 3748-83, TCVN 4725-89, TCVN 4726-89 và TCVN 4744:1989.
- Khi vận hành máy cắt gọt kim loại cấm đeo găng tay, những người tóc dài phải đội mũ.
- Các chi tiết gia công phải được kẹp chặt, đảm bảo loại trừ được khả năng văng bắn chi tiết gia công trong suốt quá trình cắt gọt.
- Khi máy đang hoạt động cấm:
+ Tháo lắp chi tiết gia công (trừ những máy chuyên dùng cho phép làm việc đó).
+ Làm vệ sinh, tra dầu mỡ cho máy.
+ Tháo lắp đai truyền hoặc các bộ phận khác của máy.
+ Vặn đai ốc, bulông hoặc các chi tiết liên kết khác của máy.
- Khi bị mất điện hoặc ngừng làm việc phải ngắt cầu dao cung cấp điện cho máy.
- Cấm dùng tay để tỳ hãm các bộ phận của máy và các chi tiết gia công đang quay.
- Cấm đo đạc kiểm tra chi tiết gia công khi nó đang quay.
- Khi cắt gọt kim loại tạo phoi dày phải dùng loại dao có góc bẻ phoi hoặc lắp thêm bộ phận bẻ phoi.
- Khi cắt gọt kim loại tạo phoi vụn, máy phải có bộ phận thải phoi và che chắn bảo vệ chống phoi bắn. Nếu phôi vụn ở dạng bụi, máy phải có thiết bị hút bụi.
- Cấm dùng tay để lấy phoi ra khỏi khu vực nguy hiểm khi máy đang hoạt động.
TCVN 4744:1989 quy định về cắt gọt kim loại trong quy phạm kỹ thuật an toàn trong các cơ sở cơ khí? (Hình từ Internet)
TCVN 4744:1989 quy định về rèn ép trong quy phạm kỹ thuật an toàn trong các cơ sở cơ khí như thế nào?
Tại Tiêu chuẩn vi phạm kỹ thuật an toàn trong các cơ sở cơ khí TCVN 4744:1989 quy định về rèn ép như sau:
- Máy, thiết bị rèn ép phải đảm bảo các yêu cầu quy định trong TCVN 2296 - 78 và TCVN 4744:1989.
- Bộ phận (xưởng) rèn ép phải được bố trí ở nhà một tầng.
- Khuôn rèn và phôi liệu của xưởng phải đặt ở trên các giá vững chắc.
- Móng của búa máy phải nằm trong nền xưởng. Những búa máy lớn phải được đặt trên bệ giảm chấn động. Cấm đặt búa máy trực tiếp lên nền đất.
- Đe rèn phải đặt cố định, bắt chặt vào đế gỗ. Đế gỗ phải có đai xiết chặt và chôn sâu xuống nền ít nhất 0,5 m. Cấm đặt đe trực tiếp lên nền đất.
- Mặt đe phải nhẵn và độ nghiêng không lớn hơn 2% so với mặt phẳng nằm ngang. Cấm bố trí đường vận chuyển giữa lò và đe.
- Các búa máy thủy lực phải có bộ phận giữ đầu búa ở vị trí trên cùng khi cần thiết.
- Các máy đột ép cần có bộ phận đề phòng quá tải và có một trong những thiết bị an toàn sau
+ Hệ thống cấp phôi tự động hoặc bán tự động
+ Cơ cấu mở máy đòi hỏi phải dùng cả hai tay một lúc
+ Bộ phận gạt tay công nhân ra khỏi khu vực nguy hiểm khi đầu ép hạ xuống.
+ Bộ phận bảo vệ bằng tế bào quang điện hoặc khóa liên động khác, tự động tắt máy khi tay công nhân đưa vào khu vực nguy hiểm.
- Các máy ép thủy lực, máy ép chuyển động bằng biên, bằng trục khuỷu, bằng bánh lệch tâm đều cần có cơ cấu chống quá tải bằng ly hợp ma sát hoặc chốt cắt.
- Búa tạ và búa tay phải được chế tạo từ loại thép dụng cụ. Đầu búa phải lồi, không được có vết rạn nứt ở đầu búa hoặc ở lỗ tra cán.
- Cán búa tạ, búa tay phải làm bằng gỗ khô, dẻo, không có mắt, không có vết nứt, không có thớ ngang. Cán búa phải thẳng, nhẵn và có chiều dài từ 0,3 - 0,45 m đối với búa tay và từ 0,6 - 0,8 m đối với búa tạ.
- Búa phải được tra vào cán chắc chắn, sao cho loại trừ được khả năng rơi búa khỏi cán khi sử dụng.
TCVN 4744:1989 quy định về mạ và sơn trong quy phạm kỹ thuật an toàn trong các cơ sở cơ khí như thế nào?
Tại Tiêu chuẩn vi phạm kỹ thuật an toàn trong các cơ sở cơ khí TCVN 4744:1989 quy định về mạ và sơn như sau:
* Mạ
- Quá trình mạ phải được thực hiện theo yêu cầu của “TCVN3149-79” và tiêu chuẩn này.
- Chiều cao của bể mạ tính từ sàn thao tác đến miệng bể không được nhỏ hơn 1 m. Những bể mạ có chiều cao thấp hơn phải được rào chắn bằng lan can xung quanh với chiều cao là 1m tính từ sàn thao tác và khoảng cách giữa các thanh ngang không được lớn hơn 0,4 m.
- Mức dung dịch ở trong bể mạ crôm phải thấp hơn miệng bể ít nhất 0,15 m.
- Cấm nhúng tay vào bể mạ để lấy chi tiết.
- Phải ngắt điện trước khi lấy chi tiết ra khỏi bể mạ.
- Ở bộ phận (xưởng) mạ có sử dụng axít phải có sẵn cát và dung dịch 2% xôđa để xử lý khi axit rơi vãi ra nền nhà và bắn vào cơ thể.
- Các bể mạ có sử dụng kiềm ôxy hóa phải được cách nhiệt tốt và dung dịch chứa trong bể phải thấp hơn miệng thành bể ít nhất là 0,3m.
- Thanh dẫn điện, móc treo giá phải được làm sạch bằng phương pháp ướt. Cấm làm sạch các bộ phận đó bằng phương pháp khô.
* Sơn
- Công việc sơn phải được tiến hành theo đúng các quy định của “TCVN 2292 -78” và TCVN 4744:1989.
- Bộ phận (xưởng) sơn phải được bố trí cách ly với các bộ phận sản xuất khác và phải có ít nhất hai lối ra ngoài.
- Không được dùng benzen để làm dung môi pha chế sơn.
Trường hợp đặc biệt do yêu cầu công nghệ nhất thiết phải dùng benzen làm dung môi, thì hàm lượng benzen chứa trong dung môi không được vượt quá 10% phần chất lỏng của sơn.
- Cấm dùng các nguyên liệu sơn, dung môi và chất pha chế sơn mà trong thành phần của chúng có chứa hydrô các bon được clo hóa và metanol.
- Không cho phép xì sơn lót và sơn các bề mặt trong của các sản phẩm làm bằng các nguyên liệu có chứa các gốc nhựa pôliuretan và nhựa epôxit hoặc nguyên liệu có chứa các hợp chất chì và các dung môi thơm khi không có thông gió hợp lý và không có dụng cụ cách ly bảo vệ.
- Những bể để sơn bằng phương pháp nhúng có thể tích đến 0,5m3 phải được trang bị thiết bị hút ở mép bể và có nắp để đóng kín khi ngừng làm việc.
- Những bể có thể tích lớn hơn 0,5m3 phải được đặt trong buồng riêng có trang bị thiết bị thông gió. Phải lắp đặt một bể chứa ngầm nằm ngoài nhà xưởng để xả sơn từ bể công tác ra khi có sự cố. Đường kính và độ nghiêng của ống xả sơn từ bể sơn công tác đến bể chứa ngầm phải đảm bảo sao cho toàn bộ sơn chảy hết trong khoảng 3 đến 5 phút. ống xả phải được trang bị van khóa, tự động mở khi nhiệt độ trong buồng sơn đạt mức cho phép.
- Các bể sơn phải đặt cao hơn nền nhà không ít hơn 0,8 m. Nếu bể sơn đặt thấp hơn thì phải rào chắn xung quanh đến 0,8 m tính từ sàn.
- Công việc sơn phải được tiến hành ở buồng riêng có thiết bị thông gió.
Cho phép tiến hành sơn ở các vị trí khác, nhưng phải đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Các công việc và thiết bị phát sinh ra tia lửa điện gần chỗ sơn phải ngừng hoạt động.
+ Thông gió chỗ sơn và sản phẩm đã sơn xong.
+ Trang bị đủ dụng cụ chữa cháy.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?