TCVN 6306-13:2017 về Máy biến áp điện lực? Phạm vi áp dụng Tiêu chuẩn TCVN 6306-13:2017 như thế nào?
Phạm vi áp dụng TCVN 6306-13:2017 về Máy biến áp điện lực như thế nào?
TCVN 6306-13:2017 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/E1 Máy điện và khí cụ điện biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Theo đó, Tiêu chuẩn này áp dụng cho máy biến áp điện lực làm mát tự nhiên và chứa chất lỏng, loại tự bảo vệ cao áp/hạ áp có công suất danh định 50 kVA đến 1000 kVA dùng trong nhà hoặc ngoài trời có
- Cuộn sơ cấp (cao áp) có điện áp cao nhất của thiết bị đến 24 kV;
- Cuộn thứ cấp (hạ áp) có điện áp cao nhất của thiết bị là 1,1 kV.
Các máy biến áp này được trang bị cơ cấu cắt và tự bảo vệ để bảo vệ môi trường, con người và tài sản, ngăn ngừa việc tạo ra các nhiễu cho hệ thống cao áp do sự cố bên trong máy biến áp.
Máy biến áp thuộc phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn này phù hợp với các yêu cầu liên quan quy định trong bộ tiêu chuẩn IEC 60076.
Máy biến áp tự bảo vệ có thể được sử dụng với các cơ cấu khác để cung cấp phối hợp hệ thống và bảo vệ hệ thống nhạy. Hệ thống bảo vệ không được thiết kế để hoạt động khi nguồn cung cấp được lấy từ phía hạ áp. Máy biến áp tự bảo vệ không nhằm hoạt động song song với máy biến áp khác.
CHÚ THÍCH: Tiêu chuẩn này có thể được áp dụng cho máy biến áp có điện áp cao hơn 24 kV hoặc công suất danh định khác theo thỏa thuận giữa nhà chế tạo và người mua. Các thử nghiệm kiểm tra xác nhận được thực hiện ở mức thích hợp.
TCVN 6306-13:2017 về Máy biến áp điện lực? Phạm vi áp dụng Tiêu chuẩn TCVN 6306-13:2017 như thế nào?
Cơ cấu cắt và tự bảo vệ của máy biến áp điện lực ra sao?
Căn cứ quy định tại Mục 6 Tiêu chuẩn TCVN 6306-13:2017 như sau:
Cơ cấu cắt và tự bảo vệ (SPDD)
6.1 Yêu cầu về chức năng
Các máy biến áp được trang bị cơ cấu cắt và tự bảo vệ mà trong trường hợp có sự cố bên trong sẽ được thiết kế để
- ngăn các ảnh hưởng ra bên ngoài;
- giữ hư hại bên trong thùng máy biến áp. Tuy nhiên, cho phép thùng dầu biến dạng do sự cố này;
- ngăn phun chất điện môi, vật liệu hoặc khí sinh ra từ bên trong ra bên ngoài thùng;
- ngăn lan truyền hồ quang điện từ bên trong ra bên ngoài thùng;
- loại bỏ dòng điện sự cố trong máy biến áp (cắt);
- chỉ cắt máy biến áp bị sự cố mà không làm cắt lộ xuất tuyến cao áp.
6.2 Nguyên lý phối hợp
Nhà chế tạo phải cung cấp thông tin về đặc tính của cơ cấu cắt và tự bảo vệ cao áp để cho phép người sử dụng
- kiểm tra xác nhận đặc tính của bảo vệ hệ thống phía nguồn cao áp đã được phối hợp nhằm ngăn tác động sai của lộ xuất tuyến;
- kiểm tra xác nhận đặc tính của bảo vệ hệ thống phía tải hạ áp đã được phối hợp nhằm ngăn tác động sai của máy biến áp.
Người sử dụng cũng phải đảm bảo rằng sơ đồ bảo vệ của hệ thống hạ áp được phối hợp để tránh tác động không chủ ý của cơ cấu cắt và tự bảo vệ bên trong thùng máy biến áp.
Cơ cấu cắt và tự bảo vệ bên trong thùng máy biến áp không tiếp cận được cũng như không điều chỉnh được tại hiện trường.
Phải cung cấp đường đặc tính hoặc dữ liệu cần thiết nhằm xác định hệ thống bảo vệ. Các số tham chiếu phải được ghi trên tấm nhãn.
6.3 Yêu cầu về cơ
Cơ cấu cắt và tự bảo vệ không được tác động do xóc hoặc rung gây ra trong các điều kiện vận chuyển và lắp đặt bình thường.
Như vậy, việc thực hiện cơ cấu cắt và tự bảo vệ của máy biến áp điện lực phải dựa trên quy định nêu trên.
Việc thử nghiệm áp suất máy biến áp điện lực được thực hiện thế nào?
Căn cứ quy định tại tiểu mục 12.2 Mục 12 Tiêu chuẩn TCVN 6306-13:2017 như sau:
Thử nghiệm áp suất máy biến áp
12.2.1 Mục đích của thử nghiệm
Mục đích của thử nghiệm này nhằm kiểm tra xác nhận máy biến áp có khả năng chịu được việc tăng áp suất bên trong mà không có các ảnh hưởng bên ngoài cho đến khi và sau khi chức năng cắt và tự bảo vệ tác động. Nhà chế tạo phải nêu khả năng chịu áp suất bên trong danh định của thùng dầu (giá trị ΔP).
Giá trị nhỏ nhất cho phép của áp suất chịu đựng bên trong phải theo thỏa thuận giữa nhà chế tạo và người mua. Nếu máy biến áp có lắp cơ cấu phát hiện áp suất, giá trị tác động của cơ cấu này phải được chỉnh định tương ứng.
12.2.2 Phương pháp thử
Thử nghiệm được thực hiện bằng cách cho máy biến áp chưa cấp điện chịu quá áp suất tăng dần trong khoảng 1 min từ 0 đến ΔP và duy trì ở giá trị này trong 10 min.
Việc phát hiện rò rỉ được thực hiện bằng cách xem xét bằng mắt trong quá trình duy trì 10 min áp suất ban đầu trên áp kế và bôi xà phòng lên thùng dầu nếu cần.
Nếu máy biến áp có cơ cấu phát hiện áp suất, ngưỡng tác động của hệ thống phản ứng với quá áp phải được thiết lập.
12.2.3 Kết quả thử nghiệm
Không được phát hiện có rò rỉ dầu. Cho phép có biến dạng vĩnh viễn của thùng dầu và cánh làm mát.
Như vậy, việc thử nghiệm áp suất máy biến áp điện lực được thực hiện theo nội dung phương pháp thử nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tham luận về Hội Cựu chiến binh ngắn gọn 2024? Bài tham luận của chi hội Cựu chiến binh năm 2024?
- Thông tư 13/2024 về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Lý lịch tư pháp từ 15/01/2025 thế nào?
- Mẫu bài diễn văn khai mạc Đại hội Chi bộ 2024 thế nào? Tên gọi và cách tính nhiệm kỳ đại hội đảng bộ được quy định thế nào?
- Chủ đầu tư xây dựng có phải là người sở hữu vốn, vay vốn không? Trách nhiệm mua bảo hiểm bắt buộc của chủ đầu tư?
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của công ty mới nhất? Tải về Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm ở đâu?