TCVN 6379:1998 về yêu cầu kỹ thuật đối với trụ nước chữa cháy? Trụ nước chữa cháy được định nghĩa ra sao?
Trụ nước chữa cháy được định nghĩa ra sao tại TCVN 6379:1998?
Về tiêu chuẩn TCVN 6379:1998, Tiêu chuẩn này áp dụng cho tất cả các trụ nước chữa cháy (trụ nước lắp đặt vào hệ thống cấp nước chung như: cấp nước đô thị, cấp nước bên ngoài của nhà hoặc công trình).
Theo đó, trụ nước chữa cháy được định nghĩa là thiết bị chuyên dùng được lắp đặt vào hệ thống đường ống cấp nước dùng để lấy nước phục vụ chữa cháy. Trụ nước chữa cháy bao gồm các bộ phận chính như van, thân trụ và họng chờ có kích thước theo tiêu chuẩn.
Trụ nước chữa cháy được chia làm hai loại là trụ nước chữa cháy nổi (trụ nổi) và trụ nước chữa cháy ngầm (trụ ngầm).
TCVN 6379:1998 về yêu cầu kỹ thuật đối với trụ nước chữa cháy? Trụ nước chữa cháy được định nghĩa ra sao? (Hình từ Internet)
Yêu cầu kỹ thuật đối với trụ nước chữa cháy tại TCVN 6379:1998 ra sao?
Căn cứ Mục 5 Tiêu chuẩn TCVN 6379:1998 như sau:
YÊU CẦU KỸ THUẬT:
5.1. Trụ nước phải được chế tạo phù hợp với tiêu chuẩn này. Khi chế tạo các trụ nước có kết cấu và kích thước tương tự và đặc biệt khác phải được chấp thuận của cơ quan phòng cháy chữa cháy.
5.2. Trụ nước phải chịu được áp suất thử không dưới 1,5Mpa. Khi thử theo 6.10, không cho phép trụ nước có dấu hiệu nứt gãy hoặc biến dạng dư.
5.3. Sau khi lắp ráp trụ nước phải đảm bảo:
Kín với áp suất thủy lực không dưới 1Mpa;
Momen xoay để mở và đóng van trụ nước khi áp suất nước không dưới 1Mpa phải không lớn hơn 150Nm. Khi thử theo 6.11 ở trạng thái van đóng kín, không cho phép có hiện tưởng rò rỉ, “ra mồ hôi” ở các mối nối và ở trên thân trụ nước.
5.4. Van trụ nước và cơ cấu truyền động van phải chịu được tải trọng dọc trục không nhỏ hơn 3.104N. Khi thử theo 6.13, không cho phép van bị đứt, hỏng ren hoặc hỏng chốt tỳ.
5.5. Lượng nước đọng lại trong trụ nước không lớn hơn 50cm3. Khi lượng nước đọng lớn hơn, phải được sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền.
5.6. Đường kính lỗ xả nước đọng của thân trụ nước không nhỏ hơn 8mm, ở đầu ra của lỗ xả nước đọng là rên ống hình trụ “Ô ½” theo TCVN 4681:1989.
5.7. Ren ngoài của khớp nối với cột lấy nước của trụ ngầm là loại ren ống hình trụ “Ô 6” với dung sai 8g theo TCVN 1917:1993.
5.8. Họng chờ của trụ nổi phải phù hợp với đầu nối loại DR.2-125 (M150x6) đối với họng lớn và đầu nối loại ĐT.1-77 đối với họng nhỏ theo TCVN 5739:1993.
5.9. Ren trục van là ren hình thang theo TCVN 209:1996; TCVN 210:1966: TCVN 2254:1977.
5.10. Mối ghép ren giữa phần cánh van và thân van là 7H/8g theo TCVN 1917:1993.
5.11. Thân và van của trụ nước phải được chế tạo bằng vật liệu có cơ tính và tính chống ăn mòn không thấp hơn gang xám GX 15-32.
5.12. Trục van phần có ren của trụ nước phải được chế tạo bằng thép không gỉ với tính chất cơ lý không thấp hơn thép 30 Cr 13.
5.13. Phần có ren của khớp vặn của trụ ngầm phải được chế tạo bằng vật liệu có cơ tính và tính chống ăn mòn không thấp hơn hợp kim đồng Cu5Sn5Zn5Pb hoặc đồng thau CuZn4Si.
Kết cấu và cách cố định trục van của trụ nước phải đảm bảo độ chắc chắn và độ tin cậy của khớp nối, và phải không để xảy ra khả năng khớp nối bị xoay khi mở khóa cột lấy nước chữa cháy.
5.14. Vòng đệm của van phải được chế tạo bằng cao su chịu nhiệt, chịu lạnh, chịu mài mòn, có độ cứng cao và chịu được môi trường ăn mòn theo TCVN 2003-77. Cho phép sử dụng các loại vật liệu khác có tính chất tương đương.
5.15. Sai số về kích thước và khối lượng của vật đúc từ gang xám – độ chính xác cấp 3 theo TCVN 385-70.
5.16. Chi tiết của van phần nối với trục phải được chế tạo bằng vật liệu có các tính chất cơ bản không kém hợp kim đồng mác Cu5Sn5Zn5Pb hoặc đồng thau mác CuZn4Si.
5.17. Lớp sơn trên bề mặt ngoài trụ nước không được bong tróc, trong điều kiện vận hành theo quy định. Trụ nổi phải sơn phản quan màu da cam hoặc màu vàng toàn bộ nắp bảo vệ trục van ở đầu trụ.
5.18. Phần hình vuông của trục để nối trụ ngầm với cột lấy nước chữa cháy có kích thước 22x22mm với độ chính xác về kích thước phần hình vuông là -0,5. Bề mặt phần hình vuông có độ cứng từ 26 đến 38 HRC.
5.19. Nắp đậy trụ ngầm phải là kiểu lật, không gây cản trở khi lắp cột lấy nước. Nắp đậy của họng nước và trục van của trụ nổi phải mở bằng chìa khóa 5 cạnh Z22.
Như vậy, trụ nước chữa cháy phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật cơ bản nêu trên.
Quy định về ghi nhãn, bao gói, vận chuyển và bảo quản trụ nước chữa cháy ra sao?
Căn cứ Mục 7 Tiêu chuẩn TCVN 6379:1998, quy định về ghi nhãn, bao gói, vận chuyển và bảo quản trụ nước chữa cháy bao gồm:
- Trên mỗi trụ nước phải được ghi rõ và đầy đủ các nội dung sau:
+ Tên hoặc dấu hiệu hàng hóa của nhà chế tạo;
+ Loại trụ nước;
+ Năm sản xuất;
+ Số hiệu tiêu chuẩn này;
Nhãn được gắn ở phía sau họng lớn đối với trụ nổi và ở thân dưới đối với trụ ngầm.
- Phần ren để hở và bề mặt các chi tiết kim loại không sơn phải được bôi mỡ bảo quản.
- Mỗi trụ nước phải kèm theo tài liệu hướng dẫn lắp đặt và vận hành theo quy định của phụ lục A và B ban hành kèm theo Tiêu chuẩn TCVN 6379:1998.
- Bảo quản trụ nước ở nơi khô ráo. Phải đóng van khi bảo quản và vận chuyển trụ nước.
- Khi vận chuyển, trụ nước phải được bao gói riêng từng cái và cố định chắc chắn. Nếu trụ nước được bao gói thành kiện thì mỗi kiện không được quá 6 cái đối với trụ nổi và 10 cái đối với trụ ngầm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mã số thông tin của công trình xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng được khởi tạo khi nào?
- Thị trường liên quan được xác định trên cơ sở nào? Nguyên tắc xác định thị phần của doanh nghiệp trên thị trường liên quan?
- Quyết định 08/2024 về Hệ thống chuẩn mực kiểm toán nhà nước thế nào? Toàn văn Quyết định 08/2024/QĐ-KTNN?
- Sĩ quan sử dụng máy tính quân sự để kết nối vào mạng Internet làm lộ lọt thông tin thì xử lý như thế nào?
- Chế độ báo cáo của đơn vị cung cấp dịch vụ Online Banking từ 1 1 2025 theo Thông tư 50 2024?