TCVN 6878:2007 (ISO 6942:2002) về phương pháp thử đối với quần áo bảo vệ chống nóng tùy theo bức xạ nhiệt?
- TCVN 6878:2007 (ISO 6942:2002) về phương pháp xác định đặc tính của vật liệu làm quần áo bảo vệ chống nóng tùy theo bức xạ nhiệt ra sap?
- Thiết bị thử được sử dụng cho cả hai phương pháp thử gồm những gì?
- Mật độ thông lượng nhiệt tới được xác định như thế nào?
- Báo cáo thử nghiệm sau khi sử dụng cho hai phương pháp thử để xác định đặc tính của vật liệu làm quần áo bảo vệ chống nóng có thông tin nào?
TCVN 6878:2007 (ISO 6942:2002) về phương pháp xác định đặc tính của vật liệu làm quần áo bảo vệ chống nóng tùy theo bức xạ nhiệt ra sap?
TCVN 6878:2007 (ISO 6942:2002) quy định 2 phương pháp thử bổ sung cho nhau gồm phương pháp A và phương pháp B để xác định đặc tính của vật liệu làm quần áo bảo vệ chống nóng tùy theo bức xạ nhiệt.
Các phép thử này được thực hiện trên những vải dệt đơn hoặc vải dệt đa lớp điển hình hoặc những vật liệu khác được dùng cho quần áo để bảo vệ chống nóng. Các phép thử có thể áp dụng cho các tổ hợp để làm lớp ngoài của tổ hợp quần áo chống nóng có hoặc không có quần áo lót.
Phương pháp A thích hợp với việc đánh giá bằng mắt những biến đổi trên vật liệu sau khi có tác động của bức xạ nhiệt. Phương pháp B xác định hiệu quả bảo vệ của vật liệu. Vật liệu có thể được thử bằng cả hai phương pháp hoặc chỉ bằng một trong hai phương pháp.
Các phép thử theo hai phương pháp này thích hợp để phân loại vật liệu; tuy nhiên, để có thể đưa ra một kết luận hoặc dự báo về sự phù hợp của vật liệu đối với quần áo bảo vệ thì cần phải tính đến những tiêu chuẩn bổ sung.
Vì phép thử được thực hiện ở nhiệt độ phòng nên kết quả không nhất thiết phải tương ứng với đặc tính của vật liệu ở nhiệt độ môi trường cao hơn và do đó phép thử chỉ phù hợp trong một phạm vi nhất định để dự đoán tính năng của quần áo bảo vệ được làm từ những vật liệu trong phép thử.
TCVN 6878:2007 (ISO 6942:2002) về phương pháp thử đối với quần áo bảo vệ chống nóng tùy theo bức xạ nhiệt?
Thiết bị thử được sử dụng cho cả hai phương pháp thử gồm những gì?
Căn cứ tại Mục 5 TCVN 6878:2007 (ISO 6942:2002) quy định thiết bị thử được sử dụng cho cả hai phương pháp thử bao gồm:
- Nguồn bức xạ;
- Khung thử;
- Giá giữ mẫu;
Đối với phương pháp thử B, cần phải có thêm những dụng cụ sau:
- Nhiệt lượng kế;
- Thiết bị đo và ghi nhiệt độ;
Mật độ thông lượng nhiệt tới được xác định như thế nào?
Căn cứ tại Mục 8.2 TCVN 6878:2007 (ISO 6942:2002) quy định hiệu chuẩn nguồn bức xạ như sau:
Di chuyển màng ngăn ra khỏi vị trí và đặt trở lại sau khi nhiệt độ tăng lên đến 30oC.
Tín hiệu ra đã ghi lại phải chỉ ra một mối tương quan nhiệt độ/thời gian phi tuyến tính ngắn chỉ sau khi bắt đầu chiếu xạ, sau đó tiếp tục đặt trong miền tuyến tính cho đến khi kết thúc chiếu xạ. Tham khảo các bảng về lực điện động trên cặp nhiệt kế chuẩn để xác định tốc độ tăng nhiệt độ trong miền tuyến tính, R, đơn vị tính oC/s. Mật độ thông lượng nhiệt tới, Q, đơn vị tính kW/m2, được xác định theo phương trình sau:
Trong đó:
M là khối lượng của đĩa đồng, tính bằng kg;
Cp là nhiệt dung riêng của đồng 0,385 kJ/kg oC;
R là tốc độ tăng nhiệt độ trong miền tuyến tính, tính bằng oC/s;
A là diện tích của đĩa đồng, tính bằng m2;
α là hệ số hấp thụ của bề mặt đã được sơn của nhiệt lượng kế.
Mật độ thông lượng nhiệt tới được điều chỉnh sau đó tới mức quy định ± 2 % bằng cách thay đổi khoảng cách, d, giữa nguồn bức xạ và nhiệt lượng kế.
Báo cáo thử nghiệm sau khi sử dụng cho hai phương pháp thử để xác định đặc tính của vật liệu làm quần áo bảo vệ chống nóng có thông tin nào?
Căn cứ tại Mục 9 TCVN 6878:2007 (ISO 6942:2002), một báo cáo thử nghiệm phải gồm các thông tin sau:
- Viện dẫn tiêu chuẩn này;
- Mô tả vật liệu thử (bao gồm màu của lớp ngoài cùng của vật liệu), hoặc những lớp riêng rẽ và sự sắp xếp, và (các) tên thương mại, nếu đã có.
- Nhiệt độ và độ ẩm của môi trường thử;
- Các mức của mật độ thông lượng nhiệt tới được lựa chọn cho các phép thử;
- Số mẫu được thử ở mỗi mức;
- Mô tả bất kỳ thay đổi bề ngoài của các mẫu thử trong khi thử theo phương pháp A;
- Các giá trị riêng của mật độ thông lượng nhiệt được truyền qua Q0 hoặc giá trị trung bình và độ lệch chuẩn nếu năm mẫu hoặc nhiều hơn được thử trên một mức của mật độ thông lượng nhiệt tới;
- Những giá trị riêng của hệ số truyền nhiệt TF (Q0) hoặc giá trị trung bình và độ lệch chuẩn nếu năm mẫu hoặc nhiều hơn được thử trên một mức của mật độ thông lượng nhiệt tới;
- Những giá trị riêng của thời gian t12 và t24 để đạt được các mức truyền nhiệt khác nhau hoặc giá trị trung bình và độ lệch chuẩn nếu năm mẫu hoặc nhiều hơn được thử trên một mức của mật độ thông lượng nhiệt tới;
- Như quy định trong tiêu chuẩn tham khảo, những giá trị thời gian riêng của thời gian, t12, thời gian được tính theo giây đối với sự tăng nhiệt độ trên nhiệt lượng kế (24 ± 0,2)oC, và sự khác nhau giữa t24 và t12.
- Ngày tiến hành thử;
- Bất kỳ sai khác nào so với tiêu chuẩn này;
- Mức độ không chắc chắn trong mỗi lần đo phép thử.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tham luận về Hội Cựu chiến binh ngắn gọn 2024? Bài tham luận của chi hội Cựu chiến binh năm 2024?
- Thông tư 13/2024 về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Lý lịch tư pháp từ 15/01/2025 thế nào?
- Mẫu bài diễn văn khai mạc Đại hội Chi bộ 2024 thế nào? Tên gọi và cách tính nhiệm kỳ đại hội đảng bộ được quy định thế nào?
- Chủ đầu tư xây dựng có phải là người sở hữu vốn, vay vốn không? Trách nhiệm mua bảo hiểm bắt buộc của chủ đầu tư?
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của công ty mới nhất? Tải về Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm ở đâu?