TCVN 8485:2010 về Vải địa kỹ thuật? Cấu tạo của thiết bị kéo và các dạng ngàm kẹp mẫu vải địa kỹ thuật ra sao?
TCVN 8485:2010 về Vải địa kỹ thuật?
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8485:2010 được chuyển đổi từ 14 TCN 95 -1996 theo quy định tại khoản 1 Điều 69 Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 7 Nghị định 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8485:2010 do Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đề nghị. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Tiêu chuẩn này qui định phương pháp xác định cường độ chịu kéo và độ giãn dài của các loại vải địa kỹ thuật bằng phương pháp kéo dải rộng.
Theo đó, khái niệm vải địa kỹ thuật được định nghĩa như sau:
Vải địa kỹ thuật là loại vải được sản xuất từ polyme tổng hợp, khổ rộng, dạng dệt, dạng không dệt hoặc dạng phức hợp có các chức năng gia cố, phân cách, bảo vệ, lọc, tiêu thoát nước. Vải địa kỹ thuật được sử dụng cùng với các vật liệu khác như: đất, đá, bêtông... trong xây dựng công trình.
TCVN 8485:2010 về Vải địa kỹ thuật? Cấu tạo của thiết bị kéo và các dạng ngàm kẹp mẫu vải địa kỹ thuật ra sao? (Hình từ Internet)
Cấu tạo của thiết bị kéo và các dạng ngàm kẹp mẫu vải địa kỹ thuật ra sao?
Căn cứ khoản 5.1.1 tiểu mục 5.1 Mục 5 Tiêu chuẩn vải địa kỹ thuật TCVN 8485:2010 như sau:
Thiết bị kéo
Cấu tạo của thiết bị kéo và các dạng ngàm kẹp mẫu được mô tả trên Hình 5.1 và Hình 5.2 Bộ phận chính của thiết bị kéo gồm:
Bộ cảm ứng lực (2) một đầu nối với dầm cố định (1), đầu còn lại nối với ngàm kẹp mẫu phía trên. Ngàm kẹp mẫu phía dưới gắn với dầm di động (5), dầm này di chuyển được là nhờ cơ cấu trục vít (6) tốc độ di chuyển của dầm được xác định bởi hộp điều khiển tốc độ (9). Toàn bộ dữ liệu trong quá trình thử được bộ cảm ứng lực truyền đến thiết bị tự ghi hoặc máy tính (10).
Cách lắp mẫu thử vào ngàm kẹp mẫu được chỉ dẫn ở hình 5.2 Ngàm kẹp phải rộng hơn chiều rộng mẫu thử ít nhất 10 mm, cơ cấu kẹp của ngàm phải hợp lý sao cho mẫu không bị tuột, cắt, dính trong quá trình thử và tháo lắp.
Đối với mẫu thử có độ bền vừa và thấp (thường là loại vải địa kỹ thuật không dệt) sử dụng ngàm kẹp dạng nêm (Hình 5.4).
Đối với mẫu thử có độ bền cao và rất cao (thường là loại vải địa kỹ thuật dạng dệt hoặc dạng phức hợp) sử dụng ngàm kẹp dạng tời hoặc dạng ép bằng bulông hay thủy lực (Hình 5.5 và Hình 5.3)
Khi lắp mẫu vào ngàm kẹp phải chú ý căn chỉnh để đường trục đi qua tâm mẫu trùng với hướng lực kéo. (xem Hình 5.2.)
Như vậy, cấu tạo của thiết bị kéo và các dạng ngàm kẹp mẫu vải địa kỹ thuật được thực hiện theo nội dung nêu trên.
Quy định về mẫu thử vải địa kỹ thuật trong tiêu chuẩn vải địa kỹ thuật TCVN 8485:2010 thế nào?
Căn cứ Mục 6 TCVN 8485:2010 như sau:
Mẫu thử
6.1. Số lượng mẫu thử
+ Số lượng mẫu thử trong từng trường hợp cụ thể được tính theo qui định của TCVN 8222 : 2009
+ Số lượng mẫu thử ít nhất trong mọi trường hợp là 10 mẫu, trong đó 5 mẫu lấy theo chiều dọc cuộn (md) và 5 mẫu lấy theo chiều ngang cuộn (cd).
6.2. Dạng hình học, kích thước và cách chế tạo mẫu
Mẫu thử có dạng hình chữ nhật, kích thước và cách chế tạo mẫu đối với từng loại vải địa kỹ thuật tiến hành như sau:
6.2.1. Đối với vải địa kỹ thuật dạng không dệt
Cách chế tạo mẫu như sau
Dùng khuôn hoặc các dụng cụ đo, cắt chế tạo mẫu có:
- Chiều rộng mẫu 200 mm ± 1 mm
- Chiều dài mẫu (100 + 2L) mm ± 1 mm
Trong đó L là độ dài ngàm kẹp; xem hình 5.2
Ví dụ:
- Ngàm kẹp dạng ép bằng bulông hoặc thủy lực: L = 50 mm
Chiều dài mẫu là (100 + 2 x 50) = 200 mm ± 1 mm
Kích thước mẫu thử: Rộng x Dài = 200 mm x 200 mm
- Ngàm kẹp dạng tời L = 400 mm
Chiều dài mẫu là (100 + 2 x 400) = 900 mm ± 1 mm
Kích thước mẫu thử Rộng x Dài = 200 mm x 900 mm
6.2.2. Đối với vải địa kỹ thuật dạng dệt
Cách chế tạo mẫu như sau
- Cắt chiều rộng mẫu 220 mm, sau đó bỏ dọc hai bên rìa mẫu những sợi bị rối, bị lẹm hoặc đứt trong quá trình cắt cho tới khi chiều rộng đạt 200 mm ± 1 mm
- Cắt chiều dài mẫu (120 + 2L) mm, sau đó bỏ ngang hai bên rìa mẫu những sợi bị rối, bị lẹm hoặc đứt trong quá trình cắt cho tới khi chiều dài đạt (100 + 2L) mm ± 1 mm.
6.3. Điều hòa mẫu thử
6.3.1. Mẫu thử điều hòa khô
Điều kiện tiến hành thử trong không khí và mẫu thử điều hòa khô phải được tiến hành theo qui định của TCVN 8222 : 2009, mục 5.5.
6.3.2. Mẫu thử điều hòa ướt
Điều kiện tiến hành thử trong không khí và mẫu thử điều hòa ướt phải được tiến hành theo qui định của TCVN 8222 : 2009, mục 5.6
Như vậy, mẫu thử vải địa kỹ thuật phải đáp ứng các yêu cầu, điều kiện nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Báo cáo nghiên cứu khả thi và báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng có gì khác không?
- Thời hạn cho vay nội bộ trong hợp tác xã là bao lâu? Quy định về cho vay nội bộ trong Điều lệ hợp tác xã gồm nội dung gì?
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?
- Mẫu báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh tiêu biểu 5 năm liền?
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?