TCVN 8685-14:2017 về quy trình kiểm nghiệm vắc xin vô hoạt phòng bệnh viêm phổi thể kính ở lợn như thế nào?
Bộ TCVN 8685 Quy trình kiểm nghiệm vắc xin vô hoạt phòng bệnh viêm phổi thể kính ở lợn gồm các phần nào?
Tại TCVN 8685-14:2017 về quy trình kiểm nghiệm vắc xin vô hoạt phòng bệnh viêm phổi thể kính ở lợn có nêu rõ các phần quy trình kiểm nghiệm vắc xin của Bộ TCVN 8685 bao gồm:
- TCVN 8685-1 : 2011, Phần 1: Vắc xin phó thương hàn lợn nhược độc;
- TCVN 8685-2 : 2011, Phần 2: Vắc xin viêm gan siêu vi trùng vịt;
- TCVN 8685-3 : 2011, Phần 3: Vắc xin E.coli của lợn;
- TCVN 8685-4 : 2011, Phần 4: Vắc xin vô hoạt phòng hội chứng giảm đẻ ở gà;
- TCVN 8685-5 : 2011, Phần 5: Vắc xin ung khí thán;
- TCVN 8685-6 : 2011, Phần 6: Vắc xin Gumboro nhược độc;
- TCVN 8685-7 : 2011, Phần 7: Vắc xin nhiệt thán nha bào vô độc chủng 34 F2;
- TCVN 8685-8 : 2011, Phần 8: Vắc xin dịch tả lợn nhược độc;
- TCVN 8685-9 : 2014, Phần 9: Vắc xin vô hoạt phòng bệnh Cúm gia cầm A/H5N1;
-TCVN 8685-10 : 2014, Phần 10: Vắc xin vô hoạt phòng bệnh Lở mồm long móng (FMD);
- TCVN 8685-11 : 2014, Phần 11: Vắc xin vô hoạt phòng bệnh Phù đầu gà (coryza);
-TCVN 8685-12 : 2014, Phần 12: Vắc xin nhược độc, đông khô phòng hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn (PRRS);
- TCVN 8685-13 : 2014, Phần 13: Vắc xin vô hoạt phòng hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn (PRRS);
- TCVN 8685-14 : 2017, Phần 14: Vắc xin vô hoạt phòng bệnh viêm phổi thể kính ở lợn;
- TCVN 8685-15 : 2017, Phần 15: Vắc xin vô hoạt phòng bệnh viêm phổi do pasteurella multocida type D gây ra ở lợn;
- TCVN 8685-16 : 2017, Phần 16: Vắc xin vô hoạt phòng bệnh viêm teo mũi truyền nhiễm ở lợn;
- TCVN 8685-17 : 2017, Phần 17: Vắc xin vô hoạt phòng bệnh viêm màng phổi ở lợn;
- TCVN 8685-18 : 2017, Phần 18: vắc xin vô hoạt phòng bệnh newcastle;
- TCVN 8685-19 : 2017, Phần 19: Vắc xin vô hoạt phòng bệnh gumboro.
TCVN 8685-14:2017 về quy trình kiểm nghiệm vắc xin vô hoạt phòng bệnh viêm phổi thể kính ở lợn như thế nào?
Phương pháp công cường độc trên lợn và trên chuột lang như thế nào?
Tại tiểu mục 8.4.1 và 8.4.2 Mục 8 TCVN 8685-14:2017 về quy trình kiểm nghiệm vắc xin vô hoạt phòng bệnh viêm phổi thể kính ở lợn có nêu rõ phương pháp công cường độc trên lợn và trên chuột lang như sau:
Phương pháp công cường độc trên lợn
Lợn được chia làm 02 nhóm:
- Nhóm 1: Tiêm cho ít nhất 05 lợn (5.1), mỗi con 1 liều vắc xin ghi trên nhãn theo đường tiêm bắp
- Nhóm 2: Tiêm nước sinh lý vô trùng cho ít nhất 03 lợn (5.1), liều lượng và đường tiêm như vắc xin
- 14 ngày sau mũi tiêm thứ nhất, toàn bộ lợn nhóm 1 được tiêm mũi thứ hai với liều lượng và đường tiêm như mũi thứ nhất.
- 21 ngày sau mũi tiêm thứ hai, toàn bộ lợn nhóm 1 và nhóm 2 được thử thách với vi khuẩn Heamophillus parasuis cường độc (5.4), tiêm mỗi con 1 ml (tương đương với liều 5 x 109 CFU/1ml) theo đường dưới da.
- Theo dõi lợn nhóm 1 và nhóm 2 trong thời gian từ 7 ngày đến 10 ngày.
- Vắc xin được coi là đạt nếu:
+ Ít nhất 2/3 lợn nhóm 2 chết hoặc có triệu chứng bệnh tích điển hình của bệnh viêm phổi thể kính.
+ Ít nhất 4/5 lợn nhóm 1 sống khỏe mạnh và không có bất kỳ triệu trứng bệnh tích nào của bệnh viêm phổi thể kính.
Phương pháp công cường độc trên chuột lang
Chuột lang được chia làm 02 nhóm:
- Nhóm 1: Tiêm vào bắp thịt hoặc dưới da cho ít nhất 10 chuột lang (5.2), mỗi con 1/4 liều vắc xin ghi trên nhãn.
- Nhóm 2: Tiêm nước sinh lý vô trùng cho ít nhất 05 chuột lang (5.2) với liều lượng tương tự như tiêm vắc xin.
- 14 ngày sau mũi tiêm thứ nhất, toàn bộ chuột nhóm 1 được tiêm mũi thứ hai với liều lượng và đường tiêm như mũi thứ nhất.
- 21 ngày sau mũi tiêm thứ hai, tất cả chuột lang nhóm 1 và nhóm 2 được thử thách với vi khuẩn Heamophillus parasuis cường độc (5.4) mỗi con 0,2 ml (tương đương với 5 x 109 CFU /0,2 ml) theo đường dưới da.
- Theo dõi chuột trong 7 ngày, vắc xin được coi là đạt nếu:
+ Ít nhất 3/5 chuột lang nhóm 2 chết hoặc có triệu chứng, bệnh tích điển hình
+ Ít nhất 7/10 chuột lang nhóm 1 sống khỏe mạnh.
Đánh giá hiệu giá kháng thể bằng phản ứng ELISA như thế nào?
Tại tiểu mục 8.4.3.1 Mục 8 TCVN 8685-14:2017 có nêu rõ đánh giá hiệu giá kháng thể bằng phản ứng ELISA như sau:
- Tiêm vắc xin vào bắp thịt cho ít nhất 05 lợn , mỗi con 1 liều vắc xin ghi trên nhãn. 14 ngày sau mũi tiêm thứ nhất, toàn bộ lợn được tiêm mũi thứ hai với liều lượng và đường tiêm như mũi thứ nhất. 21 ngày sau mũi tiêm thứ hai, lợn được lấy máu, chắt huyết thanh làm phản ứng ELISA
- Tiêm vắc xin vào dưới da cho ít nhất 5 thỏ (5.3), mỗi con 1 liều vắc xin ghi trên nhãn. 14 ngày sau mũi tiêm thứ nhất, toàn bộ thỏ được tiêm mũi thứ hai với liều lượng và đường tiêm như mũi thứ nhất. 21 ngày sau mũi tiêm thứ hai, thỏ được lấy máu, chắt huyết thanh làm phản ứng ELISA
- Tiêm vắc xin vào bắp thịt cho ít nhất 10 chuột lang (5.2), mỗi con 1/4 liều vắc xin ghi trên nhãn. 14 ngày sau mũi tiêm thứ nhất, toàn bộ chuột được tiêm mũi thứ hai với liều lượng và đường tiêm như mũi thứ nhất. 21 ngày sau mũi tiêm thứ hai, chuột được lấy máu, chắt huyết thanh làm phản ứng ELISA
- Đánh giá kết quả: vắc xin đạt tiêu chuẩn khi ít nhất 75 % mẫu huyết thanh đạt giá trị dương tính.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mã số thông tin của công trình xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng được khởi tạo khi nào?
- Thị trường liên quan được xác định trên cơ sở nào? Nguyên tắc xác định thị phần của doanh nghiệp trên thị trường liên quan?
- Quyết định 08/2024 về Hệ thống chuẩn mực kiểm toán nhà nước thế nào? Toàn văn Quyết định 08/2024/QĐ-KTNN?
- Sĩ quan sử dụng máy tính quân sự để kết nối vào mạng Internet làm lộ lọt thông tin thì xử lý như thế nào?
- Chế độ báo cáo của đơn vị cung cấp dịch vụ Online Banking từ 1 1 2025 theo Thông tư 50 2024?