TCVN 9346:2012 yêu cầu kỹ thuật đối với vật liệu làm bê tông và bê tông cốt thép đạt tính năng chống ăn mòn trong môi trường biển?
- TCVN 9346:2012 yêu cầu kỹ thuật đối với vật liệu làm bê tông và bê tông cốt thép đạt tính năng chống ăn mòn trong môi trường biển?
- Yêu cầu thiết kế đối với vật liệu làm bê tông và bê tông cốt thép đạt tính năng chống ăn mòn trong môi trường biển được quy định như thế nào?
- Yêu cầu về thi công bê tông tại TCVN 9346:2012 được quy định như thế nào?
TCVN 9346:2012 yêu cầu kỹ thuật đối với vật liệu làm bê tông và bê tông cốt thép đạt tính năng chống ăn mòn trong môi trường biển?
Tại Mục 5 TCVN 9346:2012 quy định về vật liệu làm bê tông và bê tông cốt thép chống ăn mòn như sau:
- Vật liệu để chế tạo bê tông chống ăn mòn cần phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật theo các TCVN hiện hành và một số yêu cầu bổ sung quy định ở Bảng 2.
- Để đảm bảo đồng thời mác bê tông theo cường độ nén và độ chống thấm nước ở Bảng 1, thành phần bê tông cần được thiết kế và thử nghiệm đạt yêu cầu trước khi sử dụng. Ngoài ra còn phải đảm bảo một số yêu cầu kỹ thuật sau đây:
+ Hàm lượng xi măng tối thiểu trong 1 m3 bê tông ở trong vùng khí quyển và vùng ngập nước là 350 kg/m3, trong vùng nước thay đổi là 400 kg/m3. Hàm lượng xi măng tối đa không vượt quá 500 kg/m3.
+ Hỗn hợp bê tông dùng loại có độ sụt thấp và không quá 8 cm. Trường hợp phải dùng hỗn hợp bê tông có độ sụt cao để thực hiện công nghệ thi công đặc biệt (bơm bê tông, đổ cọc nhồi…) thì sử dụng kết hợp với phụ gia dẻo hóa hoặc siêu dẻo.
- Đối với kết cấu có yêu cầu niên hạn sử dụng trên 50 năm (tới 100 năm) nằm trong vùng ngập nước và nước lên xuống, bê tông cần dùng xi măng pooclăng bền sunfat thường hoặc xi măng pooclăng thường kết hợp cùng các loại phụ gia khoáng hoạt tính cao (silicafume, tro trấu…).
TCVN 9346:2012 yêu cầu kỹ thuật đối với vật liệu làm bê tông và bê tông cốt thép đạt tính năng chống ăn mòn trong môi trường biển? (Hình từ Internet)
Yêu cầu thiết kế đối với vật liệu làm bê tông và bê tông cốt thép đạt tính năng chống ăn mòn trong môi trường biển được quy định như thế nào?
Tại Muc 4 TCVN 9346:2012 quy định về tính toán kết cấu ngoài việc được thực hiện theo các tiêu chuẩn thiết kế hiện hành: TCVN 5574:1991, TCVN 4116:1985, TCVN 2737:1995 hoặc các tiêu chuẩn quy phạm chuyên ngành khác, đồng thời phải áp dụng bổ sung các biện pháp chống ăn mòn quy định theo 4.1, 4.2, 4.3, 4.4, 4.5 và 4.6.
- Yêu cầu tối thiểu về mác bê tông, độ chống thấm của bê tông, chiều dày lớp bê tông bảo vệ cốt thép, bề rộng khe nứt giới hạn và cấu tạo kiến trúc bề mặt của kết cấu công trình được quy định ở Bảng 1.
- Các kết cấu thi công bằng phương pháp đổ bê tông dưới nước (cọc nhồi, đài móng) phải tăng 20 mm chiều dày bảo vệ so với yêu cầu tối thiểu ghi ở Bảng 1. Mối nối hàn các cọc đóng cần được bảo vệ bằng 3 lớp bitum nóng mác III hoặc IV.
- Đối với các kết cấu khó cấu tạo được chiều dày lớp bảo vệ cốt thép theo yêu cầu ở Bảng 1 thì có thể dùng chiều dày nhỏ hơn kết hợp áp dụng một trong các biện pháp bảo vệ hỗ trợ như sau:
+ Bảo vệ thêm mặt ngoài kết cấu bằng một lớp bê tông phun khô hoặc một lớp vữa trát chống thấm (hoặc kết hợp cả 2 lớp) có mác tương đương mác bê tông kết cấu và chiều dày bằng tổng chiều dày bê tông bảo vệ còn thiếu.
+ Bảo vệ thêm cốt thép bằng lớp sơn phủ chống ăn mòn, sử dụng chất ức chế ăn mòn kết hợp sơn chống thấm mặt ngoài kết cấu, hoặc bằng phương pháp catốt. Các phương pháp bảo vệ này được áp dụng theo chỉ dẫn riêng.
Trong mọi trường hợp không thiết kế chiều dày lớp bê tông bảo vệ nhỏ hơn 30 mm đối với kết cấu bề mặt trực diện với hơi nước biển hoặc nước biển và nhỏ hơn 20 mm đối với kết cấu nằm trong nhà.
- Đối với cáp ứng suất trước đặt trong kết cấu, ngoài việc được bảo vệ bằng lớp bê tông theo quy định ở Bảng 1, cần phải bơm chèn vữa xi măng không co ngót và không tách nước với mác tối thiểu 40 MPa vào trong ống luồn cáp. Cáp ứng suất trước đặt ngoài kết cấu được bảo vệ bằng dầu trong ống luồn cáp theo chỉ dẫn riêng.
- Đối với các kết cấu trong vùng ngập nước và nước lên xuống có yêu cầu niên hạn sử dụng trên 50 năm (tới 100 năm) thì ngoài việc phải thực hiện quy định ở Bảng 1 còn phải áp dụng thêm một trong các biện pháp bảo vệ hỗ trợ với mức tối thiểu như sau:
+ Tăng mác bê tông thêm 10 MPa, tăng độ chống thấm thêm một cấp (2 atm) và tăng thêm 20 mm chiều dày lớp bê tông bảo vệ so với quy định ở Bảng 1.
+ Tăng cường bảo vệ mặt ngoài kết cấu bằng một lớp bê tông phun khô có mác bằng bê tông kết cấu dày 30 mm hoặc một lớp bê tông phun khô có mác cao hơn bê tông kết cấu 10 MPa với chiều dày tối thiểu 20 mm.
+ Tăng cường bảo vệ trực tiếp cốt thép bằng phương pháp catot (theo chỉ dẫn riêng).
- Đối với các kết cấu trong vùng khí quyển trên mặt nước, trên bờ và gần bờ có yêu cầu niên hạn sử dụng trên 50 năm (tới 100 năm) thì ngoài việc phải thực hiện quy định ở Bảng 1 còn phải áp dụng thêm một trong các biện pháp bảo vệ hỗ trợ như sau:
+ Tăng mác bê tông thêm 10 MPa và độ chống thấm thêm một cấp hoặc tăng chiều dày lớp bê tông bảo vệ thêm 20 mm.
+ Tăng cường bảo vệ mặt ngoài kết cấu bằng một lớp bê tông phun khô có mác bằng bê tông kết cấu dày tối thiểu 15 mm.
+ Tăng cường thêm lớp sơn chống ăn mòn phủ mặt cốt thép trước khi đổ bê tông (chất liệu và quy trình sơn phủ cốt thép theo quy định riêng).
+ Quét sơn chống thấm bề mặt kết cấu, dùng chất ức chế ăn mòn cốt thép hoặc bảo vệ trực tiếp cốt thép bằng phương pháp bảo vệ catốt theo EN 12696:2000.
Yêu cầu về thi công bê tông tại TCVN 9346:2012 được quy định như thế nào?
Tại tiểu mục 6.2 Mục 6 TCVN 9346:2012 quy định về việc thi công bê tông như sau:
Thực hiện nghiêm ngặt các quy định thi công theo TCVN 4453:1995, ngoài ra phải tuân thủ các yêu cầu sau:
- Xi măng, cát, đá cần được phân lô và bảo quản tránh tác động trực tiếp của nước biển. Nếu cốt liệu được vận chuyển tới bằng đường biển hoặc lưu bãi lâu trên bờ biển thì trước khi trộn bê tông phải kiểm tra khống chế hàm lượng Cl- của cốt liệu theo yêu cầu ở Bảng 2. Khi thay đổi nguồn khai thác cốt liệu nhất thiết phải kiểm tra lại các chỉ tiêu theo quy định ở Bảng 2.
- Công tác sản xuất bê tông dùng cho các công trình ở vùng biển quy định như sau:
+ Trường hợp bê tông được sản xuất và thi công bằng cơ giới hoàn toàn (trộn tại trạm, vận chuyển bằng bơm hoặc xe chuyên dùng, đổ và đầm hỗn hợp bê tông bằng máy): Bê tông tại trạm trộn phải có độ sụt phù hợp điều kiện thi công và cường độ tối thiểu không nhỏ hơn 1,15 lần giá trị mác bê tông quy định ở Bảng 1.
+ Trường hợp bê tông được sản xuất và thi công bằng thủ công kết hợp cơ giới (cân đong, vận chuyển và đổ thủ công, trộn và đầm bằng máy): bê tông tại trạm trộn phải có độ sụt phù hợp điều kiện thi công và cường độ tối thiểu không nhỏ hơn 1,25 lần giá trị mác bê tông quy định ở Bảng 1.
- Trong phương án tổ chức thi công phải tính tới các sự cố mất điện, mưa, nắng nóng, trục trặc về thiết bị… để có biện pháp che chắn cốt thép và đảm bảo chất lượng bê tông.
- Bê tông chỉ được coi là thi công đạt yêu cầu bảo vệ chống ăn mòn khi các chỉ tiêu xác định trên các tổ mẫu đúc tại hiện trường và chiều dày lớp bê tông bảo vệ thực tế thỏa mãn các yêu cầu quy định ở Bảng 1.
- Vị trí mạch ngừng thi công áp dụng theo TCVN 4453:1995. Để đảm bảo độ kín khít của bê tông tại mạch ngừng, cần phải thực hiện các công việc sau:
+ Đánh xờm và rửa sạch bề mặt bê tông cũ bằng nước ngọt.
+ Đổ một lớp vữa xi măng - cát (tỷ lệ lấy như phần vữa của bê tông) dày từ 20 mm đến 30 mm, đầm kỹ sau đó mới đổ áp lớp bê tông mới lên.
+ Đối với mạch ngừng hoặc khe co dãn chắn nước nên dùng băng cách nước làm từ các vật liệu không bị gỉ như cao su, đồng, inốc…
- Đối với kết cấu bê tông cốt thép được thi công tại chỗ trong vùng nước lên xuống cần phải có biện pháp che chắn để bề mặt kết cấu không bị ngấm nước biển trong vòng 3 ngày đầu. Trong trường hợp không thực hiện được điều này thì cần tính toán thời gian đổ bê tông sao cho kết thúc công tác đổ bê tông tối thiểu 6 h trước khi nước thủy triều lên ngập kết cấu. Ngoài ra trong trường hợp này cần áp dụng các biện pháp làm kín ván khuôn (lót ni lông) không để nước làm phân rã bê tông và tăng cường bảo vệ cốt thép bằng cách sơn phủ cốt thép trước khi đổ bê tông.
- Bảo dưỡng bê tông được thực hiện theo TCVN 5592:1991. Không dùng nước biển hay nước lợ để bảo dưỡng bê tông cốt thép.
- Đổ bê tông trong nước biển hoặc nước lợ thực hiện theo quy trình đổ bê tông trong nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bố trí tái định cư là gì? Phương án bố trí tái định cư được phê duyệt cần phải được công bố ở đâu?
- Bệnh thận mạn là gì? Triệu chứng lâm sàng bệnh thận mạn? Các biến chứng của bệnh thận mạn như thế nào?
- Mẫu Báo cáo tổng kết thi hành pháp luật và đánh giá thực trạng quan hệ xã hội về thủ tục ban hành quyết định hành chính?
- Báo cáo tổng kết công tác đội và phong trào thiếu nhi? Tải Mẫu Báo cáo tổng kết công tác đội mới nhất?
- Ngày 20 tháng 12 có sự kiện gì? Ngày 20 tháng 12 là thứ mấy? Ngày 20 12 có phải ngày lễ lớn của nước ta?