TCVN 9466:2021 về cách thức lấy mẫu đại diện đối với chất thải rắn? Đặc tính vật lý của chất thải rắn bao gồm những đặc tính nào?
TCVN 9466:2021 về cách thức lấy mẫu đại diện đối với chất thải rắn?
Cách thức lấy mẫu đại diện đối với chất thải rắn được quy định tại TCVN 9466:2021 như sau:
Khi triển khai một cách thức lấy mẫu đống chất thải cần xem xét kỹ lưỡng các yếu tố đánh giá địa điểm đã nêu trong Điều 5. Vị trí và tần suất lấy mẫu (số lượng mẫu) cần phải được vạch ra rõ ràng trong kế hoạch lấy mẫu cũng như các quy định về sử dụng thiết bị lấy mẫu đặc biệt, tiếp cận với các thiết bị nặng tới tất cả diện tích của đống chất thải, nếu cần.
- Lấy mẫu đại diện
Lấy một tập hợp mẫu đại diện từ một đống chất thải sẽ phức tạp do một số yếu tố đánh giá địa điểm.
TCVN 9466:2021 về cách thức lấy mẫu đại diện đối với chất thải rắn? (Hình từ Internet)
Đặc tính vật lý của chất thải rắn bao gồm những đặc tính nào?
Tại TCVN 9466:2021 quy định về những đặc tính vật lý của chất thải rắn bao gồm các đặc tính vật lý như sau:
Phải xem xét một số đặc tính vật lý của đống chất thải trong quá trình đánh giá địa điểm. Tính thay đổi kích thước, hình dáng và tính ổn định của đống chất thải ảnh hưởng đến sự tiếp cận với đống chất thải để lấy mẫu cũng như các yêu cầu về an toàn. Tính thay đổi về vật lý sẽ ảnh hưởng đến số lượng mẫu cần lấy để xác định đặc tính đống chất thải ngoại trừ chấp nhận phương pháp lấy mẫu theo chỉ định (lấy mẫu độ chệch). Có thể sử dụng các kỹ thuật bao gồm độ cản và khúc xạ địa chấn (để xác định các đống chất thải có độ sâu rất lớn).
- Kích thước của đống chất thải sẽ ảnh hưởng đến cách thức lấy mẫu, việc tăng cỡ mẫu thường kèm theo việc tăng các đặc tính vật lý của đống chất thải. Tuy nhiên, số lượng mẫu lấy cần được đặc trưng bởi các tính chất của đống chất thải một cách phù hợp là một hàm số của các mục tiêu nghiên cứu và tính thay đổi vốn có của đống chất thải.
- Hình dáng của đống chất thải có thể ảnh hưởng đến cách thức lấy mẫu do làm hạn chế sự tiếp cận đến các khu vực bên trong đống chất thải và nếu địa hình phức tạp thì gây khó khăn cho việc lấy mẫu lưới. Đống chất thải cũng có thể tăng quy mô theo chiều thẳng đứng cả lớp dưới và lớp trên, gây khó khăn cho việc quyết định chiều sâu lấy mẫu.
- Độ ổn định của đống chất thải có thể hạn chế sự tiếp cận đến bề mặt và bên trong đống chất thải. Nên hạn chế sử dụng một số loại dụng cụ nặng để lấy mẫu do khả năng chịu tải của đống chất thải đối với trọng lượng của thiết bị.
Đặc tính của chất thải rắn bao gồm những đặc tính nào tại TCVN 9466:2021?
Tại TCVN 9466:2021 quy định về các đặc tính của chất thải như sau:
- Thành phần của đống chất thải có thể bao gồm cả các hợp chất vô cơ và hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC) và các hợp chất hữu cơ ít bay hơi (kể cả thuốc trừ sâu và PCB) [xem TCVN 13453 (ASTM D4547)]. Nên dùng phân tích đặc biệt, như các phép thử ngâm chiết hoặc phân tích đioxin/furan hoặc các hợp chất gây cháy nổ. Lấy mẫu khí đất là một kỹ thuật thăm dò tối thiểu mà có thể phát hiện sự có mặt và phân bố của các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi trong đất và trong các vật liệu xốp, chưa đóng rắn. Các ứng dụng phù hợp để giám sát khí đất được quy định trong ASTM D7758.
- Sự phân bố của các thánh phần trong đống chất thải có thể bị ảnh hưởng do sự thay đổi trong quy trình sản xuất dẫn đến thành phần của chất thải thay đổi; do độ dài khoảng thời gian mà vật liệu thải còn lại trong đống chất thải (đặc biệt VOC); do cách thức vận chuyển chất thải đến đống chất thải và do thực tiễn quản lý, như trộn chất thải từ các quá trình khác nhau.
- Sự biến đổi về vật lý và hóa học bao gồm cả tính biến đổi các tính chất hóa học của vật liệu bên trong đống chất thải, cũng như tính biến đổi các kích thước, tỷ trọng, độ cứng, đồ dễ vỡ hoặc mềm, hàm lượng ẩm, hợp nhất hay tách rời. Sự biến đổi có thể ngẫu nhiên hoặc phân tầng các vật liệu có các tính chất khác nhau hoặc chứa các loại khác nhau hoặc có các nồng độ thành phần khác nhau.
Có thể sử dụng phương pháp khảo sát địa vật lý trên đống chất thải để đánh giá tính không đồng nhất về vật lý mà có thể liên quan hoặc không liên quan đến tính đồng nhất hóa học, và để phát hiện các vật thể bị chôn lấp cần được xem xét trong quá trình xây dựng thiết kế lấy mẫu và biện pháp về an toàn cho cuộc điều tra.
Kỹ thuật phù hợp nhất để phát hiện các vật thể phi kim loại là nam châm điện. Rađa xuyên đất là một kỹ thuật phức tạp hơn nhưng cũng có thể được sử dụng.
Kỹ thuật nam châm điện đặc biệt thích hợp với các đống chất thải lớn có chứa nước rỉ rác (ví dụ chất thải quặng đuôi của mỏ) hoặc để phát hiện tính rời rạc trong một đống chất thải (ví dụ, các loại chất thải khác nhau, hoặc sự chuyển tiếp từ một khu vực thải bỏ đến đất nền). Đối với các vật thể kim loại, máy dò kim loại và nam châm điện là hữu dụng và tương đối dễ sử dụng tại hiện trường.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?