Tết Tây 2024 bắn pháo hoa ở đâu TPHCM? Lịch bắn pháo hoa Tết Dương lịch 2024 TP Hồ Chí Minh ra sao?
Tết Tây 2024 bắn pháo hoa ở đâu TPHCM?
Căn cứ theo quy định tại Điều 11 Nghị định 137/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 3 Nghị định 56/2023/NĐ-CP, việc bắn pháo hoa Tết Tây (Tết Dương lịch) 2024 cần phải có sự đồng ý của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch.
Theo đó, tại TP Hồ Chí Minh, UBND TP Hồ Chí Minh đã ban hành Kế hoạch tổ chức các hoạt động đón chào năm mới 2024. Trong đó nổi bật là hai chương trình là chương trình Countdown 2024 đếm ngược thời gian và chương trình bắn pháo hoa nghệ thuật.
Về chương trình bắn pháo hoa, chương trình bắn pháo hoa nghệ thuật sẽ diễn ra tại 02 địa điểm bắn:
- Điểm bắn tầm cao tại khu vực đầu đường hầm sông Sài Gòn.
- Điểm tầm thấp tại Công viên Văn hóa Đầm Sen, Quận 11.
Tết Tây 2024 bắn pháo hoa ở đâu TPHCM? Lịch bắn pháo hoa Tết Dương lịch 2024 TP Hồ Chí Minh ra sao? (Hình từ Internet)
Lịch bắn pháo hoa Tết Dương lịch 2024 TP Hồ Chí Minh ra sao?
Theo Trang tin Điện tử Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh, lịch bắn pháo hoa Tết Dương lịch 2024 TP Hồ Chí Minh như sau:
Thời gian: Từ 0 giờ đến 0 giờ 15 phút ngày 1/1/2024, kéo dài trong 15 phút.
Địa điểm bắn:
- Điểm bắn tầm cao tại khu vực đầu đường hầm sông Sài Gòn.
- Điểm tầm thấp tại Công viên Văn hóa Đầm Sen, Quận 11.
Người dân được sử dụng những loại pháo hoa nào trong dịp Tết Nguyên đán 2024?
Tại Điều 17 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định các trường hợp được sử dụng pháo hoa bao gồm:
Sử dụng pháo hoa
1. Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm.
2. Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân khi sử dụng pháo hoa chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.
Theo đó, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm.
Cá nhân khi sử dụng pháo hoa chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định về pháo hoa như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Pháo là sản phẩm có chứa thuốc pháo, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra phản ứng hóa học nhành, mạnh, sinh khí, tạo ra hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, gây ra tiếng nổ hoặc không gây ra tiếng nổ. Pháo bao gồm: Pháo nổ, pháo hoa.
a) Pháo nổ là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra tiếng nổ hoặc gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian;
Pháo nổ gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian được gọi là pháo hoa nổ;
Pháo hoa nổ tầm thấp là quả pháo có đường kính không lớn hơn 90 mm hoặc tầm bắn không vượt quá 120 m. Pháo hoa nổ tầm cao là quả pháo có đường kính trên 90 mm hoặc tầm bắn trên 120 m;
b) Pháo hoa là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ.
Như vậy, khoản 1 Điều 3 Nghị định 137/2020/NĐ-CP giải thích về hai khái niệm pháo hoa và pháo hoa nổ như sau:
- Pháo hoa nổ là loại pháo nổ gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian.
- Pháo hoa nổ tầm thấp là quả pháo có đường kính không lớn 90mm hoặc tầm bắn không vượt quá 120m. Pháo hoa nổ tầm cao là quả pháo có đường kinh trên 90mm hoặc tầm bắn trên 120m.
Muốn sử dụng pháo hoa nổ phải được cấp phép và chỉ được bắn trong các dịp Tết, Giỗ Tổ Hùng Vương, Quốc khánh… ( theo Điều 11 Nghị định 137/2020/NĐ-CP).
- Pháo hoa là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ.
Theo quy định trên, pháo hoa người dân sử dụng sẽ khác pháo nổ. Loại pháo hoa mà người dân được phép bắn không phải loại pháo hoa có tiếng nổ. Sự khác biệt của pháo hoa so với pháo hoa nổ là không gây ra tiếng nổ, tiếng rít.
Việc mua pháo hoa không nổ phải được thực hiện tại nơi sản xuất, kinh doanh đã được Nhà nước cấp phép, cho phép hoạt động sản xuất, kinh doanh pháo hoa.
Hiện nay, Công ty TNHH Một thành viên Hóa chất 21 (hay còn gọi là Nhà máy Z121) là đơn vị được Bộ Quốc phòng cho phép sản xuất và phân phối các sản phẩm pháo hoa.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?