Tết Thanh minh 2024 là ngày bao nhiêu? Những hoạt động ý nghĩa nên làm vào ngày Tết Thanh minh 2024?
Tết Thanh minh 2024 là ngày bao nhiêu?
Tết Thanh minh từ lâu đã trở thành một ngày Tết truyền thống của dân tộc. Đây là dịp các gia đình sẽ đi tảo mộ để dọn dẹp, sửa sang, phát quang cây cỏ xung quanh và đem bánh, trái... thắp hương cho mộ phần của Tổ tiên. Đây là một nét đẹp thể hiện truyền thống "Uống nước nhớ nguồn" của dân tộc.
Tết Thanh minh 2024 diễn ra vào ngày đầu tiên của tiết trời Thanh minh. Theo đó, Tết Thanh minh 2024 sẽ rơi vào thứ năm, ngày 4 tháng 4 năm 2024 dương lịch, nhằm ngày 26 tháng 2 năm Giáp Thìn.
Tết Thanh minh 2024 là ngày bao nhiêu? Những hoạt động ý nghĩa nên làm vào ngày Tết Thanh minh 2024? (Hình từ Internet)
Những hoạt động ý nghĩa nên làm vào ngày Tết Thanh minh 2024?
Dưới đây là một số hoạt động ý nghĩa mà các gia đình có thể thực hiện vào ngày Tết Thanh minh:
- Thăm viếng phần mộ Tổ tiên: Tết Thanh minh là dịp để gia đình thăm viếng, dọn dẹp và thắp hương cho phần mộ Tổ tiên.
- Lau dọn và thắp hương bàn thờ Tổ tiên: Ngày Tết Thanh minh, các gia đình nên lau dọn lại bàn thờ gia tiên, tuy nhiên chú ý tuyệt đối không xê dịch bát hương và nên thắp một nén hương, khấn xin Thần linh, tổ tiên về việc mình sẽ lau dọn bàn thờ.
- Dọn dẹp và trang trí nhà cửa: Trong ngày Tết Thanh minh, nên dọn dẹp và trang trí nhà cửa bằng hoa, lá, trái cây,…. Điều này giúp cho nhà cửa được tươi mới và có sức sống mới, tạo ra sự đón nhận tốt đẹp cho các phúc lộc trong năm mới.
- Trồng cây cảnh và chăm sóc cây: Tết Thanh minh là thời điểm tốt để trồng và chăm sóc cây cảnh. Gia đình có thể mua hoặc trồng cây mới trong khu vườn hoặc sân nhà, và dành thời gian chăm sóc, tưới nước và bón phân cho cây.
- Nấu những món ăn truyền thống: Tết Thanh Minh cũng là dịp để nấu những món ăn truyền thống như bánh trôi, bánh chay, bánh ít, bánh dày... Gia đình có thể tổ chức buổi ăn tại gia và thưởng thức những món ăn truyền thống này.
- Tham gia hoạt động tâm linh: Ngoài việc thăm mộ tổ tiên, gia đình có thể tham gia các hoạt động tâm linh khác như đi chùa, đền, ngôi miếu để cầu bình an và tìm kiếm sự cân bằng tinh thần.
- Dành thời gian cho gia đình: Tết Thanh minh là dịp để sum họp và dành thời gian cho gia đình, tổ chức các hoạt động bên gia đình như xem phim, chơi game, hoặc tham gia các trò chơi truyền thống.
- Tham gia các hoạt động văn hóa: Nhiều địa phương tổ chức các hoạt động văn hóa, lễ hội vào dịp Tết Thanh Minh. Các gia đình có thể tham gia xem biểu diễn nghệ thuật, diễu hành hoặc thưởng thức các trò chơi truyền thống.
Hành vi tăng giá hoa, trái cây trong ngày Tết Thanh minh bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ Điều 13 Nghị định 109/2013/NĐ-CP quy định về mức xử phạt người tăng giá bán hàng hoá, dịch vụ dịp Tết Thanh minh như sau:
Hành vi tăng giá hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu hàng hóa, dịch vụ bán tăng giá có tổng giá trị đến 50.000.000 đồng, đối với một trong những hành vi tăng giá sau:
a) Tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ cao hơn mức giá đã kê khai hoặc đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
b) Tăng giá theo giá ghi trong Biểu mẫu đăng ký hoặc văn bản kê khai giá với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền nhưng cơ quan nhà nước có thẩm quyền có văn bản yêu cầu giải trình mức giá đăng ký hoặc kê khai hoặc có văn bản yêu cầu đình chỉ áp dụng mức giá mới và thực hiện đăng ký lại, kê khai lại mức giá.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này nếu hàng hóa, dịch vụ có tổng giá trị từ trên 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này nếu hàng hóa, dịch vụ có tổng giá trị từ trên 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này nếu hàng hóa, dịch vụ có tổng giá trị từ trên 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng.
5. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này nếu hàng hóa, dịch vụ có tổng giá trị trên 500.000.000 đồng.
6. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 55.000.000 đồng hành vi tăng hoặc giảm giá hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý khi kiểm tra yếu tố hình thành giá theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp vào ngân sách nhà nước số tiền thu lợi do vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Điều này.
Theo điểm a khoản 5 Điều 3 Nghị định 109/2013/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền như sau:
Hình thức xử phạt và nguyên tắc áp dụng
...
5. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
a) Mức phạt tiền quy định từ Điều 5 đến Điều 17, Điều 20, từ Điều 22 đến Điều 32 Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với cá nhân.
Như vậy, tuỳ vào hành vi tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý và tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ bán tăng giá mà người tăng giá bán hàng hoá, dịch vụ vào ngày Tết Thanh minh sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng. Đối với tổ chức mức phạt này là gấp đôi.
Đồng thời, buộc nộp vào ngân sách nhà nước số tiền thu lợi do vi phạm hành chính đối với hành vi này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?