Hành vi thả diều gây chập điện sẽ bị xử lý như thế nào? Có bị xử lý hình sự hay không?
Mức xử phạt vi phạm hành chính cũ đối với hành vi thả diều gây chập điện là gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định 134/2013/NĐ-CP về mức phạt cũ đối với hành vi thả diều gây chập điện như sau:
"Điều 15. Vi phạm quy định về an toàn điện
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Vào trạm điện hoặc trèo lên cột điện khi không có nhiệm vụ;
b) Trồng cây hoặc để cây vi phạm khoảng cách an toàn đối với đường dây dẫn điện trên không, trạm điện;
c) Lắp đặt ăng ten ti vi, dây phơi, giàn giáo, biển, hộp đèn quảng cáo tại vị trí khi bị đổ, rơi có thể va chạm vào lưới điện;
d) Thả diều hoặc bất kỳ vật gì gây sự cố lưới điện."
Có thế thấy, theo quy định pháp luật trước đây, mức phạt tiền đối với hành vi thả diều gây chập điện là từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Mức xử phạt vi phạm hành chính mới nhất đối với hành vi thả diều gây chập điện là gì?
Theo quy định tại Điều 15 Nghị định 134/2013/NĐ-CP và khoản 18 Điều 2 Nghị định 17/2022/NĐ-CP về mức phạt mới nhất đối với hành vi thả diều gây chập điện như sau:
"Điều 15. Vi phạm quy định về an toàn điện
...
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Vào trạm điện hoặc trèo lên cột điện khi không có nhiệm vụ;
b) Trồng cây hoặc để cây vi phạm khoảng cách an toàn đối với đường dây dẫn điện trên không, trạm điện;
c) Lắp đặt ăng ten ti vi, dây phơi, giàn giáo, biển, hộp đèn quảng cáo tại vị trí khi bị đổ, rơi có thể va chạm vào lưới điện;
d) Thả điều hoặc bất kỳ vật gì gây sự cố lưới điện;
đ) Không thực hiện đúng và đầy đủ các biện pháp an toàn trước khi làm các công việc với phần không mang điện trên hệ thống điện;
e) Chặt, tỉa cây để bảo đảm an toàn lưới điện cao áp mà không thông báo cho tổ chức quản lý hoặc chủ sở hữu cây biết theo quy định;
g) Cản trở đơn vị quản lý vận hành lưới điện cao áp tiến hành kiểm tra hoặc sửa chữa những hư hỏng của trạm điện, đường dây dẫn điện theo quy định."
Như vậy, hiện nay, mức phạt tiền đối với hành vi thả diều gây chập điện là từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng, cao hơn rất nhiều so với mức tiền phạt trước đây.
Thả diều gây chập điện sẽ bị xử lý như thế nào?
Thả diều gây chập điện có thể bị xử lý hình sự không?
Hành vi thả diều gây chập điện nếu vi phạm quy định về an toàn vận hành công trình điện theo quy định tại Điều 314 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung bởi khoản 116 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) thì có thể cấu thành tội phạm hình sự và bị xử phạt như sau:
"Điều 314. Tội vi phạm quy định về an toàn vận hành công trình điện lực
1. Người nào cho phép xây nhà, công trình hoặc tự ý xây nhà, công trình trong phạm vi hành lang an toàn của công trình điện lực; gây nổ, gây cháy, đốt rừng làm nương rẫy, trồng cây, làm đổ cây ảnh hưởng đến an toàn vận hành công trình điện lực; đào hố, đóng cọc, xây nhà trong hành lang bảo vệ đường cáp điện ngầm; thả neo tàu, thuyền trong hành lang bảo vệ đường cáp điện ngầm đặt ở lòng sông, lòng biển đã có thông báo hoặc biển báo; lắp các thiết bị điện hoặc thi công đường điện không bảo đảm an toàn hoặc các hành vi khác gây mất an toàn vận hành công trình điện lực theo quy định của pháp luật thuộc một trong các trường hợp sau đây hoặc đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm:
a) Làm chết người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Làm chết 02 người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 năm đến 10 năm:
a) Làm chết 03 người trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
4. Vi phạm quy định về an toàn vận hành công trình điện lực trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?