Thanh minh 2024 kéo dài bao nhiêu ngày? Thanh Minh năm 2024 rơi vào ngày mấy âm lịch? Ngày mấy dương lịch?
Thanh minh 2024 kéo dài bao nhiêu ngày?
Một năm có 24 tiết khí, trong đó Thanh minh là tiết khí thứ 5, bắt đầu sau ngày Lập xuân 45 ngày và sau ngày Đông chí 105 ngày.
Theo lịch vạn niên, tết Thanh minh 2024 bắt đầu rơi vào thứ 5 ngày 4/4 dương lịch, tức ngày 26/2 âm lịch.
Tiết Thanh minh 2024 kéo dài khoảng 15 - 16 ngày, từ ngày 4/4 đến ngày 19/4 dương lịch (tức 26/2 đến 11/3 âm lịch)
Thanh minh 2024 kéo dài bao nhiêu ngày? Thanh Minh năm 2024 rơi vào ngày mấy âm lịch? Ngày mấy dương lịch? (Hình từ Internet)
Chiếm đoạt những đồ vật để ở trên mộ trong dịp Tết Thanh minh có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 319 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt quy định như sau:
Tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt
1. Người nào đào, phá mồ mả, chiếm đoạt những đồ vật để ở trong mộ, trên mộ hoặc có hành vi khác xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
b) Chiếm đoạt hoặc hủy hoại vật có giá trị lịch sử, văn hóa;
c) Vì động cơ đê hèn;
d) Chiếm đoạt bộ phận thi thể, hài cốt.
Theo đó, người có hành vi chiếm đoạt những đồ vật để ở trên mộ vào tết Thanh minh có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt
Người thực hiện hành vi chiếm đoạt những đồ vật để ở trên mộ vào tết Thanh minh có thể phải chịu hình phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. Nếu người vi phạm thuộc 01 trong những trường hợp tại khoản 2 Điều 319 Bộ luật Hình sự 2015 nói trên thì có thể bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
Đồng thời, căn cứ theo Điều 607 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về việc bồi thường thiệt hại do hành vi xâm phạm thi thể và mồ mả như sau:
Bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả
1. Cá nhân, pháp nhân xâm phạm đến mồ mả của người khác phải bồi thường thiệt hại.
2. Thiệt hại do xâm phạm mồ mả gồm chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại.
3. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp mồ mả của người khác bị xâm phạm phải bồi thường theo quy định tại khoản 2 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích theo thứ tự hàng thừa kế của người chết; nếu không có những người này thì người trực tiếp nuôi dưỡng người chết được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa đối với mỗi mồ mả bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
Theo như quy định trên, đối với hành vi chiếm đoạt những đồ vật để ở trên mộ thì người thân thích hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng người chết trong trường hợp người chết không có người thân thích có quyền kiện yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại.
Trong đó, khoản bồi thường bao gồm các khoản chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại và bồi thường về mặt tinh thần (trường hợp không thỏa thuận được thì khoản bồi thường này không quá 10 tháng lương cơ sở do Nhà nước quy định). Tuy nhiên, khoản bồi thường tổn thất tinh thần này chỉ được áp dụng đối với một số chủ thể nhất định.
Tết Thanh Minh người lao động có được nghỉ hay không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Bệnh cạnh đó tại Điều 111 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Nghỉ hằng tuần
1. Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.
2. Người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngày Chủ nhật hoặc ngày xác định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động.
3. Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định tại khoản 1 Điều 112 của Bộ luật này thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.
Theo như quy định trên, Tết Thanh Minh không nằm trong các ngày được nghỉ lễ, tết theo quy định.
Vậy nên, người lao động không được nghỉ vào ngày này. Tuy nhiên, nếu ngày Tết Thanh Minh trùng với ngày nghỉ hằng tuần thì người lao động sẽ được nghỉ theo dạng nghỉ hằng tuần.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mục đích nguồn lực tài chính từ tài sản công? Hình thức giám sát của cộng đồng đối với tình hình khai thác nguồn lực tài chính từ tài sản công?
- Đất rừng đặc dụng là gì? Tiêu chí phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất rừng đặc dụng được xác định như thế nào?
- Mẫu Báo cáo tổng kết công tác mặt trận thôn, bản, khu phố? Hướng dẫn lập Báo cáo tổng kết công tác mặt trận?
- Báo cáo thành tích tập thể Ban công tác Mặt trận thôn? Tải về mẫu báo cáo thành tích tập thể Ban công tác Mặt trận?
- Thẩm quyền giám sát việc phát hành trái phiếu chính quyền địa phương? Nguyên tắc hoán đổi trái phiếu?