Thành phần hồ sơ đề nghị cấp đăng ký pháp nhân phi thương mại cho tổ chức tôn giáo trực thuộc bao gồm những gì?
- Thành phần hồ sơ đề nghị cấp đăng ký pháp nhân phi thương mại cho tổ chức tôn giáo trực thuộc bao gồm những gì?
- Cơ quan nào có thẩm quyền chấp thuận giải thể tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc?
- Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc tiếp nhận tài trợ của tổ chức, cá nhân nước ngoài để thực hiện những hoạt động gì?
Thành phần hồ sơ đề nghị cấp đăng ký pháp nhân phi thương mại cho tổ chức tôn giáo trực thuộc bao gồm những gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 9 Nghị định 162/2017/NĐ-CP quy định như sau:
Trình tự, thủ tục cấp đăng ký pháp nhân phi thương mại cho tổ chức tôn giáo trực thuộc
1. Tổ chức tôn giáo đề nghị cấp đăng ký pháp nhân phi thương mại cho tổ chức tôn giáo trực thuộc có trách nhiệm gửi hồ sơ đề nghị đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này.
Hồ sơ đề nghị gồm:
a) Văn bản đề nghị nêu rõ tên, trụ sở, người đại diện của tổ chức tôn giáo; tên, trụ sở, địa bàn hoạt động, cơ cấu tổ chức, số lượng tín đồ, chức sắc, chức việc, nhà tu hành tại thời điểm đề nghị; họ và tên người đại diện của tổ chức tôn giáo trực thuộc được đề nghị cấp đăng ký;
b) Bản tóm tắt quá trình hoạt động tôn giáo của tổ chức tôn giáo trực thuộc từ khi được thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất;
c) Danh sách, sơ yếu lý lịch, phiếu lý lịch tư pháp, bản tóm tắt quá trình hoạt động tôn giáo của người đại diện và những người lãnh đạo của tổ chức tôn giáo trực thuộc;
d) Bản kê khai và giấy tờ chứng minh tài sản hợp pháp của tổ chức tôn giáo trực thuộc;
đ) Hiến chương, điều lệ hoặc các văn bản có nội dung tương tự của tổ chức tôn giáo trực thuộc.
2. Thẩm quyền cấp đăng ký pháp nhân phi thương mại:
a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp đăng ký pháp nhân phi thương mại cho tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở một tỉnh trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị hợp lệ; trường hợp từ chối cấp đăng ký phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương cấp đăng ký pháp nhân phi thương mại cho tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị hợp lệ; trường hợp từ chối cấp đăng ký phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Như vậy theo quy định trên thành phần hồ sơ đề nghị cấp đăng ký pháp nhân phi thương mại cho tổ chức tôn giáo trực thuộc bao gồm:
- Văn bản đề nghị nêu rõ tên, trụ sở, người đại diện của tổ chức tôn giáo; tên, trụ sở, địa bàn hoạt động, cơ cấu tổ chức, số lượng tín đồ, chức sắc, chức việc, nhà tu hành tại thời điểm đề nghị; họ và tên người đại diện của tổ chức tôn giáo trực thuộc được đề nghị cấp đăng ký.
- Bản tóm tắt quá trình hoạt động tôn giáo của tổ chức tôn giáo trực thuộc từ khi được thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất.
- Danh sách, sơ yếu lý lịch, phiếu lý lịch tư pháp, bản tóm tắt quá trình hoạt động tôn giáo của người đại diện và những người lãnh đạo của tổ chức tôn giáo trực thuộc.
- Bản kê khai và giấy tờ chứng minh tài sản hợp pháp của tổ chức tôn giáo trực thuộc.
- Hiến chương, điều lệ hoặc các văn bản có nội dung tương tự của tổ chức tôn giáo trực thuộc.
Thành phần hồ sơ đề nghị cấp đăng ký pháp nhân phi thương mại cho tổ chức tôn giáo trực thuộc bao gồm những gì? (Hình từ Internet)
Cơ quan nào có thẩm quyền chấp thuận giải thể tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 10 Nghị định 162/2017/NĐ-CP quy định như sau:
Trình tự, thủ tục giải thể tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc theo quy định của hiến chương
...
3. Thẩm quyền chấp thuận giải thể:
a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận việc giải thể tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở một tĩnh trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày hết thời hạn thanh toán các khoản nợ (nếu có) và thanh lý tài sản, tài chính ghi trong thông báo của tổ chức mà không có khiếu nại; trường hợp không chấp thuận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương chấp thuận việc giải thể tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày hết thời hạn thanh toán các khoản nợ (nếu có) và thanh lý tài sản, tài chính ghi trong thông báo của tổ chức mà không có khiếu nại; trường hợp không chấp thuận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
...
Như vậy theo quy định trên thẩm quyền chấp thuận giải thể tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc như sau:
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận việc giải thể tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở một tỉnh.
- Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương chấp thuận việc giải thể tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh.
Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc tiếp nhận tài trợ của tổ chức, cá nhân nước ngoài để thực hiện những hoạt động gì?
Căn cứ tại Điều 20 Nghị định 162/2017/NĐ-CP quy định như sau:
Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc tiếp nhận tài trợ của tổ chức, cá nhân nước ngoài để:
- Hỗ trợ hoạt động đào tạo, bồi dưỡng về tôn giáo cho người chuyên hoạt động tôn giáo.
- Sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới cơ sở tôn giáo; tổ chức cuộc lễ tôn giáo.
- Xuất bản, nhập khẩu kinh sách, đồ dùng tôn giáo thì thực hiện theo quy định của Chính phủ về quản lý, sử dụng viện trợ không hoàn lại.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lời chúc ngày truyền thống của Hội Cựu chiến binh Việt Nam 6 12 2024? Lời chúc kỷ niệm 35 năm ngày thành lập Hội CCB Việt Nam?
- Khẩu hiệu Ngày truyền thống Hội Cựu chiến binh Việt Nam 2024 ý nghĩa? Khẩu hiệu tuyên truyền kỷ niệm 35 năm Ngày thành lập Hội CCB Việt Nam 2024?
- 04 báo cáo lao động doanh nghiệp phải nộp trước khi kết thúc năm? Mẫu báo cáo lao động mới nhất?
- 03 trường hợp hợp tác xã ngừng hoạt động cho vay nội bộ? Điều kiện để hợp tác xã thực hiện hoạt động cho vay nội bộ là gì?
- Hợp tác xã giải thể thì quỹ chung không chia hình thành từ hỗ trợ của Nhà nước được bàn giao cho ai?