Thành phần hồ sơ đề nghị thanh toán chi phí cho người làm chứng, người phiên dịch trong tố tụng bao gồm những gì?
Chi phí cho người làm chứng, người phiên dịch trong tố tụng bao gồm những loại chi phí nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 15 Nghị định 81/2014/NĐ-CP quy định như sau:
Nội dung chi phí cho người làm chứng, người phiên dịch
1. Căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, chi phí cho người làm chứng, người phiên dịch được xác định bao gồm một hoặc một số chi phí sau đây:
a) Tiền lương hoặc thù lao cho người làm chứng; tiền công cho người phiên dịch;
b) Chi phí đi lại (nếu có);
c) Chi phí lưu trú (nếu có);
d) Các chi phí khác phát sinh (nếu có) theo quy định tại Khoản 2 Điều 18 Nghị định này.
2. Chi phí cho người làm chứng, người phiên dịch được tính theo ngày và thời gian thực tế tham gia phiên tòa, phiên họp và các hoạt động tố tụng khác giải quyết vụ án hình sự, vụ án hành chính, vụ việc dân sự.
3. Người làm chứng, người phiên dịch tại phiên họp giải quyết vụ việc dân sự, vụ án hành chính và các hoạt động tố tụng khác giải quyết vụ án hình sự, được hưởng chế độ tiền lương, thù lao cho người làm chứng, chế độ tiền công cho người phiên dịch bằng 50% mức chi phí đối với người làm chứng, người phiên dịch khi tham gia phiên tòa quy định tại Điều 16, Điều 17 Nghị định này.
Như vậy theo quy định trên chi phí cho người làm chứng, người phiên dịch trong tố tụng bao gồm:
- Tiền lương hoặc thù lao cho người làm chứng; tiền công cho người phiên dịch.
- Chi phí đi lại (nếu có).
- Chi phí lưu trú (nếu có).
- Các chi phí khác phát sinh (nếu có) theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Nghị định 81/2014/NĐ-CP.
Thành phần hồ sơ đề nghị thanh toán chi phí cho người làm chứng, người phiên dịch trong tố tụng bao gồm những gì?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 19 Nghị định 81/2014/NĐ-CP quy định như sau:
Thủ tục thanh toán chi phí cho người làm chứng, người phiên dịch
1. Ngay sau khi kết thúc công việc làm chứng, phiên dịch được triệu tập tại phiên tòa, phiên họp giải quyết vụ án hình sự, vụ án hành chính, vụ việc dân sự, người làm chứng, người phiên dịch gửi Hồ sơ đề nghị thanh toán theo quy định tại Khoản 2 Điều này tới cơ quan tiến hành tố tụng để làm thủ tục thanh toán.
2. Hồ sơ đề nghị thanh toán chi phí cho người làm chứng, người phiên dịch bao gồm:
a) Giấy đề nghị thanh toán chi phí cho người làm chứng, người phiên dịch có các nội dung chính sau: Tên, địa chỉ, mã số thuế của người đề nghị thanh toán chi phí người làm chứng, người phiên dịch; số tiền đề nghị thanh toán và phương thức thanh toán.
b) Tài liệu kèm theo Giấy đề nghị thanh toán chi phí cho người làm chứng, người phiên dịch là bản chính các hóa đơn, chứng từ hợp pháp có liên quan để chứng minh các khoản chi phí thực tế hợp lý đã phát sinh mà người làm chứng, người phiên dịch đã chi trả khi đến làm chứng, phiên dịch.
3. Cơ quan tiến hành tố tụng có trách nhiệm tiếp nhận Hồ sơ đề nghị thanh toán chi phí cho người làm chứng, người phiên dịch và kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp của hồ sơ theo quy định tại Khoản 2 Điều này. Trường hợp Hồ sơ đề nghị thanh toán chi phí cho người làm chứng, người phiên dịch chưa đáp ứng theo quy định tại Khoản 2 Điều này thì cơ quan tiến hành tố tụng phải thông báo cho người làm chứng, người phiên dịch biết và nêu rõ lý do để bổ sung hồ sơ theo quy định. Trường hợp Hồ sơ đề nghị thanh toán chi phí cho người làm chứng, người phiên dịch đầy đủ, hợp pháp, cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện chi trả chi phí cho người làm chứng, người phiên dịch theo quy định của pháp luật về chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước.
Như vậy theo quy định trên thành phần hồ sơ đề nghị thanh toán chi phí cho người làm chứng, người phiên dịch trong tố tụng bao gồm:
- Giấy đề nghị thanh toán chi phí cho người làm chứng, người phiên dịch có các nội dung chính sau:
+ Tên, địa chỉ, mã số thuế của người đề nghị thanh toán chi phí người làm chứng, người phiên dịch.
+ Số tiền đề nghị thanh toán và phương thức thanh toán.
- Tài liệu kèm theo Giấy đề nghị thanh toán chi phí cho người làm chứng, người phiên dịch là bản chính các hóa đơn, chứng từ hợp pháp có liên quan để chứng minh các khoản chi phí thực tế hợp lý đã phát sinh mà người làm chứng, người phiên dịch đã chi trả khi đến làm chứng, phiên dịch.
Tải mẫu giấy đề nghị thanh toán mới nhất 2023: Tại Đây
Thành phần hồ sơ đề nghị thanh toán chi phí cho người làm chứng, người phiên dịch trong tố tụng bao gồm những gì? (Hình từ Internet)
Mức tiền lương cho người làm chứng trong tố tụng là bao nhiêu?
Căn cứ tại điểm b khoản 1 Điều 16 Nghị định 81/2014/NĐ-CP quy định như sau:
Chi phí tiền lương, thù lao cho người làm chứng
1. Chi phí tiền lương cho người làm chứng tham gia phiên tòa giải quyết vụ án hình sự, vụ án hành chính, vụ việc dân sự như sau:
a) Chi phí tiền lương áp dụng trong trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng triệu tập đối với người thực hiện giám định, người thực hiện định giá tham gia phiên tòa giải quyết vụ án hình sự, vụ án hành chính, vụ việc dân sự với vai trò người làm chứng.
b) Mức tiền lương cho người làm chứng được hưởng bằng 200% mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, tính theo ngày lương do Nhà nước quy định.
2. Thù lao cho người làm chứng tham gia phiên tòa giải quyết vụ án hình sự, vụ án hành chính, vụ việc dân sự như sau:
a) Thù lao cho người làm chứng áp dụng cho các trường hợp không hưởng tiền lương theo quy định tại Khoản 1 Điều này.
b) Mức thù lao cho người làm chứng được hưởng bằng 100% mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, tính theo ngày lương do Nhà nước quy định.
Như vậy theo quy định trên mức tiền lương cho người làm chứng trong tố tụng bằng 200% mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, tính theo ngày lương do Nhà nước quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lỗi nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 phạt bao nhiêu tiền? Nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 bị trừ bao nhiêu điểm?
- Đáp án bảng C tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh ra sao?
- Hoàn thành nhiệm vụ có được thưởng theo Nghị định 73? Nếu có thì được thưởng bao nhiêu theo Nghị định 73?
- Chất là gì? Lượng là gì? Ví dụ về chất, lượng? Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa dựa trên nguyên tắc gì?
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?