Thành phố Hồ Chí Minh nghiên cứu xây dựng Bộ tiêu chí đánh giá gia đình hạnh phúc giai đoạn 2022-2030?

Gia đình là một phần của xã hội. Để có một xã hội phát triển thì mỗi gia đình cần phải gây dựng được nét văn hóa, nếp sống văn minh. Vậy Thành phố Hồ Chí Minh đã đưa ra những mục đích gì trong việc xây dựng và phát triển gia đình trong giai đoạn từ năm 2022 đến năm 2030? Xin cảm ơn!

Mục đích của việc xây dựng gia đình trong tình hình mới trên địa bàn TP.HCM là gì?

Theo Mục I Kế hoạch 1327/KH-UBND ngày 4/5/2022 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh thì mục đích phát triển gia đình, xây dựng gia đình trong tình hình mới giai đoạn 2022 - 2030 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh như sau:

- Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân về vị trí, vai trò của gia đình và công tác xây dựng gia đình trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Thành phố, Tổ quốc nhằm “đẩy mạnh phát triển văn hóa, tiến bộ, công bằng xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội, xây dựng gia đình hạnh phúc; vì cả nước, cùng cả nước, vì hạnh phúc của Nhân dân”; triển khai thực hiện hiệu quả đề án “Nghiên cứu xây dựng tiêu chí đánh giá gia đình hạnh phúc” theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 tạo nền tảng xây dựng xã hội hạnh phúc và động lực cho sự phát triển bền vững Thành phố, đất nước góp phần “xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh”.

- Xây dựng gia đình là vấn đề lớn, hết sức hệ trọng của dân tộc và của cả thời đại. Xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh là một trong những mục tiêu quan trọng của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đất nước giai đoạn 2021 - 2030. Xây dựng gia đình hạnh phúc là mục tiêu và động lực phát triển đất nước, là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của cả hệ thống chính trị, là nhiệm vụ cơ bản về xây dựng văn hóa, con người đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của Thành phố, đất nước nhằm hướng đến xây dựng con người Thành phố phát triển toàn diện làm hạt nhân xây dựng gia đình hạnh phúc, làm nền tảng xã hội phát triển bền vững.

- Gia đình là tế bào của xã hội; nơi duy trì nòi giống, môi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách; nơi lưu giữ, trao truyền các giá trị văn hóa của dân tộc. Do đó, việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 06-CT/TW của Ban Bí thư, Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam phải được tiến hành thường xuyên, kiên trì, nghiêm túc, thiết thực, tránh hình thức.

- Chú trọng công tác phối hợp, kiểm tra, giám sát; sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện, định kỳ báo cáo việc triển khai thực hiện; thực hiện nhân rộng, khen thưởng các cá nhân, mô hình, tập thể đơn vị thực hiện tốt Kế hoạch.

Theo đó, mục đích xây dựng, phát triển gia đình trong tình hình mới là nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của mọi người về vị trí và vai trò của gia đình. Xây dựng văn hóa gia đình để góp phần thúc đẩy phát triển văn hóa xã hội, công bằng xã hội.

Mục đích xây dựng và phát triển gia đình trong tình hình mới là gì? Quan điểm nào để đưa ra chiến lực xây dựng, phát triển gia đình?

Mục đích xây dựng và phát triển gia đình trong tình hình mới là gì? Quan điểm nào để đưa ra chiến lực xây dựng, phát triển gia đình?

Kinh phí thực hiện kế hoạch phát triển, xây dựng gia đình trong tình hình mới được lấy từ đâu?

Theo Mục III Kế hoạch 1327/KH-UBND ngày 4/5/2022 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh thì kinh phí thực hiện kế hoạch phát triển gia đình, xây dựng gia đình trong tình hình mới giai đoạn 2022 - 2030 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh được sử dụng từ những nguồn sau đây:

- Đối với thành phố Thủ Đức và các quận, huyện: Kinh phí thực hiện Kế hoạch từ nguồn ngân sách nhà nước được bố trí theo phân cấp ngân sách hiện hành.

- Đối với các sở, ban, ngành, đoàn thể Thành phố: kinh phí thực hiện Kế hoạch từ nguồn ngân sách nhà nước được bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm của các đơn vị.

- Ngoài nguồn ngân sách nhà nước, các cơ quan, đơn vị chủ động vận động sự tài tài trợ của các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật để thực hiện kế hoạch.

Theo đó, kinh phí thực hiện kế hoạch phát triển gia đình, xây dựng gia đình trong tình hình mới giai đoạn 2022 - 2030 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh từ nguồn ngân sách nhà nước và nhân sách hàng năm của các đơn vị. Ngoài ra, có thể vận động sự đóng góp từ các cá nhân, tổ chức để thực hiện kế hoạch.

Quan điểm để xây dựng kế hoạch phát triển gia đình trong tình hình mới là gì?

Theo Mục I Điều 1 Quyết định 2238/QĐ-TTg ban hành ngày 30/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ thì quan điểm để xây dựng kế hoạch phát triển gia đình, xây dựng gia đình trong tình hình mới đến năm 2030 như sau:

- Gia đình là tế bào của xã hội; nơi duy trì nòi giống; môi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng, giáo dục nhân cách con người và lưu giữ, trao truyền các giá trị văn hóa của dân tộc; là nền tảng xây dựng xã hội hạnh phúc trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

- Xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy phát triển bền vững; là trách nhiệm của các cấp, các ngành và toàn xã hội.

- Phát huy vai trò của gia đình nhằm tạo môi trường giáo dục sớm, góp phần xây dựng con người có nhân cách, lối sống tốt đẹp, phát triển toàn diện, trở thành trung tâm, chủ thể, nguồn lực quan trọng nhất trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Ưu tiên, tạo điều kiện thuận lợi để các gia đình nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần, tiếp cận các giá trị tốt đẹp của nền văn hóa, văn minh nhân loại và các thành tựu của khoa học công nghệ.

Theo đó, mỗi gia đình là một tế bào của xã hội, là nơi nuôi dưỡng và góp phần lớn trong việc hình thành nhân cách của một con người. Thế nên xây dựng gia đình phát triển sẽ là nền tảng để xây dựng một xã hội văn minh, công bằng và hạnh phúc.

Xây dựng gia đình
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hoạt động hỗ trợ xây dựng gia đình hạnh phúc, phát triển bền vững tại cộng đồng gồm những nội dung nào?
Pháp luật
Thành phố Hồ Chí Minh nghiên cứu xây dựng Bộ tiêu chí đánh giá gia đình hạnh phúc giai đoạn 2022-2030?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Xây dựng gia đình
2,209 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Xây dựng gia đình

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Xây dựng gia đình

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào