Thành phố Hồ Chí Minh phát động Tháng Nhân đạo năm 2023 diễn ra trong tháng 5 thông qua các hoạt động nào?

Xin hỏi, Thành phố Hồ Chí Minh phát động Tháng Nhân đạo năm 2023 diễn ra trong tháng 5 thông qua các hoạt động nào? chị Minh Tâm - TP.HCM

Thế nào là tháng Nhân đạo?

- Nhân đạo là đạo đức thể hiện sự yêu thương, sự quý trọng và bảo vệ con người. Là một đạo lý thể hiện lòng tốt, lòng nhân ái đến toàn thể loài người mà không trục lợi.

- Còn chủ nghĩa nhân đạo là sự tổng hợp tất cả những suy nghĩ, quan điểm, hành vi đạo đức khẳng định giá trị và phẩm chất của con người, tôn trọng sự tự do của con người, nhằm thỏa mãn những nguyện vọng và nhu cầu chân chính của con người.

- Và Tháng Nhân đạo là tháng cao điểm toàn dân làm nhân đạo. Việc tổ chức “Tháng Nhân đạo” hàng năm góp phần:

+ Nâng cao nhận thức, khơi dậy lòng nhân ái trong các tầng lớp nhân dân và trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, các lực lượng xã hội trong công tác nhân đạo, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước đối với công tác nhân đạo;

+ Tạo phong trào thi đua làm việc thiện sâu rộng trong các cơ quan, tổ chức và các tầng lớp nhân dân, thúc đẩy công cuộc xóa đói, giảm nghèo, xây dựng cộng đồng đoàn kết, giàu lòng nhân ái;

+ Đẩy mạnh công tác vận động nguồn lực tại địa phương trợ giúp các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn.

THÁNG NHÂN ĐẠP

Thành phố Hồ Chí Minh phát động Tháng Nhân đạo năm 2023 diễn ra trong tháng 5 thông qua các hoạt động nào?(Hình từ internet)

Thành phố Hồ Chí Minh phát động Tháng Nhân đạo năm 2023 diễn ra trong tháng 5 thông qua các hoạt động nào?

- Trước đó, ngày 13/4, tại hội trường cơ quan Hội Chữ thập đỏ Thành phố Hồ Chí Minh, đã diễn ra Hội nghị triển khai thực hiện “Tháng Nhân đạo” năm 2023, với sự hiện diện của Thường trực Hội Chữ thập đỏ quận, huyện, thành phố Thủ Đức và các đơn vị trực thuộc.

- Hội Chữ thập đỏ Thành phố, chủ trì hội nghị đã triển khai Kế hoạch 13/KH-CTĐ, ban hành ngày 30/3/2023 về thực hiện “Tháng Nhân đạo” 2023, nhấn mạnh một số nội dung trọng tâm gắn kết chương trình “An toàn cho ngư dân nghèo, khó khăn”, “Dinh dưỡng cho trẻ em nghèo, khuyết tật”.

- Với chủ đề “Chung sức xây dựng cộng đồng nhân ái”, Thành phố Hồ Chí Minh đồng loạt khởi động “Tháng Nhân đạo” trong toàn hệ thống Hội kể từ ngày 15/4/2023, với nhiều hoạt động truyền thông tại Hội Chữ thập đỏ các cấp. Tập trung 02 tuần cao điểm diễn ra từ ngày 08/5 (Ngày Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm quốc tế) đến ngày 19/5 (Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người sáng lập và là Chủ tịch Danh dự đầu tiên của Hội).

- Ngày 9/5, Hội Chữ thập Đỏ Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức phát động Tháng Nhân đạo năm 2023.

+ Theo đó, Tháng Nhân đạo năm 2023 diễn ra trong tháng 5 với chủ đề “Từ trái tim mỗi chúng ta, chung sức xây dựng cộng đồng nhân ái.”

+ Trong Tháng Nhân đạo năm nay, Hội Chữ thập Đỏ Thành phố Hồ Chí Minh đặt mục tiêu vận động được hơn 90 tỷ đồng để trợ giúp cho người có hoàn cảnh khó khăn, trong đó, ưu tiên ngư dân nghèo, khó khăn và trẻ em nghèo, khuyết tật thuộc Chương trình “An toàn cho ngư dân nghèo, khó khăn” và “Dinh dưỡng cho trẻ em nghèo, khuyết tật."

Hội Chữ thập Đỏ các quận, huyện đăng ký vận động hơn 26 tỷ đồng, thực hiện 93 công trình nhân đạo và chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ 49.200 lượt người, xây dựng 7 cây cầu nông thôn, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa 42 nhà Chữ thập Đỏ, 5 bếp ăn.

Điều kiện đối với người muốn hiến máu nhân đạo là gì?

Theo Điều 4 Thông tư 26/2013/TT-BYT thì người hiến máu là người có đủ tiêu chuẩn về tuổi, sức khỏe và các điều kiện khác, cụ thể như sau:

- Tuổi: từ đủ 18 tuổi đến 60 tuổi.

- Sức khỏe:

+ Người có cân nặng ít nhất là 42 kg đối với phụ nữ, 45 kg đối với nam giới được phép hiến máu toàn phần;

+ Người có cân nặng từ 42 kg đến dưới 45 kg được phép hiến không quá 250 ml máu toàn phần mỗi lần;

+ Người có cân nặng 45 kg trở lên được phép hiến máu toàn phần không quá 09 ml/kg cân nặng và không quá 500ml mỗi lần.

+ Người có cân nặng ít nhất là 50 kg được phép hiến các thành phần máu bằng gạn tách;

+ Người hiến máu có thể hiến một hoặc nhiều thành phần máu trong mỗi lần gạn tách, nhưng tổng thể tích các thành phần máu hiến không quá 500 ml;

+ Người có cân nặng ít nhất là 60 kg được phép hiến tổng thể tích các thành phần máu hiến mỗi lần không quá 650 ml.

+ Không mắc các bệnh mạn tính hoặc cấp tính về thần kinh, tâm thần, hô hấp, tuần hoàn, tiết niệu, tiêu hoá, gan mật, nội tiết, máu và tổ chức tạo máu, bệnh hệ thống, bệnh tự miễn, tình trạng dị ứng nặng;

+ Không mang thai vào thời điểm đăng ký hiến máu (đối với phụ nữ);

+ Không có tiền sử lấy, hiến, ghép bộ phận cơ thể người;

+ Không nghiện ma tuý, nghiện rượu;

+ Không có khuyết tật nặng và khuyết tật đặc biệt nặng theo quy định tại Luật Người khuyết tật;

+ Không sử dụng một số thuốc được quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 26/2013/TT-BYT

+ Không mắc các bệnh lây truyền qua đường máu, các bệnh lây truyền qua đường tình dục tại thời điểm đăng ký hiến máu;

- Lâm sàng:

+ Tỉnh táo, tiếp xúc tốt;

+ Huyết áp tâm thu trong khoảng từ 100 mmHg đến dưới 160 mmHg và tâm trương trong khoảng từ 60 mmHg đến dưới 100 mmHg;

+ Nhịp tim đều, tần số trong khoảng từ 60 lần đến 90 lần/phút;

+ Không có một trong các biểu hiện sau: gày, sút cân nhanh (trên 10% cân nặng cơ thể trong thời gian 6 tháng); da xanh, niêm mạc nhợt; hoa mắt, chóng mặt; vã mồ hôi trộm; hạch to xuất hiện nhiều nơi; sốt; phù; ho, khó thở; tiêu chảy; xuất huyết các loại; có các tổn thương, dấu hiệu bất thường trên da.

- Xét nghiệm:

+ Đối với người hiến máu toàn phần và hiến các thành phần máu bằng gạn tách: nồng độ hemoglobin phải đạt ít nhất bằng 120 g/l; nếu hiến máu toàn phần thể tích trên 350 ml phải đạt ít nhất 125 g/l.

+ Đối với người hiến huyết tương bằng gạn tách: nồng độ protein huyết thanh toàn phần phải đạt ít nhất bằng 60g/l và được xét nghiệm trong thời gian không quá 01 tháng;

+ Đối với người hiến tiểu cầu, bạch cầu hạt, tế bào gốc bằng gạn tách: số lượng tiểu cầu phải lớn hơn hoặc bằng 150´109/l.

Như vậy, người hiến máu nhân đạo cần đáp ứng các điều kiện về độ tuổi, sức khỏe, lâm sáng và xét nghiệm theo quy định nêu trên.

- Ngoài các tiêu chuẩn trên, việc được hiến máu do bác sỹ khám tuyển chọn người hiến máu xem xét, quyết định.

Hiến máu nhân đạo
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Người hiến máu sẽ được cung cấp thông tin về các dấu hiệu, triệu chứng bệnh lý nào? Có thể hiến tối đa bao nhiêu ml máu trong một lần hiến?
Pháp luật
Ngày Thế giới Tôn vinh những Người Hiến máu 14/6/2024 người lao động đi hiến máu có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?
Pháp luật
Phụ nữ sau khi sinh con phải trì hoãn việc hiến máu nhân đạo trong thời gian bao lâu? Người hiến máu nhân đạo được hưởng những quyền lợi gì?
Pháp luật
Bao nhiêu tuổi thì được hiến máu nhân đạo? Người mới sinh con phải trì hoãn hiến máu nhân đạo trong thời gian bao lâu?
Pháp luật
Người hiến máu nhân đạo phải đáp ứng những tiêu chuẩn gì? Quyền lợi của người hiến máu nhân đạo được quy định như thế nào?
Pháp luật
Thành phố Hồ Chí Minh phát động Tháng Nhân đạo năm 2023 diễn ra trong tháng 5 thông qua các hoạt động nào?
Pháp luật
Đối với người hiến máu thì khoảng thời gian tối thiểu giữa các lần hiến máu là bao lâu? Người trên 60 tuổi có được tham gia hiến máu nhân đạo không?
Pháp luật
Các xét nghiệm bắt buộc phải thực hiện đối với tất cả đơn vị máu toàn phần, thành phần máu đã hiến là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hiến máu nhân đạo
1,460 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hiến máu nhân đạo

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hiến máu nhân đạo

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào