Thanh tra giáo dục không được kiểm tra quá 01 lần/tháng đối với một đối tượng kiểm tra kể từ 24/5/2023?
- Thanh tra giáo dục không được kiểm tra quá 01 lần/tháng đối với một đối tượng kiểm tra kể từ 24/5/2023 đúng không?
- Dự thảo Quyết định ban hành kế hoạch kiểm tra, trình Lãnh đạo Bộ phụ trách Thanh tra duyệt ký, ban hành trong thời gian bao lâu?
- Hoạt động kiểm tra của thanh tra giáo dục phải thực hiện theo nguyên tắc và mục đích như thế nào?
Thanh tra giáo dục không được kiểm tra quá 01 lần/tháng đối với một đối tượng kiểm tra kể từ 24/5/2023 đúng không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 11 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 1489/QĐ-BGDĐT năm 2023 quy định như sau:
Yêu cầu khi xây dựng kế hoạch kiểm tra
1. Không bố trí kiểm tra quá 03 lần/năm, quá 01 lần/tháng đối với một đối tượng kiểm tra và bảo đảm nguyên tắc quy định tại khoản 2 Điều 3 của Quy định này.
2. Hạn chế các cuộc kiểm tra trong tháng 6, tháng 7 (trừ trường hợp cuộc kiểm tra về Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và kiểm tra đột xuất) và tháng 12 hằng năm (trừ trường hợp kiểm tra đột xuất).
3. Đối với cuộc kiểm tra có nội dung kiểm tra liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của nhiều đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, khi xây dựng kế hoạch kiểm tra phải có đơn vị chủ trì và đơn vị phối hợp. Ưu tiên bố trí cuộc kiểm tra có nội dung kiểm tra liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của nhiều đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo do một Lãnh đạo Bộ phụ trách.
Đồng thời căn cứ theo quy định tại Điều 2 Quyết định 1489/QĐ-BGDĐT năm 2023 quy định như sau:
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Quyết định này thay thế Quyết định số 2692/QĐ-BGDĐT ngày 26 tháng 7 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về công tác kiểm tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
So với quy định tại Điều 3 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 2692/QĐ-BGDĐT năm 2018 quy định như sau:
Nguyên tắc kiểm tra
1. Chính xác, khách quan, công khai, dân chủ, kịp thời; không chồng chéo về nội dung, đối tượng, thời gian kiểm tra; không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng kiểm tra.
2. Việc tiến hành kiểm tra được thực hiện trên cơ sở quyết định kiểm tra hoặc văn bản kiểm tra của người có thẩm quyền.
3. Không bố trí kiểm tra quá 3 lần/năm và 2 lần/tháng đối với một đối tượng kiểm tra (trừ trường hợp kiểm tra đột xuất).
Theo đó, kể từ ngày 24/5/2023, thanh tra giáo dục không được thanh tra quá 01 lần/tháng đối với một đối tượng kiểm tra
So với quy định cũ là không quá 2 lần/tháng đối với một đối tượng kiểm tra.
Thanh tra giáo dục không được kiểm tra quá 01 lần/tháng đối với một đối tượng kiểm tra kể từ 24/5/2023? (HÌnh từ Internet)
Dự thảo Quyết định ban hành kế hoạch kiểm tra, trình Lãnh đạo Bộ phụ trách Thanh tra duyệt ký, ban hành trong thời gian bao lâu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 1489/QĐ-BGDĐT năm 2023 quy định như sau:
Xây dựng kế hoạch kiểm tra
1. Căn cứ Điều 11 của Quy định này, đơn vị đề xuất kế hoạch kiểm tra (Mẫu số 01-KT), gửi Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo (sau đây gọi tắt là Thanh tra) trước ngày 30 tháng 10 hằng năm. Đề xuất của đơn vị phải có ý kiến đồng ý của Lãnh đạo Bộ phụ trách trước khi gửi Thanh tra tổng hợp chung.
2. Thanh tra tổng hợp đề xuất của các đơn vị, xây dựng dự thảo Quyết định ban hành kế hoạch kiểm tra trước ngày 15 tháng 11 hằng năm. Trong quá trình tổng hợp, trường hợp các đơn vị đề xuất kế hoạch kiểm tra không bảo đảm quy định tại Điều 11 của Quy định này, Thanh tra đề nghị các đơn vị điều chỉnh theo đúng quy định.
3. Thanh tra gửi dự thảo Quyết định ban hành kế hoạch kiểm tra, lấy ý kiến của các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo có liên quan và ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo trước ngày 10 tháng 12 hằng năm.
4. Thanh tra tổng hợp ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo và ý kiến của các đơn vị, hoàn thiện dự thảo Quyết định ban hành kế hoạch kiểm tra, trình Lãnh đạo Bộ phụ trách Thanh tra duyệt ký, ban hành trước ngày 25 tháng 12 hằng năm.
Theo như quy định trên, dự thảo Quyết định ban hành kế hoạch kiểm tra được hoàn thành và trình Lãnh đạo Bộ phụ trách Thanh tra duyệt ký ban hành trước ngày 25 tháng 12 hằng năm.
Hoạt động kiểm tra của thanh tra giáo dục phải thực hiện theo nguyên tắc và mục đích như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 1489/QĐ-BGDĐT năm 2023 quy định nguyên tắc hoạt động kiểm tra của Bộ giáo dục và đào tạo như sau:
Nguyên tắc hoạt động kiểm tra
1. Khách quan, công khai, minh bạch, dân chủ, kịp thời, chính xác, đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định.
2. Không trùng lặp, chồng chéo về nội dung, đối tượng, thời gian giữa các đoàn thanh tra, kiểm tra, không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng kiểm tra.
3. Việc tiến hành kiểm tra được thực hiện trên cơ sở Quyết định kiểm tra của người có thẩm quyền
Đồng thời căn cứ theo quy định tại Điều 2 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 1489/QĐ-BGDĐT năm 2023 quy định nguyên tắc hoạt động kiểm tra của Bộ giáo dục và đào tạo như sau:
Mục đích hoạt động kiểm tra
1. Kịp thời nắm bắt thông tin việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao của đối tượng kiểm tra.
2. Phòng ngừa vi phạm, xử lý vi phạm (nếu có); phát hiện hạn chế, bất cập trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền có giải pháp, biện pháp khắc phục; giúp đối tượng kiểm tra thực hiện đúng nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
3. Phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Theo như quy định trên, hoạt động kiểm tra thanh tra giáo dục được thực hiện theo 3 nguyên tắc trên.
Đồng thời hoạt động kiểm tra được thực hiện để hoàn thành các mục đích nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu xác nhận kết quả giao dịch chứng khoán tại Tổng Công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam?
- Mẫu đơn đăng ký nhu cầu hỗ trợ hợp tác xã mới nhất theo Nghị định 113? Hồ sơ đăng ký nhu cầu hỗ trợ bao gồm gì?
- Mức cho vay nội bộ tối đa của hợp tác xã là bao nhiêu? Lãi suất áp dụng đối với khoản nợ vay quá hạn thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ chiến sỹ Công an nhân dân mới nhất? Hướng dẫn cách viết bản nhận xét?
- Cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm các thông tin nào? Phân loại thông tin trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng?