Tháo gỡ rào cản kỹ thuật trong xuất khẩu nông sản, tích cực đàm phán mở cửa thị trường chính ngạch theo chỉ đạo mới của Thủ tướng?
- Chính ngạch là gì? Quy trình cần thiết trước khi xuất khẩu nông sản sang nước ngoài ra sao?
- Tháo gỡ rào cản kỹ thuật trong xuất khẩu nông sản, tích cực đàm phán mở cửa thị trường chính ngạch tại Chỉ đạo mới của Thủ tướng?
- Sẽ có giải pháp hỗ trợ các doanh nghiệp đăng ký bảo hộ thương hiệu nông sản trong nước và trên thị trường quốc tế đúng không?
Mới đây, ngày 31/5/2023, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện 492/CĐ-TTg năm 2023 về việc chủ động triển khai các biện pháp cấp bách nhằm giảm ùn ứ và thúc đẩy xuất khẩu nông sản tại các cửa khẩu biên giới phía Bắc.
Chính ngạch là gì? Quy trình cần thiết trước khi xuất khẩu nông sản sang nước ngoài ra sao?
Hiện pháp luật vẫn chưa có quy định cụ thể về khái niệm chính ngạch nhưng từ thực tế thị trường hiện nay, có thể hiểu rằng chính ngạch là hình thức mua bán thương mại mang tính quốc tế cao.
- Hiện nay, đối với Việt Nam ta, mua bán chính ngạch là hình thức mà các công ty, doanh nghiệp trong nước ký những hợp đồng thương mại với các nước đối tác.
+ Việc ký hết hợp đồng sẽ dựa vào hiệp định cam kết giữa các quốc gia với nhau, giữa nước ta và nước cung cấp hàng hóa hoặc giữa nước ta với các tổ chức, hiệp hội, khu vực… theo thông lệ quốc tế.
Một quy trình xuất khẩu nông sản sang nước ngoài bao gồm các bước cơ bản sau:
- Bước 1: Tìm kiếm đối tác nhập khẩu tại nước ngoài (trước khi muốn tiến hành xuất khẩu bất cứ sản phẩm gì thì đều cần phải tìm kiếm nơi mà hàng sẽ được xuất khẩu đi – đến nơi nhập khẩu và ký kết hợp đồng xuất nhập khẩu).
- Bước 2: Lên quy trình xuất khẩu đối với từng loại nông sản cụ thể để chuẩn bị thực hiện các thủ tục liên quan.
- Bước 3: Chuẩn bị đầy đủ những giấy tờ cần thiết để lô hàng được phép xuất khẩu tại Việt Nam:
+ Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất nông sản xuất khẩu theo quy định điểm g khoản 1 Điều 2 Thông tư 38/2018/TT-BNNPTNT
Tháo gỡ rào cản kỹ thuật trong xuất khẩu nông sản, tích cực đàm phán mở cửa thị trường chính ngạch tại Chỉ đạo mới của Thủ tướng? (Hình internet)
Tháo gỡ rào cản kỹ thuật trong xuất khẩu nông sản, tích cực đàm phán mở cửa thị trường chính ngạch tại Chỉ đạo mới của Thủ tướng?
Tại Công điện 492/CĐ-TTg năm 2023 cho hay:
- Hiện nay, một số loại trái cây đang vào vụ thu hoạch (Sầu riêng, Mít, Vải, Thanh long…); dự báo phương tiện đường bộ chở hoa quả và nông sản xuất khẩu từ các địa phương sẽ tiếp tục dồn về các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn và các tỉnh biên giới phía Bắc, nguy cơ xảy ra tình trạng ùn ứ hàng nông sản xuất khẩu, gia tăng chi phí, gây thiệt hại cho người dân, doanh nghiệp và ảnh hưởng đến an toàn giao thông, an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường tại khu vực một số cửa khẩu ở Lạng Sơn.
- Trước tình hình trên, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng các Bộ..., các cơ quan liên quan chủ động chỉ đạo, tổ chức triển khai các giải pháp cấp bách nhằm giảm ùn ứ và thúc đẩy xuất khẩu nông sản đang vào mùa vụ được thuận lợi; cần tập trung chỉ đạo quyết liệt một số nhiệm vụ cụ thể chia làm giải pháp trước mắt và giải pháp lâu dài.
Theo đó, giải pháp lâu dài được giao thực hiện cho các đơn vị:
*Bộ trưởng Bộ Công Thương
- Chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngoại giao, Giao thông vận tải và các cơ quan liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao triển khai các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu nông sản theo hình thức chính ngạch, đa dạng hóa các phương thức vận tải hàng nông sản xuất khẩu (đường bộ, đường biển, đường sắt, hàng không…).
* Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng các Bộ: Công Thương, Ngoại giao, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các địa phương và các cơ quan liên quan tích cực đàm phán thúc đẩy mở cửa thị trường, nhất là thị trường chính ngạch, tháo gỡ rào cản kỹ thuật trong xuất khẩu nông sản.
+ Tập trung đẩy nhanh tiến độ đàm phán về quản lý chất lượng để tăng các loại trái cây được chính thức xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc;
+ Tiếp tục đàm phán với phía Bạn để giảm tỷ lệ nông sản Việt Nam phải kiểm tra khi xuất khẩu vào Trung Quốc.
Như vậy, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng các Bộ: Công Thương, Ngoại giao, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các địa phương và các cơ quan liên quan tích cực đàm phán thúc đẩy mở cửa thị trường, nhất là thị trường chính ngạch, tháo gỡ rào cản kỹ thuật trong xuất khẩu nông sản.
Sẽ có giải pháp hỗ trợ các doanh nghiệp đăng ký bảo hộ thương hiệu nông sản trong nước và trên thị trường quốc tế đúng không?
Bên cạnh đó, tại Công điện 492/CĐ-TTg năm 2023 về việc chủ động triển khai các biện pháp cấp bách nhằm giảm ùn ứ và thúc đẩy xuất khẩu nông sản tại các cửa khẩu biên giới phía Bắc, Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Hướng dẫn, phối hợp với các địa phương khẩn trương xây dựng, phát triển các vùng sản xuất nông sản hàng hóa tập trung với quy mô phù hợp, bảo đảm đáp ứng các quy định về truy xuất nguồn gốc sản phẩm, chỉ dẫn địa lý, an toàn thực phẩm, đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng hàng hóa phục vụ cho xuất khẩu và tiêu dùng trong nước.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng, ban hành các quy chuẩn, xây dựng các tiêu chuẩn về sản xuất, sản phẩm nông sản thuộc phạm vi quản lý.
+ Phối hợp với Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức xây dựng và triển khai chỉ dẫn địa lý về nông, lâm, thủy sản thuộc phạm vi quản lý;
+ Tổ chức thực hiện có hiệu quả các giải pháp đăng ký bảo hộ thương hiệu cho các sản phẩm nông sản chủ lực của Việt Nam, các giải pháp ứng dụng công nghệ trong truy xuất nguồn gốc sản phẩm được bảo hộ sở hữu trí tuệ; hỗ trợ các doanh nghiệp đăng ký bảo hộ thương hiệu nông sản trong nước và trên thị trường quốc tế.
Như vậy, hỗ trợ các doanh nghiệp đăng ký bảo hộ thương hiệu nông sản trong nước và trên thị trường quốc tế là giải pháp lâu dài mà Thủ tướng giao Bộ NN&PTNT tổ chức thực hiện.
Xem chi tiết toàn văn tại đây Công điện 492/CĐ-TTg năm 2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mã số thông tin của công trình xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng được khởi tạo khi nào?
- Thị trường liên quan được xác định trên cơ sở nào? Nguyên tắc xác định thị phần của doanh nghiệp trên thị trường liên quan?
- Quyết định 08/2024 về Hệ thống chuẩn mực kiểm toán nhà nước thế nào? Toàn văn Quyết định 08/2024/QĐ-KTNN?
- Sĩ quan sử dụng máy tính quân sự để kết nối vào mạng Internet làm lộ lọt thông tin thì xử lý như thế nào?
- Chế độ báo cáo của đơn vị cung cấp dịch vụ Online Banking từ 1 1 2025 theo Thông tư 50 2024?