Thay đổi diện mạo nông thôn Việt Nam: Thu nhập bình quân của người dân nông thôn năm 2030 phấn đấu tăng gấp 2,5 - 3 lần so với năm 2020?

Tôi nghe nói Ban chấp hành trung ương có đưa ra nghị quyết về phát triển nông thôn nông nghiệp mục tiêu năm 2030 và tầm nhìn đến 2045, cho hỏi chính sách phát triển gồm những mục tiêu nào? Mong được hỗ trợ, tôi cảm ơn!

Mục tiêu tổng quát phát triển nông nghiệp, nông thôn đến năm 2030 được Đảng chỉ đạo như thế nào?

Theo Nghị quyết 19-NQ/TW năm 2022 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do Ban Chấp hành Trung ương ban hành như sau:

- Mục tiêu tổng quát đến năm 2030

+ Nông dân và cư dân nông thôn có trình độ, đời sống vật chất và tinh thần ngày càng cao, làm chủ quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn.

+ Nông nghiệp phát triển nhanh, bền vững, hiệu quả, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia, quy mô sản xuất hàng hoá nông sản ngày càng lớn, bảo đảm môi trường sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu.

+ Nông thôn phát triển toàn diện, có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại, cơ cấu kinh tế và hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, môi trường sống an toàn, lành mạnh, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội được giữ vững; tổ chức đảng và hệ thống chính trị ở cơ sở trong sạch, vững mạnh.

Mục tiêu cụ thể phát triển nông nghiệp, nông thôn đến năm 2030 được Đảng chỉ đạo như thế nào?

Theo Nghị quyết 19-NQ/TW năm 2022 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do Ban Chấp hành Trung ương ban hành như sau:

- Mục tiêu cụ thể đến năm 2030

+ Tốc độ tăng trưởng GDP ngành Nông nghiệp phấn đấu đạt bình quân khoảng 3%/năm; tăng năng suất lao động nông nghiệp bình quân từ 5,5 - 6%/năm.

+ Tốc độ tăng trưởng công nghiệp, dịch vụ nông thôn phấn đấu đạt bình quân trên 10%/năm.

+ Số xã đạt chuẩn nông thôn mới trên 90%, trong đó, phấn đấu 50% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; số đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới trên 70%, trong đó phấn đấu 35% số đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.

+ Thu nhập bình quân của người dân nông thôn năm 2030 phấn đấu tăng gấp 2,5 - 3 lần so với năm 2020.

+ Tỉ lệ hộ gia đình nông thôn được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn đạt 80%.

+ Tỉ trọng lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội dưới 20%; bình quân hằng năm đào tạo nghề cho khoảng 1,5 triệu lao động nông thôn.

+ Tỉ lệ che phủ rừng ổn định ở mức 42%, nâng cao năng suất, chất lượng rừng; tỉ lệ chất thải rắn sinh hoạt nông thôn được thu gom, xử lý theo quy định đạt 90%.

Ban chấp hành TW: Thu nhập bình quân của người dân nông thôn năm 2030 phấn đấu tăng gấp 2,5 - 3 lần so với năm 2020?

Thay đổi diện mạo nông thôn Việt Nam: Thu nhập bình quân của người dân nông thôn năm 2030 phấn đấu tăng gấp 2,5 - 3 lần so với năm 2020?

Tầm nhìn đến năm 2045 phát triển nông nghiệp, nông thôn được Đảng chỉ đạo như thế nào?

Theo Nghị quyết 19-NQ/TW năm 2022 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do Ban Chấp hành Trung ương ban hành như sau:

- Tầm nhìn đến năm 2045

+ Nông dân và cư dân nông thôn văn minh, phát triển toàn diện, có thu nhập cao.

+ Nông nghiệp sinh thái, sản xuất hàng hoá quy mô lớn, có giá trị gia tăng cao, gắn kết chặt chẽ với thị trường trong và ngoài nước, công nghiệp chế biến và bảo quản nông sản hiện đại, xuất khẩu nhiều loại nông sản đứng hàng đầu thế giới.

+ Nông thôn hiện đại, có điều kiện sống tiệm cận với đô thị, môi trường sống xanh, sạch, đẹp, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm vững chắc.

Tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn đến năm 2030 được Đảng chỉ đạo như thế nào?

Theo Nghị quyết 19-NQ/TW năm 2022 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do Ban Chấp hành Trung ương ban hành như sau:

- Bộ Chính trị ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết; lãnh đạo, chỉ đạo triển khai đồng bộ, kịp thời, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, hành động của cả hệ thống chính trị về phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân và cư dân nông thôn.

- Các tỉnh uỷ, thành uỷ, ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng uỷ trực thuộc Trung ương tổ chức nghiên cứu, học tập, quán triệt nội dung Nghị quyết cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, hội viên và nhân dân; chủ động xây dựng chương trình hành động, kế hoạch, đề án, cụ thể hoá nhiệm vụ của địa phương, đơn vị mình thực hiện Nghị quyết.

- Đảng đoàn Quốc hội, Ban cán sự đảng Chính phủ lãnh đạo, chỉ đạo, tập trung thể chế hoá, sớm đưa nội dung Nghị quyết vào cuộc sống; ưu tiên bố trí nguồn lực cho phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn; tăng cường kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện Nghị quyết.

- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội tăng cường tuyên truyền, vận động, hướng dẫn đoàn viên, hội viên và nhân dân tích cực tham gia phát triển nông nghiệp, nông thôn; tăng cường giám sát, phản biện quá trình thực hiện Nghị quyết tại các địa phương, đơn vị.

- Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương và các cơ quan liên quan tổ chức hướng dẫn tuyên truyền nội dung Nghị quyết, kết quả thực hiện, nhất là những gương tập thể, cá nhân điển hình trong thực hiện Nghị quyết.

- Ban Kinh tế Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện Nghị quyết; định kỳ báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Phát triển nông nghiệp
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Không tính lãi nợ với các khoản vay của cá nhân do ảnh hưởng bão lũ? Cơ chế bảo đảm các khoản vay là gì?
Pháp luật
Cơ cấu lại và phát triển nông nghiệp Thủ đô đến 2025, định hướng đến 2030, tầm nhìn đến 2045, giải pháp tại Nghị quyết 15-NQ/TW là gì?
Pháp luật
Hộ gia đình đầu tư cây ăn quả lâu năm được tổ chức tín dụng cho vay không có tài sản bảo đảm tối đa bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Việc cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn được thực hiện theo những nguyên tắc nào? Mức cho vay là bao nhiêu?
Pháp luật
Hộ gia đình trồng cây công nghiệp được vay 200 triệu đồng mà không cần tài sản đảm bảo có đúng không?
Pháp luật
Nông thôn mới: Đảm bảo phát triển hài hoà, bền vững giữa nông thôn và thành thị, giữa các vùng, miền và địa phương theo hướng hiện đại, văn minh?
Pháp luật
Thay đổi diện mạo nông thôn Việt Nam: Thu nhập bình quân của người dân nông thôn năm 2030 phấn đấu tăng gấp 2,5 - 3 lần so với năm 2020?
Pháp luật
Phát triển nông nghiệp hiệu quả: Đẩy mạnh tích tụ, tập trung đất đai; phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, quy mô lớn?
Pháp luật
Mục tiêu xóa đói, bảo đảm an ninh lương thực, cải thiện dinh dưỡng và thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững như thế nào?
Pháp luật
Viện trưởng Viện chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn phải có trình độ cao cấp lí luận chính trị đúng không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phát triển nông nghiệp
2,260 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phát triển nông nghiệp

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Phát triển nông nghiệp

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào