Thể lệ Cuộc thi Sáng kiến bảo đảm trật tự trường học về phòng ngừa bạo lực học đường và lao động trẻ em năm 2024 thế nào?
Đối tượng nào được dự thi Cuộc thi Sáng kiến bảo đảm trật tự trường học?
Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quyết định 287/QĐ-BGDĐT 2024 TẢI tổ chức Cuộc thi Sáng kiến bảo đảm trật tự trường học về phòng ngừa bạo lực học đường và lao động trẻ em năm 2024 từ ngày 01/3/2024 đến 30/6/2024.
Theo Thể lệ cuộc thi ban hành kèm theo Quyết định 287/QĐ-BGDĐT 2024 nêu rõ đối tượng dự thi Cuộc thi Sáng kiến bảo đảm trật tự trường học về phòng ngừa bạo lực học đường và lao động trẻ em năm 2024 như sau:
Đối tượng dự thi
Học sinh phổ thông (bao gồm học sinh các trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú; trường chuyên, trường năng khiếu, trường dành cho người khuyết tật; học viên học chương trình giáo dục phổ thông tại trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên).
Theo đó, đối tượng dự thi Cuộc thi Sáng kiến bảo đảm trật tự trường học gồm:
- Học sinh tiểu học
- Học sinh trung học cơ sở
- Học sinh các trường trung học phổ thông; trường phổ thông có nhiều cấp học; trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú
- Học sinh trường chuyên, trường năng khiếu, trường dành cho người khuyết tật
- Học viên tại trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên.
Thể lệ Cuộc thi Sáng kiến bảo đảm trật tự trường học về phòng ngừa bạo lực học đường và lao động trẻ em năm 2024 thế nào?
Bài dự thi Cuộc thi Sáng kiến bảo đảm trật tự trường học có nội dung, hình thức ra sao?
Căn cứ theo tiểu mục 2 Mục II Thể lệ Cuộc thi Sáng kiến bảo đảm trật tự trường học về phòng ngừa bạo lực học đường và lao động trẻ em năm 2024 ban hành kèm theo Quyết định 287/QĐ-BGDĐT 2024 nêu rõ hình thức, nội dung bài dự thi như sau:
(1) Cấp tiểu học:
- Hình thức: Vẽ tranh cổ động trên khổ giấy A3 không giới hạn về màu sắc, không giới hạn nguyên vật liệu (như bút chì, màu sáp, bút lông...).
- Chủ đề:
+ Chủ đề 1: Phòng ngừa bạo lực học đường
++ Khuyến khích hành động đẹp giữ gìn trường học hạnh phúc, an toàn trật tự; môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, không bạo lực học đường.
++ Phê bình các hình thức gây bạo lực học đường.
+ Chủ đề 2: Phòng ngừa lao động trẻ em
++ Tuyên truyền về tác hại của lao động trẻ em.
++ Tuyên truyền về tầm quan trọng của việc đi học nhằm góp phần trang bị tri thức, kỹ năng cho trẻ em hướng tới việc làm bền vững, tương lai tươi sáng.
(2) Cấp Trung học cơ sở, Trung học phổ thông
- Hình thức: Bài thi viết của cá nhân học sinh, chưa từng dự thi tại các cuộc thi khác, chưa được đăng báo, trang tin điện tử hoặc mạng xã hội. Bài viết tham dự Cuộc thi được viết tay hoàn toàn có độ dài tối đa không quá 1.200 từ.
- Chủ đề:
+ Chủ đề 1: Phòng ngừa bạo lực học đường
++ Viết về cảm xúc, nhận định bản thân trước hành vi bạo lực học đường gây mất trật tự trường học và sáng kiến, giải pháp, mô hình hay cách thức phòng chống bạo lực học đường, góp phần xây dựng trường học an toàn thân thiện.
++ Viết về 1 câu chuyện phòng ngừa bạo lực học đường, giữ gìn an ninh trật tự trường học mà em tâm đắc.
++ Viết về cảm xúc của bản thân nếu em đã từng là nạn nhân của bạo lực học đường từ đó đề xuất giải pháp, cách thức ngăn chặn bạo lực học đường.
++ Viết về sáng kiến bản thân với nhà trường trong việc xây dựng trường học hạnh phúc, trường học không bạo lực học đường.
+ Chủ đề 2: Phòng ngừa lao động trẻ em
++ Viết về những tác hại của lao động trẻ em và tầm quan trọng của giáo dục.
++ Viết về 1 câu chuyện về một trường hợp trẻ em tham gia lao động được giúp đỡ quay lại trường học mà em tâm đắc.
++ Viết về sáng kiến, giải pháp, cách thức phòng ngừa lao động trẻ em, hỗ trợ, can thiệp cho trẻ em có nguy cơ và trẻ em phải lao động trái với quy định của pháp luật và vai trò của các bên liên quan (nhà trường, gia đình, cộng đồng, bản thân trẻ em).
Lưu ý:
- Số lượng bài tham dự cuộc thi: Mỗi học sinh thực hiện tối đa 01 bài.
- Tác phẩm tham dự cuộc thi phải ghi rõ thông tin cá nhân (ở mặt sau bài thi vẽ hoặc ở trên đầu với bài thi viết):
+ Họ và tên tác giả
+ Giới tính
+ Tên lớp, tên trường, địa chỉ trường
+ Số điện thoại của (tác giả và cha, mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp)
+ Địa chỉ email (nếu có).
Cơ cấu giải thưởng của Cuộc thi Sáng kiến bảo đảm trật tự trường học thế nào?
Theo Mục IV Thể lệ Cuộc thi Sáng kiến bảo đảm trật tự trường học về phòng ngừa bạo lực học đường và lao động trẻ em năm 2024 ban hành kèm theo Quyết định 287/QĐ-BGDĐT 2024 nêu rõ cơ cấu giải thưởng đối với mỗi vòng thi, bao gồm:
- Cấp Tiểu học: 01 giải Nhất, 02 giải Nhì, 02 giải Ba.
- Cấp Trung học cơ sở: 01 giải Nhất, 02 giải Nhì, 02 giải Ba.
- Cấp Trung học phổ thông: 01 giải Nhất, 02 giải Nhì, 02 giải Ba.
Ban tổ chức Cuộc thi các vòng tùy theo điều kiện thực tế có thể trao thêm các giải khuyến khích, giải phụ (nếu có).
Ngoài ra thí sinh đoạt giải còn được Ban Tổ chức của từng vòng thi xem xét và tổ chức khen thưởng theo một trong các hình thức như sau:
- Giấy khen
- Bằng khen
- Các hình thức khen thưởng khác theo quy định hiện hành (bao gồm cả việc chi trả kinh phí giải thưởng).
Thêm vào đó, Ban Tổ chức Cuộc thi cấp toàn quốc tổ chức khen thưởng cho thí sinh đoạt giải Vòng Cuộc thi cấp toàn quốc, bao gồm:
- Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho các thí sinh đoạt giải Nhất và giải Nhì;
- Giấy chứng nhận của Ban Tổ chức cho các thí sinh đoạt giải Ba.
- Quà của Nhà Tài trợ (nếu có) và tiền mặt (tùy theo khả năng huy động của Ban Tổ chức Cuộc thi được bổ sung vào tiền thưởng theo quy định).
Những biện pháp phòng ngừa bạo lực học đường hiện nay là gì?
Căn cứ theo Điều 6 Nghị định 80/2017/NĐ-CP nêu rõ các biện pháp phòng ngừa bạo lực học đường như sau:
- Tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức của người học, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong cơ sở giáo dục, gia đình người học và cộng đồng về mối nguy hiểm và hậu quả của bạo lực học đường;
Về trách nhiệm phát hiện, thông báo, tố giác hành vi bạo lực học đường; ngăn ngừa và can thiệp kịp thời đối với các hành vi bạo lực học đường phù hợp với khả năng của bản thân;
- Giáo dục, trang bị kiến thức, kỹ năng về phòng, chống xâm hại người học; phòng, chống bạo lực học đường; bạo lực trẻ em trên môi trường mạng cho người học, cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên của cơ sở giáo dục và gia đình người học;
Giáo dục, tư vấn kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ cho người học;
- Công khai kế hoạch phòng, chống bạo lực học đường và các kênh tiếp nhận thông tin, tố giác về bạo lực học đường;
- Tổ chức kiểm tra, giám sát, thu thập và xử lý thông tin liên quan đến bạo lực học đường;
- Thực hiện các phương pháp giáo dục tích cực, không bạo lực đối với người học.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?