Thể lệ Cuộc thi Tìm hiểu kiến thức về Năng suất chất lượng trong sinh viên năm 2024 như thế nào?
Thể lệ Cuộc thi Tìm hiểu kiến thức về Năng suất chất lượng trong sinh viên năm 2024 thế nào?
Theo Thông báo từ BTC Thì Thể lệ Cuộc thi Tìm hiểu kiến thức về Năng suất chất lượng trong sinh viên năm 2024 TẢI VỀ như sau:
Đối tượng dự thi:
– Là sinh viên thuộc các Câu lạc bộ hoạt động về năng suất chất lượng tại các trường đại học, cao đẳng trong phạm vi toàn quốc.
– Mỗi Câu lạc bộ là một đội thi; mỗi trường đại học, cao đẳng có không quá 01 Câu lạc bộ dự thi.
– Không giới hạn số lượng thành viên của các đội thi. Riêng đối với phần thi Kiến thức chung và phần thi Thuyết trình, mỗi đội cử 03 đại diện tham gia trả lời trực tiếp tại sân khấu; khi phần thi bắt đầu diễn ra, các đội không được thay đổi thành viên tham gia.
Nội dung thi
– Kiến thức chung về năng suất chất lượng thông qua buổi chia sẻ trực tiếp về Năng suất chất lượng tại các trường đại học, cao đẳng và 10 buổi đào tạo trực tuyến về các công cụ nâng cao năng suất, chất lượng do Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (nay là Uỷ ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quốc gia) phối hợp tổ chức với các trường đại học, cao đẳng trong giai đoạn từ năm 2023 – 2024; các tài liệu được đăng tải tại trang web: p4sv.com
– Các dự án, phương án cải tiến, nâng cao năng suất chất lượng trong đời sống, nhà trường và doanh nghiệp.
Thời gian thi:
– Thời gian nhận hồ sơ bắt đầu từ ngày: 25/10/2024 đến hết ngày 01/11/2024
– Thời gian công bố kết quả Vòng sơ loại: 08/11/2024
– Thời gian diễn ra Vòng thi trực tiếp tại 3 miền:
+ Miền Bắc: ngày 25/11/2024
+ Miền Trung: ngày 27/11/2024
+ Miền Nam: ngày 29/11/2024
– Thời gian diễn ra Vòng thi Chung kết: 27/12/2024
Thể lệ cuộc thi, cách tính điểm cuộc thi:
Vòng sơ loại
Các đội đăng ký tham gia Cuộc thi “Tìm hiểu kiến thức về Năng suất chất lượng trong sinh viên” gửi 01 video/clip kèm theo Phiếu đăng ký dự thi và gửi cho Ban Tổ chức theo địa chỉ email p4sv@tcvn.gov.vn (Mẫu Phiếu đăng ký tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định)
Video/clip đính kèm có nội dung: Giới thiệu về trường, đội thi, những hiểu biết của các đội về năng suất quanh chúng ta và truyền cảm hứng về tầm quan trọng của việc nâng cao năng suất, chất lượng trong cuộc sống. Thời lượng tối đa không quá 05 phút.
Ban Tổ chức sẽ đăng tải tại fanpage chính thức của cuộc thi trên nền tảng Facebook. Sau đó khán giả sẽ bình chọn bằng hình thức tương tác với bài thi trên fanpage.
Thời gian bình chọn: Bắt đầu từ ngày 03/11/2024 đến 17h00 ngày 07/11/2024.
Đội có nhiều lượt thích và chia sẻ nhất sẽ nhận được quà trị giá 2.000.000 đồng của Ban Tổ chức (Cách tính điểm như sau: 01 lượt thích nhận được 01 điểm, 01 lượt chia sẻ nhận được 02 điểm).
Căn cứ nội dung của các clip, Ban Tổ chức sẽ chọn ra 8 đội tham dự vòng thi trực tiếp tại miền Bắc; 4 đội tham dự vòng thi trực tiếp tại miền Trung; 8 đội tham dự vòng thi trực tiếp tại miền Nam.
Vòng thi trực tiếp:
Vòng loại tại ba miền:
Phần 1: Chào hỏi và khởi động
Các đội thi sẽ chuẩn bị nội dung biểu diễn và thể hiện tài năng của mình trên sân khấu trong thời gian tối đa 07 phút.
Nội dung biểu diễn: tiểu phẩm, sáng tác thơ/ nhạc, múa, hát,… liên quan đến chủ đề năng suất, chất lượng trong cuộc sống.
Các thành viên Ban Giám khảo sẽ chấm điểm độc lập cho mỗi đội thi, số điểm tối đa là 120 điểm. Số điểm mỗi đội thi dành được tại phần thi là trung bình cộng của các thành viên Ban Giám khảo.
Ban Giám khảo cho điểm theo các tiêu chí: tính sáng tạo; ý tưởng liên quan đến năng suất, chất lượng; khả năng trình diễn trên sân khấu (Theo bảng chấm điểm của Ban Giám khảo).
Phần 2: Kiến thức chung
Mỗi đội thi sẽ cử 03 thành viên tham gia trực tiếp tại Cuộc thi.
Lần lượt từng đội thi sẽ giải đáp 10 câu hỏi khác nhau trong lĩnh vực năng suất chất lượng (05 câu hỏi lựa chọn đúng/sai và 05 câu hỏi lựa chọn trong 03 đáp án). Đội thi có thời gian tối đa là 02 phút để trả lời 10 câu hỏi; mỗi câu trả lời đúng sẽ được 10 điểm, trả lời sai không bị trừ điểm. Ban Tổ chức chỉ chấp nhận phương án trả lời đầu tiên được đội thi đưa ra.
Tổng số điểm tối đa mỗi đội dành được tại Vòng thi này là 100 điểm.
Phần 3: Thuyết trình
Các đội thi sẽ bốc thăm 01 trong 10 chủ đề về các công cụ nâng cao năng suất chất lượng gồm có: 5S, Kaizen, TPM, KPI, TWI, Lean, QCC, 7 Lãng phí, MFCA được Ban Tổ chức đưa ra và chia sẻ về chủ đề đó. Mỗi đội sẽ có thời gian chuẩn bị 10 phút.
Mỗi đội thi sẽ có tối đa 05 phút để trình bày về chủ đề của mình.
Ban Giám khảo sẽ có 01 câu hỏi phụ cho mỗi chủ đề. Các đội sẽ có 01 phút để suy nghĩ và 01 phút trả lời câu hỏi phụ của Ban Giám khảo.
Các thành viên Ban Giám khảo sẽ chấm điểm độc lập cho mỗi đội thi, số điểm tối đa là 180 điểm. Số điểm mỗi đội thi dành được tại phần thi là trung bình cộng của các thành viên Ban Giám khảo.
Ban Giám khảo cho điểm theo các tiêu chí: nội dung trình bày; liên hệ với thực tế; năng lực trả lời vấn đáp; khả năng trình bày (Theo bảng chấm điểm của Ban Giám khảo).
Tổng số điểm của các đội thi tại vòng loại được tính bằng tổng số điểm các đội thi dành được tại 03 phần thi.
* Quy tắc xét vào vòng thi Chung kết
Sau khi có tổng điểm của các đội sau khi kết thúc cả ba phần thi:
– Đối với khu vực miền Bắc và miền Nam, 02 đội thi có số điểm cao nhất sẽ được lọt vào vòng thi Chung kết.
– Đối với khu vực miền Trung, 01 đội thi có số điểm cao nhất sẽ được lọt vào vòng thi Chung kết.
– Trường hợp có các đội bằng điểm nhau thì đội thi có điểm thi tại phần Thuyết trình cao hơn sẽ là đội được ưu tiên.
Vòng Chung kết:
Phần 1: Chào hỏi và khởi động
Các đội thi sẽ chuẩn bị nội dung biểu diễn và thể hiện tài năng của mình trên sân khấu trong thời gian tối đa 10 phút.
Nội dung biểu diễn: tiểu phẩm, sáng tác thơ/nhạc, múa, hát,… liên quan đến chủ đề năng suất, chất lượng trong cuộc sống; không trùng với nội dung đã biểu diễn tại Vòng loại.
Các thành viên Ban Giám khảo sẽ chấm điểm độc lập cho mỗi đội thi, số điểm tối đa là 120 điểm. Số điểm mỗi đội thi dành được tại phần thi là trung bình cộng của các thành viên Ban Giám khảo.
Ban Giám khảo cho điểm theo các tiêu chí: tính sáng tạo; ý tưởng liên quan đến năng suất, chất lượng; khả năng trình diễn trên sân khấu (Theo bảng chấm điểm của Ban Giám khảo).
Phần 2: Kiến thức chung
Mỗi đội thi sẽ cử 03 thành viên tham gia trực tiếp tại Cuộc thi.
Lần lượt từng đội thi sẽ giải đáp 10 câu hỏi khác nhau trong lĩnh vực năng suất chất lượng (10 câu hỏi lựa chọn trong 04 đáp án). Đội thi có thời gian tối đa là 02 phút để trả lời 10 câu hỏi; mỗi câu trả lời đúng sẽ được 15 điểm, trả lời sai không bị trừ điểm. Ban Tổ chức chỉ chấp nhận phương án trả lời đầu tiên được đội thi đưa ra.
Tổng số điểm tối đa mỗi đội dành được tại Vòng thi này là 150 điểm.
Phần 3: Thuyết trình
Các đội thi sẽ có 10 phút để trình bày về dự án cải tiến năng suất, chất lượng đã/ đang/ sẽ triển khai thực hiện tại trường học/nhà ở/nơi làm việc. Từ đó làm nổi bật lên tầm quan trọng của việc nâng cao kiến thức về năng suất, chất lượng, đặc biệt đối với sinh viên – nguồn lao động kế tiếp của đất nước.
Sau phần thi của mỗi đội, 04 đội thi còn lại có quyền được đặt 01 câu hỏi cho đội thi. Đội thi đặt câu hỏi được Ban Giám khảo chấp nhận có tính hợp lý, đội thi đó nhận được 10 điểm. Đội thi bị đặt câu hỏi, nếu có câu trả lời được Ban Giám khảo chấp nhận thì đội thi đó nhận được 20 điểm.
Các thành viên Ban Giám khảo sẽ chấm điểm độc lập cho mỗi đội thi, số điểm tối đa của Ban Giám khảo là 200 điểm cho phần trình bày bài thuyết trình. Số điểm mỗi đội thi dành được từ Ban Giám khảo là trung bình cộng của các thành viên Ban Giám khảo.
Ban Giám khảo cho điểm theo các tiêu chí: mục tiêu và tính khả thi của dự án; phương án triển khai dự án; kế hoạch hành động cụ thể; khả năng trình bày và bảo vệ quan điểm (Theo bảng chấm điểm của Ban Giám khảo).
Tổng số điểm của các đội thi tại vòng chung kết được tính bằng tổng số điểm các đội thi đạt được tại 03 phần thi.
Đội thi đạt giải là đội thi có điểm số thi tại Vòng chung kết theo thứ tự từ cao xuống thấp cho đến khi chọn đủ số lượng giải theo quy định của Thể lệ.
Thể lệ Cuộc thi Tìm hiểu kiến thức về Năng suất chất lượng trong sinh viên năm 2024 như trên.
Thể lệ Cuộc thi Tìm hiểu kiến thức về Năng suất chất lượng trong sinh viên năm 2024 như thế nào? (Hình từ Internet)
Phân loại để đánh giá kết quả rèn luyện của người học được đào tạo trình độ đại học chính quy ra sao?
Căn cứ theo Điều 10 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 16/2015/TT-BGDĐT quy định về việc phân loại để đánh giá kết quả rèn luyện của người học được đào tạo trình độ đại học chính quy như sau:
- Trong thời gian người học bị kỷ luật mức khiển trách, khi đánh giá kết quả rèn luyện không được vượt quá loại khá.
- Trong thời gian người học bị kỷ luật mức cảnh cáo, khi đánh giá kết quả rèn luyện không được vượt quá loại trung bình.
- Người học bị kỷ luật mức đình chỉ học tập không được đánh giá rèn luyện trong thời gian bị đình chỉ.
- Người học bị kỷ luật mức buộc thôi học không được đánh giá kết quả rèn luyện.
- Người học hoàn thành chương trình học và tốt nghiệp chậm so với quy định của khóa học thì tiếp tục được đánh giá kết quả rèn luyện trong thời gian đang hoàn thành bổ sung chương trình học và tốt nghiệp, tùy thuộc vào nguyên nhân để quy định mức đánh giá rèn luyện tại kỳ bổ sung.
- Người học khuyết tật, tàn tật, mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc cha hoặc mẹ, hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn có xác nhận của địa phương theo quy định đối với những hoạt động rèn luyện không có khả năng tham gia hoặc đáp ứng yêu cầu chung thì được ưu tiên, động viên, khuyến khích, cộng điểm khi đánh giá kết quả rèn luyện qua sự nỗ lực và tiến bộ của người học tùy thuộc vào đối tượng và hoàn cảnh cụ thể.
- Người học nghỉ học tạm thời được bảo lưu kết quả rèn luyện sẽ được đánh giá kết quả rèn luyện khi tiếp tục trở lại học tập theo quy định.
- Người học đồng thời học hai chương trình đào tạo sẽ được đánh giá kết quả rèn luyện tại đơn vị quản lý chương trình thứ nhất và lấy ý kiến nhận xét của đơn vị quản lý chương trình thứ hai làm căn cứ, cơ sở để đánh giá thêm. Trường hợp chương trình thứ nhất đã hoàn thành thì đơn vị quản lý chương trình thứ hai sẽ tiếp tục được đánh giá kết quả rèn luyện của người học.
- Người học chuyển trường được sự đồng ý của Hiệu trưởng hai cơ sở giáo dục đại học thì được bảo lưu kết quả rèn luyện của cơ sở giáo dục đại học cũ khi học tại cơ sở giáo dục đại học mới và tiếp tục được đánh giá kết quả rèn luyện ở các học kỳ tiếp theo.
Công nhận tốt nghiệp và cấp bằng tốt nghiệp cho sinh viên thế nào?
Căn cứ theo Điều 14 Quy chế đào tạo trình độ đại học ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT quy định công nhận tốt nghiệp và cấp bằng tốt nghiệp như sau:
(1) Sinh viên được xét và công nhận tốt nghiệp khi có đủ các điều kiện sau:
- Tích lũy đủ học phần, số tín chỉ và hoàn thành các nội dung bắt buộc khác theo yêu cầu của chương trình đào tạo, đạt chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo;
- Điểm trung bình tích lũy của toàn khóa học đạt từ trung bình trở lên;
- Tại thời điểm xét tốt nghiệp không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc không đang trong thời gian bị kỷ luật ở mức đình chỉ học tập.
(2) Những sinh viên đủ điều kiện tốt nghiệp được hiệu trưởng cơ sở đào tạo ra quyết định công nhận tốt nghiệp và cấp bằng tốt nghiệp trong thời hạn 03 tháng tính từ thời điểm sinh viên đáp ứng đầy đủ điều kiện tốt nghiệp và hoàn thành nghĩa vụ với cơ sở đào tạo.
(3) Hạng tốt nghiệp được xác định căn cứ vào điểm trung bình tích lũy toàn khoá được quy định tại khoản 5 Điều 10 Quy chế đào tạo trình độ đại học ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT, trong đó, hạng tốt nghiệp của sinh viên có điểm trung bình tích lũy loại xuất sắc và giỏi sẽ bị giảm đi một mức nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
- Khối lượng của các học phần phải học lại vượt quá 5% so với tổng số tín chỉ quy định cho toàn chương trình;
- Sinh viên đã bị kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên trong thời gian học.
(4) Sinh viên đã hết thời gian học tập tối đa theo quy định nhưng chưa đủ điều kiện tốt nghiệp do chưa hoàn thành những học phần Giáo dục quốc phòng-an ninh hoặc Giáo dục thể chất hoặc chưa đạt chuẩn đầu ra về ngoại ngữ, công nghệ thông tin, trong thời hạn 03 năm tính từ khi thôi học được hoàn thiện các điều kiện còn thiếu và đề nghị xét công nhận tốt nghiệp.
(5) Sinh viên không tốt nghiệp được cấp chứng nhận về các học phần đã tích luỹ trong chương trình đào tạo của cơ sở đào tạo.
(6) Quy chế của cơ sở đào tạo quy định:
- Quy trình, thủ tục xét và công nhận tốt nghiệp, thời gian và số lần xét tốt nghiệp trong năm;
- Việc bảo lưu, công nhận kết quả học tập đã tích lũy đối với sinh viên không tốt nghiệp;
- Việc cho phép sinh viên hết thời gian học chính quy được chuyển qua học hình thức vừa làm vừa học, đào tạo từ xa tương ứng (nếu có) của cơ sở đào tạo nếu còn trong thời gian học tập theo quy định đối với hình thức đào tạo chuyển đến.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thành phần hồ sơ trong dịch vụ thông tin tín dụng là bản sao không có chứng thực thì công ty tín dụng có trách nhiệm gì?
- Soft OTP là gì? Soft OTP có mấy loại? Soft OTP phải đáp ứng yêu cầu gì theo Thông tư 50 2024?
- Bài phát biểu của Ủy viên Ban Chấp hành Hội Cựu chiến binh tại ngày kỷ niệm thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam hay, ý nghĩa?
- Mẫu biên bản họp tổng kết Chi bộ cuối năm mới nhất? Tải về mẫu biên bản họp tổng kết Chi bộ cuối năm ở đâu?
- Danh sách 5 bộ được đề xuất sáp nhập, kết thúc hoạt động theo phương án tinh gọn bộ máy mới nhất?