Thế nào là bản quyền hình ảnh? Hành vi vi phạm bản quyền hình ảnh sẽ bị xử phạt như thế nào?
Thế nào là bản quyền hình ảnh?
Theo quy định tại điểm h khoản 1 Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 về các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả như sau:
Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả
1. Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm:
...
h) Tác phẩm nhiếp ảnh
Trong đó, tác phẩm nhiếp ảnh theo quy định tại Điều 14 Nghị định 22/2018/NĐ-CP là tác phẩm thể hiện hình ảnh thế giới khách quan trên vật liệu bắt sáng hoặc trên phương tiện mà hình ảnh được tạo ra, hay có thể được tạo ra bằng các phương pháp hóa học, điện tử hoặc phương pháp kỹ thuật khác. Tác phẩm nhiếp ảnh có thể có chú thích hoặc không có chú thích. Tác phẩm nhiếp ảnh được bảo hộ phải do người trực tiếp sáng tạo ra bằng lao động trí tuệ của chính mình.
Theo đó, căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 về thời điểm phát sinh quyền tác giả đối với tác phẩm nhiếp ảnh như sau:
Căn cứ phát sinh, xác lập quyền sở hữu trí tuệ
1. Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.
Thế nào là bản quyền hình ảnh? Hành vi vi phạm bản quyền hình ảnh sẽ bị xử phạt như thế nào? (Hình từ Internet)
Vi phạm bản quyền hình ảnh sẽ bị xử phạt theo pháp luật như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Nghị định 131/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm bản quyền như sau:
- Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Nghị định 131/2013/NĐ-CP đối với hành vi sử dụng tác phẩm mà không nêu tên thật, bút danh tác giả, tên tác phẩm hoặc nêu không đúng tên thật hoặc bút danh tác giả, tên tác phẩm trên bản sao tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng và buộc phải cải chính công khai trên phương tiện thông tin đại chúng, sửa lại đúng tên tác giả, tên tác phẩm trên bản sao tác phẩm,
- Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định 131/2013/NĐ-CP đối với hành vi tự ý sửa chữa, cắt xén tác phẩm gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng và buộc phải cải chính công khai trên phương tiện thông tin đại chúng, dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường Internet và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tác phẩm.
- Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định 131/2013/NĐ-CP đối với hành vi xuyên tạc tác phẩm gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng và buộc phải cải chính công khai trên phương tiện thông tin đại chúng, dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường Internet và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tác phẩm.
- Căn cứ theo quy định tại Điều 11 Nghị định 131/2013/NĐ-CP đối với hành vi công bố tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng và phải cải chính công khai trên phương tiện thông tin đại chúng.
- Căn cứ theo quy định tại Điều 15 Nghị định 131/2013/NĐ-CP đối với hành vi phân phối tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng và phải dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường Internet và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật.
- Căn cứ theo quy định tại Điều 17 Nghị định 131/2013/NĐ-CP đối với hành vi truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định sẽ bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng và buộc phải dỡ bỏ bản sao tác phẩm.
- Căn cứ theo quy định tại Điều 18 Nghị định 131/2013/NĐ-CP đối với hành vi sao chép tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả sẽ bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng và phải dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường Internet và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật.
Thủ tục đăng ký bản quyền hình ảnh là gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 34 Nghị định 22/2018/NĐ-CP về thủ tục đăng ký bản quyền hình ảnh như sau:
- Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan trực tiếp hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan tại Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Cục Bản quyền tác giả hoặc Văn phòng đại diện của Cục Bản quyền tác giả tại thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng). Hồ sơ có thể gửi qua đường bưu điện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?