Thế nào là cụm công nghiệp, khu công nghiệp? Sự khác nhau giữa khu công nghiệp với cụm công nghiệp là gì?
Thế nào là cụm công nghiệp, khu công nghiệp?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 68/2017/NĐ-CP đã định nghĩa về khái niệm cụm công nghiệp như sau:
- Cụm công nghiệp là nơi sản xuất, thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống, được đầu tư xây dựng nhằm thu hút, di dời các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác vào đầu tư sản xuất kinh doanh.
- Cụm công nghiệp có quy mô diện tích không vượt quá 75 ha và không dưới 10 ha. Riêng đối với cụm công nghiệp ở các huyện miền núi và cụm công nghiệp làng nghề có quy mô diện tích không vượt quá 75 ha và không dưới 5 ha.
Mặt khác, tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 35/2022/NĐ-CP cũng đã khái niệm về Khu công nghiệp như sau:
- Khu công nghiệp là khu vực có ranh giới địa lý xác định, chuyên sản xuất hàng công nghiệp và cung ứng dịch vụ cho sản xuất công nghiệp.
Sự khác nhau giữa khu công nghiệp với cụm công nghiệp là gì?
Tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 68/2017/NĐ-CP nêu rõ lĩnh vực, ngành, nghề, cơ sở sản xuất, kinh doanh được khuyến khích đầu tư, di dời vào cụm công nghiệp gồm có:
- Các cơ sở sản xuất, kinh doanh gây ô nhiễm hoặc có nguy cơ gây ô nhiễm trong làng nghề, khu dân cư, đô thị và các cơ sở sản xuất khác cần di dời vào cụm công nghiệp;
- Sản xuất sản phẩm, phụ tùng, lắp ráp và sửa chữa máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp, nông thôn;
- Sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển do Chính phủ ban hành;
- Sản xuất các sản phẩm tiêu dùng, sử dụng nguyên liệu tại chỗ, lao động ở địa phương;
- Các ngành, nghề, sản phẩm có thể mạnh của địa phương, vùng và các lĩnh vực, ngành, nghề khác phù hợp quy hoạch phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của địa phương;
- Công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản.
Và Tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất, kinh doanh trong cụm công nghiệp thuộc lĩnh vực, ngành, nghề, cơ sở sản xuất, kinh doanh được khuyến khích đầu tư, di dời vào cụm công nghiệp quy định tại khoản 1 Điều này được ưu tiên xem xét ưu đãi, hỗ trợ đầu tư.
Qua đó, có thể phân biệt khu công nghiệp và cụm công nghiệp qua các tiêu chí sau đây:
Tiêu chí | Khu công nghiệp | Cụm công nghiệp |
Khái niệm | Khu công nghiệp là khu vực có ranh giới địa lý xác định, chuyên sản xuất hàng công nghiệp và cung ứng dịch vụ cho sản xuất công nghiệp. (khoản 1 Điều 2 Nghị định 35/2022/NĐ-CP ) | Cụm công nghiệp là nơi sản xuất, thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống, được đầu tư xây dựng nhằm thu hút, di dời các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác vào đầu tư sản xuất kinh doanh (khoản 1 Điều 2 Nghị định 68/2017/NĐ-CP) |
Diện tích | Không có quy định cụ thể về diện tích tối đa hay tối thiểu của khu công nghiệp Các KCN hoàn toàn có thể được mở rộng khi đáp ứng các yêu cầu về quy hoạch phát triển đã được phê duyệt. | Diện tích tối đa là 75 ha, Diện tích tối thiểu là 10 ha Với cụm công nghiệp thuộc các huyện miền núi hay cụm công nghiệp làng nghề thì diện tích tối thiểu không dưới 5 ha. |
Doanh nghiệp hoạt động | Chủ yếu là các doanh nghiệp lớn - phục vụ sản xuất công nghiệp | Tập trung các doanh nghiệp vừa và nhỏ, sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp là chủ yếu. Chủ yếu là ngành công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản |
Chức năng | Sản xuất công nghiệp và dịch vụ phục vụ sản xuất công nghiệp. Không có các hoạt động sản xuất nông lâm ngư nghiệp | Sản xuất sản phẩm - phụ tùng cho máy móc, thiết bị phục vụ nông nghiệp |
Điều kiện thành lập | Quy hoạch xây dựng KCN được Chính phủ phê quyệt; có hệ thống cơ chế, chính sách toàn diện; có cơ sở hạ tầng đồng bộ. | Quy hoạch xây dựng cụm công nghiệp phải được nhà nước phê duyệt; Có chủ đầu tư xây dựng hạ tầng; Có khả năng lấp đầy 30% doanh nghiệp sau 1 năm thành lập. |
Đối với doanh nghiệp chế xuất | Doanh nghiệp chế xuất được phép thành lập và hoạt động bên trong khu công nghiệp | Không được phép hoạt động bên trong cụm công |
Thế nào là cụm công nghiệp, khu công nghiệp? Sự khác nhau giữa khu công nghiệp với cụm công nghiệp là gì? (Hình từ Internet)
Điều kiện thành lập cụm công nghiệp là gì?
Căn cứ vào Điều 10 Nghị định 68/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Nghị định 66/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Điều kiện thành lập, mở rộng cụm công nghiệp
1. Điều kiện thành lập cụm công nghiệp:
a) Có trong phương án phát triển cụm công nghiệp nằm trong quy hoạch tỉnh đã được phê duyệt;
b) Có doanh nghiệp, hợp tác xã có tư cách pháp lý, có năng lực, kinh nghiệm đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật hoặc đơn vị được giao nhiệm vụ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật;
c) Trong trường hợp địa bàn cấp huyện đã thành lập cụm công nghiệp thì tỷ lệ lấp đầy trung bình của các cụm công nghiệp đạt trên 50% hoặc tổng quỹ đất công nghiệp chưa cho thuê của các cụm công nghiệp nhỏ hơn 50 ha.
2. Điều kiện mở rộng cụm công nghiệp:
a) Không vượt quá 75 ha, có quỹ đất phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn cấp huyện;
b) Có doanh nghiệp, hợp tác xã có tư cách pháp lý, có năng lực, kinh nghiệm đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật hoặc đơn vị được giao nhiệm vụ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật;
c) Đạt tỷ lệ lấp đầy ít nhất 60% hoặc nhu cầu thuê đất công nghiệp trong cụm công nghiệp vượt quá diện tích đất công nghiệp hiện có của cụm công nghiệp;
d) Hoàn thành xây dựng, đưa vào vận hành thường xuyên các công trình hạ tầng kỹ thuật chung theo quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt.
Theo đó, để thành lập cụm công nghiệp cần đáp ứng các tiêu chí sau:
- Có trong phương án phát triển cụm công nghiệp nằm trong quy hoạch tỉnh đã được phê duyệt;
- Có doanh nghiệp, hợp tác xã có tư cách pháp lý, có năng lực, kinh nghiệm đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật hoặc đơn vị được giao nhiệm vụ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật;
- Trong trường hợp địa bàn cấp huyện đã thành lập cụm công nghiệp thì tỷ lệ lấp đầy trung bình của các cụm công nghiệp đạt trên 50% hoặc tổng quỹ đất công nghiệp chưa cho thuê của các cụm công nghiệp nhỏ hơn 50 ha.
Hồ sơ đề nghị thành lập cụm công nghiệp gồm những gì?
Căn cứ Điều 11 Nghị định 68/2017/NĐ-CP quy định hồ sơ thành lập cụm công nghiệp gồm các giấy tờ như sau:
- Tờ trình đề nghị thành lập hoặc mở rộng cụm công nghiệp của Ủy ban nhân dân cấp huyện;
- Văn bản của doanh nghiệp, hợp tác xã đề nghị làm chủ đầu tư dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật hoặc văn bản của đơn vị được giao nhiệm vụ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp kèm theo Báo cáo đầu tư thành lập hoặc mở rộng cụm công nghiệp;
- Bản sao giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu minh chứng tư cách pháp lý;
- Bản sao một trong các tài liệu sau: Báo cáo tài chính 2 năm gần nhất của chủ đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của chủ đầu tư; tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của chủ đầu tư;
- Các văn bản, tài liệu khác có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?
- Mẫu báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh tiêu biểu 5 năm liền?
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?