Thế nào là dấu giáp lai? Sử dụng dấu giáp lai thế nào là đúng cách? Ngoài dấu giáp lai thì các loại dấu khác đóng thế nào?

Cho tôi hỏi thế nào là dấu giáp lai? Sử dụng dấu giáp lai thế nào là đúng cách? Ngoài dấu giáp lai thì các loại dấu khác đóng thế nào? Mong sớm nhận được phản hồi từ ban tư vấn. Cảm ơn ban tư vấn rất nhiều.

Thế nào là dấu giáp lai?

Dấu giáp lai là con dấu đóng vào lề trái hoặc phải của tài liệu gồm hai tờ trở lên để tất cả các tờ có thông tin về con dấu đảm bảo tính xác thực của từng tờ văn bản và ngăn chặn thay đổi nội dung, tài liệu sai lệch.

Khi đóng và sử dụng con dấu giáp lai như vậy góp phần hoàn thiện hình thức pháp lý của văn bản. Tức có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nhất là trong trường hợp khi phát sinh tranh chấp trước tòa án.

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì hiện nay, chưa có quy định cụ thể nào liệt kê các loại văn bản phải đóng dấu giáp lai. Các văn bản đóng dấu giáp lai thường nhằm mục đích:

- Tránh được việc thay đổi tài liệu được trình hoặc được nộp khi có nhu cầu giao kết hợp đồng hoặc có nhu cầu làm hồ sơ để nộp cho các cơ quan nhà nước.

- Bảo đảm tính khách quan của tài liệu để tránh văn bản bị thay thế hoặc bị làm sai lệch kết quả đã được xác nhận trước đó.

Thế nào là dấu giáp lai? Sử dụng dấu giáp lai thế nào là đúng cách? Ngoài dấu giáp lai thì các loại dấu khác đóng thế nào?

Thế nào là dấu giáp lai? Sử dụng dấu giáp lai thế nào là đúng cách? Ngoài dấu giáp lai thì các loại dấu khác đóng thế nào? (Hình từ Internet)

Sử dụng dấu giáp lai thế nào là đúng cách?

Căn cứ theo quy định tại Điều 33 Nghị định 30/2020/NĐ-CP quy định về sử dụng dấu giáp lai cụ thể như sau:

"Điều 33. Sử dụng con dấu, thiết bị lưu khóa bí mật
1. Sử dụng con dấu
a) Dấu đóng phải rõ ràng, ngay ngắn, đúng chiều và dùng đúng mực dấu màu đỏ theo quy định.
b) Khi đóng dấu lên chữ ký, dấu đóng phải trùm lên khoảng 1/3 chữ ký về phía bên trái.
c) Các văn bản ban hành kèm theo văn bản chính hoặc phụ lục: Dấu được đóng lên trang đầu, trùm một phần tên cơ quan, tổ chức hoặc tiêu đề phụ lục.
d) Việc đóng dấu treo, dấu giáp lai, đóng dấu nổi trên văn bản giấy do người đứng đầu cơ quan, tổ chức quy định.
đ) Dấu giáp lai được đóng vào khoảng giữa mép phải của văn bản hoặc phụ lục văn bản, trùm lên một phần các tờ giấy; mỗi dấu đóng tối đa 05 tờ văn bản.
2. Sử dụng thiết bị lưu khóa bí mật
Thiết bị lưu khóa bí mật của cơ quan, tổ chức được sử dụng để ký số các văn bản điện tử do cơ quan, tổ chức ban hành và bản sao từ văn bản giấy sang văn bản điện tử."

Như vậy, cách đóng dấu giáp lai chuẩn nhất là đóng vào mép phải của văn bản hoặc phụ lục, trùm lên một phần các tờ giấy với mỗi dấu đóng không quá 05 tờ.

Ngoài dấu giáp lai, các loại dấu khác đóng thế nào?

Đóng dấu chữ ký

Dấu chữ ký là dấu được đóng trên chữ ký của người có thẩm quyền ký ban hành văn bản, đây là con dấu khẳng định giá trị pháp lý của văn bản.

Trong đó, Điều 33 Nghị định 30/2020/NĐ-CP quy định cách đóng dấu chữ ký cụ thể như sau:

+ Đóng dấu sau khi có chữ ký của người có thẩm quyền, không đóng dấu khi chưa có chữ ký.

+ Khi đóng dấu lên chữ ký, dấu đóng phải trùm lên khoảng 1/3 chữ ký về phía bên trái.

+ Dấu đóng phải rõ ràng, ngay ngắn, đúng chiều và dùng đúng mực dấu màu đỏ theo quy định.

Đóng dấu treo

Căn cứ theo quy định tại Điều 33 Nghị định 30/2020/NĐ-CP quy định về cách thức đóng dấu treo cụ thể rằng cách thức đóng dấu treo người đứng đầu cơ quan, tổ chức quy định.

Khi đóng dấu treo thì đóng lên trang đầu, trùm lên một phần tên cơ quan, tổ chức hoặc tên của phụ lục kèm theo văn bản chính.

Việc đóng dấu treo lên văn bản không khẳng định giá trị pháp lý của văn bản đó mà chỉ nhằm khẳng định văn bản được đóng dấu treo là một bộ phận của văn bản chính, ví dụ như đóng dấu treo vào phụ lục văn bản.

Nhà nước quản lý con dấu, thiết bị lưu khóa bí mật như thế nào?

Đối với quy định về Nhà nước quản lý con dấu thì tại Điều 32 Nghị định 30/2020/NĐ-CP quy định cụ thể như sau:

"Điều 32. Quản lý con dấu, thiết bị lưu khóa bí mật
1. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giao cho Văn thư cơ quan quản lý, sử dụng con dấu, thiết bị lưu khóa bí mật của cơ quan, tổ chức theo quy định.
2. Văn thư cơ quan có trách nhiệm
a) Bảo quản an toàn, sử dụng con dấu, thiết bị lưu khóa bí mật của cơ quan, tổ chức tại trụ sở cơ quan, tổ chức.
b) Chỉ giao con dấu, thiết bị lưu khóa bí mật của cơ quan, tổ chức cho người khác khi được phép bằng văn bản của người có thẩm quyền. Việc bàn giao con dấu, thiết bị lưu khóa bí mật của cơ quan, tổ chức phải được lập biên bản.
c) Phải trực tiếp đóng dấu, ký số vào văn bản do cơ quan, tổ chức ban hành và bản sao văn bản.
d) Chỉ được đóng dấu, ký số của cơ quan, tổ chức vào văn bản đã có chữ ký của người có thẩm quyền và bản sao văn bản do cơ quan, tổ chức trực tiếp thực hiện.
3. Cá nhân có trách nhiệm tự bảo quản an toàn thiết bị lưu khóa bí mật và khóa bí mật."

Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!

Con dấu Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Con dấu
Dấu giáp lai
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Cơ sở sản xuất con dấu được trực tiếp giao con dấu nào cho khách hàng? Trách nhiệm về việc đảm bảo các điều kiện về an ninh, trật tự?
Pháp luật
Cơ sở sản xuất con dấu có phải niêm yết công khai quy trình tiếp nhận hồ sơ sản xuất con dấu tại cơ sở kinh doanh không?
Pháp luật
Sản xuất con dấu là việc sản xuất như thế nào? Cơ quan nào có thẩm quyền sản xuất con dấu có hình Quốc huy?
Pháp luật
Có thể làm nhiều hơn một con dấu doanh nghiệp không? Doanh nghiệp có bắt buộc phải thông báo sử dụng con dấu doanh nghiệp với cơ quan nhà nước không?
Pháp luật
Làm giả dấu mộc đỏ bệnh viện để bán cho người khác thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Pháp luật
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư có nhiều trang thì có bắt buộc phải có con dấu giáp lai ở từng trang không?
Pháp luật
Quy trình làm lại con dấu của cơ quan Nhà nước bị hư hỏng như thế nào? Khi nào thì được mang con dấu ra ngoài cơ quan?
Pháp luật
Tự ý đóng dấu vào văn bản, giấy tờ chưa có chữ ký của người có thẩm quyền thì có bị xử phạt không? Bị xử phạt như thế nào?
Pháp luật
Chồng làm giám đốc thì vợ có được phép sử dụng con dấu trong cơ quan hay không? Điều kiện sử dụng con dấu là gì?
Pháp luật
Con dấu của phòng xét nghiệm sẽ do tự chủ cơ sở đặt hay của cơ quan nhà nước cấp giống như đăng ký công ty tư nhân?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Con dấu
11,906 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Con dấu Dấu giáp lai

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Con dấu Xem toàn bộ văn bản về Dấu giáp lai

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào