Thế nào là hành vi làm hư hại dấu hiệu đường biên giới quốc gia, mốc quốc giới? Mức xử phạt của hành vi này là bao nhiêu?
Thế nào là hành vi làm hư hại dấu hiệu đường biên giới quốc gia, mốc quốc giới?
Căn cứ vào Điều 3 Thông tư 82/2022/TT-BQP quy định như sau:
Hành vi vi phạm các quy định về quản lý, bảo vệ đường biên giới quốc gia, mốc quốc giới, dấu hiệu đường biên giới quy định tại điểm a khoản 1, điểm a, điểm c khoản 2 Điều 5 Nghị định số 96/2020/NĐ-CP
1. Hành vi “làm hư hại” quy định tại điểm a khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 5 Nghị định số 96/2020/NĐ-CP là làm thay đổi tính nguyên trạng của mốc quốc giới, cọc dấu, dấu hiệu đường biên giới, vật đánh dấu đường biên giới, cột cờ, bia chủ quyền trên các đảo, điểm cơ sở, công trình phòng thủ vùng biển, công trình biên giới.
Công trình phòng thủ vùng biển là hệ thống công trình quân sự, công trình phòng thủ dân sự ở khu vực biên giới biển, trừ công trình biên giới được quy định tại khoản 3 Điều này.
Công trình biên giới là công trình được xây dựng để cố định đường biên giới quốc gia, công trình phục vụ việc quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia.
2. Hành vi quy định tại điểm c khoản 2 Điều 5 Nghị định số 96/2020/NĐ-CP là hành vi khi chưa có thỏa thuận của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và nước có chung đường biên giới mà tự ý xây dựng các công trình kiên cố, có tính chất vĩnh cửu, kể cả việc mở rộng các công trình đã có trong phạm vi 30 mét tính từ đường biên giới trên đất liền tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc hoặc 100 mét tính từ đường biên giới trên đất liền tuyến biên giới Việt Nam - Lào và Việt Nam - Campuchia.
Công trình kiên cố là công trình được xây dựng bằng vật liệu xây dựng theo thiết kế có tính chất vĩnh cửu, vững chắc và tồn tại lâu dài, được phân loại theo công năng sử dụng, gồm: Công trình dân dụng, công nghiệp, hạ tầng kỹ thuật, giao thông, nông nghiệp và phát triển nông thôn, quốc phòng, an ninh và cả thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết, định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước nhưng không bao gồm: Đường tuần tra biên giới; hàng rào dây thép gai; thiết bị giám sát, khống chế và ngăn chặn; các công trình cửa khẩu.
Theo như quy định nêu trên thì làm hư hại dấu hiệu đường biên giới quốc gia, mốc quốc giới được hiểu là làm thay đổi đi tính nguyên trạng của các mốc quốc giới, cọc dấu, dấu hiệu đường biên giới, cột cờ, bia chủ quyền trên các đảo, điểm cơ sở, công trình phòng thủ vùng biển, công trình biên giới.
Thế nào là hành vi làm hư hại dấu hiệu đường biên giới quốc gia, mốc quốc giới? Mức xử phạt của hành vi này là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Hành vi làm hư hại dấu hiệu đường biên giới quốc gia, mốc quốc giới sẽ bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ vào Điều 5 Nghị định 96/2020/NĐ-CP một số quy định được sửa đổi bởi điểm a khoản 6 Điều 2 Nghị định 37/2022/NĐ-CP và điểm b khoản 6 Điều 2 Nghị định 37/2022/NĐ-CP, một số cụm từ bị thay thế bởi khoản 1 Điều 4 Nghị định 37/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Hành vi vi phạm các quy định về quản lý, bảo vệ đường biên giới quốc gia, mốc quốc giới, dấu hiệu đường biên giới
1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:
a) Thăm dò địa chất, khai thác tài nguyên, khoáng sản theo giấy phép làm hư hại dấu hiệu đường biên giới quốc gia, mốc quốc giới, cọc dấu, vật đánh dấu đường biên giới, cột cờ, bia chủ quyền trên các đảo, điểm cơ sở; công trình phòng thủ vùng biển, công trình biên giới;
b) Đổ đất đá, chất thải xuống sông, suối biên giới.
2. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Làm hư hại mốc quốc giới, cọc dấu, dấu hiệu đường biên giới, vật đánh dấu đường biên giới, cột cờ, điểm cơ sở, bia chủ quyền trên các đảo;
b) Làm thay đổi dòng chảy sông, suối biên giới hoặc làm ảnh hưởng đến đường biên giới quốc gia;
c) Xây dựng công trình kiên cố trong phạm vi 30 mét tính từ đường biên giới trên đất liền tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc hoặc 100 mét tính từ đường biên giới trên đất liền tuyến biên giới Việt Nam - Lào, Việt Nam - Campuchia;
d) Xây dựng trái phép công trình trên sông, suối biên giới.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép khai thác, thăm dò tài nguyên, khoáng sản, giấy phép xây dựng từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1; điểm c, điểm d khoản 2 Điều này;
c) Trục xuất đối với người nước ngoài có hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
4 Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu hoặc buộc chịu trách nhiệm chi phí để thực hiện khôi phục tình trạng ban đầu, buộc phá dỡ công trình, phân công trình không có giấy phép xây dựng hoặc xây dựng không đúng với giấy phép đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
Theo đó, đối với hành vi làm hư hại dấu hiệu đường biên giới quốc gia, mốc quốc giới trên các đảo, điểm cơ sở, công trình phòng thủ vùng biển, công trình biên giới do thăm dò địa chất , khai thác tài nguyên khoáng sản theo giấy phép sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 30 triệu đồng đến 50 triệu đồng
Đối với hành vi làm hư hại mốc quốc giới, dấu hiệu đường biên giới, vật đánh dấu đường biên giới, cột cờ, điểm cơ sở, bia chủ quyền trên các đảo thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 50 đến 75 triệu đồng.
Ngoài việc bị xử phạt vi phạm hành chính thì bên vi phạm sẽ bị tịch thu tang vật vi phạm, đối với hành vi vi phạm do khai thác tài nguyên, khoáng sản thì sẽ bị tước giấy phép từ 6 đến 12 tháng. Ngoài ra, bên vi phạm còn phải khôi phục lại tình trạng bao đầu của dấu hiệu đường biên giới quốc gia, mốc quốc giới .
Cá nhân và tổ chức làm hư hại dấu hiệu đường biên giới quốc gia, mốc quốc giới đều bị xử phạt như nhau?
Căn cứ vào khoản 2 Điều 4 Nghị định 96/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia
...
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 4, điểm a khoản 5, điểm a khoản 7 Điều 6; điểm a khoản 5 Điều 7; điểm b khoản 8 Điều 8; điểm d khoản 2 Điều 9; Điều 11 Nghị định này. Trường hợp tổ chức có cùng hành vi vi phạm như của cá nhân thì mức phạt tiền bằng hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Theo như quy định trên thì mức xử phạt vi phạm hành chính tại Điều 5 Nghị định 96/2020/NĐ-CP sẽ áp dụng cho cá nhân, trường hợp tổ chức vi phạm thì mức phạt tiền bằng 02 lần cá nhân.
Do đó, nếu tổ chức thực hiện hành vi làm hư hại dấu hiệu đường biên giới quốc gia, mốc quốc giới trên các đảo, điểm cơ sở, công trình phòng thủ vùng biển, công trình biên giới do thăm dò địa chất , khai thác tài nguyên khoáng sản theo giấy phép thì sẽ bị phạt tiền từ 60 triệu đến 100 triệu đồng.
Tổ chức làm hư hại mốc quốc giới, dấu hiệu đường biên giới, vật đánh dấu đường biên giới, cột cờ, điểm cơ sở, bia chủ quyền trên các đảo sẽ bị xử phạt từ 100 triệu đồng đến 150 triệu đồng.
Thông tư 82/2022/TT-BQP sẽ có hiệu lực từ ngày 8/01/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?