Thế nào là hệ số trượt giá bảo hiểm xã hội? Chi tiết bảng hệ số trượt giá bảo hiểm xã hội năm 2022?
Thế nào là hệ số trượt giá?
Hệ số trượt giá bảo hiểm xã hội là một tên gọi khác của mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập đã đóng bảo hiểm xã hội, là hệ số giúp tạo ra được sự cân bằng về giá trị tiền tệ ở thời điểm hiện tại so với thời điểm trước đó.
Ý nghĩa của hệ số trượt giá là bù đắp lại sự mất giá của đồng tiền. Do vậy, để có thể đảm bảo quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm xã hội thì mức tiền lương và mức thu nhập đóng bảo hiểm xã hội của người tham gia bảo hiểm xã hội sẽ được nhân thêm với hệ số trượt giá bảo hiểm xã hội.
Trường hợp nhân với hệ số trượt giá của bảo hiểm xã hội như vậy sẽ góp phần giảm bớt ảnh hưởng tiêu cực của sự lạm phát dẫn đến mất giá đồng tiền, đảm bảo quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm xã hội.
Thế nào là hệ số trượt giá bảo hiểm xã hội? Chi tiết bảng hệ số trượt giá bảo hiểm xã hội năm 2022?
Công thức tính hệ số trượt giá bảo hiểm xã hội được quy định như thế nào?
Tại Điều 63 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội cụ thể như sau:
Điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội
1. Tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động quy định tại khoản 1 Điều 89 của Luật này được điều chỉnh theo mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng chế độ hưu trí đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 2016.
Đối với người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 trở đi thì tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội được điều chỉnh như quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động quy định tại khoản 2 Điều 89 của Luật này được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng của từng thời kỳ theo quy định của Chính phủ.
Tại Điều 10 Nghị định 115/2015/NĐ-CP quy định cụ thể hơn về điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội và Điều 4 Nghị định 134/2015/NĐ-CP quy định về mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội thì hệ số trượt bảo hiểm xã hội được tính trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm do Tổng cục Thống kê công bố hằng năm và được xác định bằng công thức sau:
Trường hợp đối với bảo hiểm xã hội tự nguyện:
Trong đó:
- t: Là năm bất kỳ trong giai đoạn điều chỉnh;
- Mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội của năm t được lấy tròn hai số lẻ và mức thấp nhất bằng 1 (một).
Trường hợp đối với bảo hiểm xã hội bắt buộc:
Trong đó:
- t là năm bất kỳ trong giai đoạn điều chỉnh;
- Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của năm t được lấy tròn hai số lẻ và mức thấp nhất bằng 1 (một).
Bảng hệ số trượt giá bảo hiểm xã hội năm 2022?
Tại Thông tư 36/2021/TT-BLĐTBXH quy định về mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội, cụ thể hơn rằng hê số trượt giá bảo hiểm xã hội sẽ được áp dụng theo bảng sau:
Đối tượng và thời gian áp dụng hệ số trượt giá bảo hiểm xã hội năm 2022 được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 1 Thông tư 36/2021/TT-BLĐTBXH quy định về đối tượng áp dụng hệ số trượt giá bảo hiểm xã hội cụ thể như sau:
(1) Đối tượng điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 10 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP bao gồm:
- Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 trở đi, hưởng bảo hiểm xã hội một lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần trong thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2022 đến ngày 31 tháng 12 năm 2022.
- Người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định, hưởng lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, bảo hiểm xã hội một lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần trong thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2022 đến ngày 31 tháng 12 năm 2022.
(2) Đối tượng điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP là người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện hưởng lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, bảo hiểm xã hội một lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần trong thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2022 đến ngày 31 tháng 12 năm 2022.
Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn các cách nộp lệ phí môn bài 2025? Nộp lệ phí môn bài online năm 2025 như thế nào?
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?