Thế nào là hoạt động thương mại? Có những nguyên tắc cơ bản nào trong hoạt động thương mại hiện nay?
Thế nào là hoạt động thương mại?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Thương mại 2005 quy định về khái niệm hoạt động thương mại cụ thể như sau:
Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.
Theo đó, hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.
Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm:
- Mua bán hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán, bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận.
- Cung ứng dịch vụ là hoạt động thương mại, theo đó một bên có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên khác và nhận thanh toán, bên sử dụng dịch vụ có nghĩa vụ thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận.
- Xúc tiến thương mại là hoạt động thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội mua bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ, bao gồm hoạt động khuyến mại, quảng cáo thương mại, trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ và hội chợ, triển lãm thương mại.
- Các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác bao gồm:
+ Gia công hàng hóa
+ Đấu giá hàng hóa
+ Đấu thầu hàng hóa, dịch vụ
+ Dịch vụ Logistics
+ Dịch vụ quá cảnh hàng hóa
+ Dịch vụ giám định
+ Cho thuê hàng hóa
+ Nhượng quyền thương mại,...
Thế nào là hoạt động thương mại? Có những nguyên tắc cơ bản nào trong hoạt động thương mại hiện nay? (Hình từ Internet)
Có những nguyên tắc cơ bản trong hoạt động thương mại?
Hiện nay, Luật Thương mại 2005 là luật đang có hiệu lực hiện hành quy định có 06 nguyên tắc cơ bản trong hoạt động thương mại cụ thể như sau:
Nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật của thương nhân trong hoạt động thương mại
Thương nhân thuộc mọi thành phần kinh tế bình đẳng trước pháp luật trong hoạt động thương mại.
Nguyên tắc tự do, tự nguyện thoả thuận trong hoạt động thương mại
+ Các bên có quyền tự do thỏa thuận nhưng không được trái quy định của pháp luật, thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội để xác lập các quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động thương mại. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ các quyền đó.
+ Trong hoạt động thương mại, các bên hoàn toàn tự nguyện, không bên nào được thực hiện hành vi áp đặt, cưỡng ép, đe doạ, ngăn cản bên nào.
Nguyên tắc áp dụng thói quen trong hoạt động thương mại được thiết lập giữa các bên
Trừ trường hợp có thoả thuận khác, các bên được phép áp dụng thói quen trong hoạt động thương mại mà đã thiết lập từ lâu nhưng không được trái với quy định của pháp luật.
Nguyên tắc áp dụng tập quán trong hoạt động thương mại
Trường hợp pháp luật không có quy định, các bên không có thoả thuận và không có thói quen đã được thiết lập giữa các bên thì áp dụng tập quán thương mại nhưng không được trái với những nguyên tắc quy định trong Luật này và trong Bộ luật dân sự.
Nguyên tắc bảo vệ lợi ích chính đáng của người tiêu dùng:
Thương nhân thực hiện hoạt động thương mại có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ, trung thực cho người tiêu dùng về chất lượng, tính hợp pháp của hàng hoá và dịch vụ mà mình kinh doanh và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin đó.
Nguyên tắc thừa nhận giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu trong hoạt động thương mại
Trong hoạt động thương mại, các thông điệp dữ liệu đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật thì được thừa nhận có giá trị pháp lý tương đương văn bản.
Hoạt động thương mại có những đặc điểm nào?
Về chủ thể
Chủ thể của hoạt động thương mại bao gồm các thương nhân. Trong hoạt động thương mại sẽ có ít nhất một bên là thương nhân, người thực hiện các hoạt động kinh doanh thương mại có tính chất nghề nghiệp.
Tại Điều 6 Luật Thương mại 2005 quy định về thương nhân cụ thể như sau:
- Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.
- Thương nhân có quyền hoạt động thương mại trong các ngành nghề, tại các địa bàn, dưới các hình thức và theo các phương thức mà pháp luật không cấm.
- Quyền hoạt động thương mại hợp pháp của thương nhân được Nhà nước bảo hộ.
- Nhà nước thực hiện độc quyền Nhà nước có thời hạn về hoạt động thương mại đối với một số hàng hóa, dịch vụ hoặc tại một số địa bàn để bảo đảm lợi ích quốc gia. Chính phủ quy định cụ thể danh mục hàng hóa, dịch vụ, địa bàn độc quyền Nhà nước.
Mục đích của hoạt động thương mại
Về mục đích của hoạt động thương mại thì tại khoản 1 Điều 3 Luật Thương mại 2005 có nêu rõ:
Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.
Như vậy, mục đích của hoạt động thương mại là mục đích sinh lợi.
Nội dung của hoạt động thương mại
Đối với nội dung của hoạt động thương mại thì tại Luật Thương mại 2005 có chia thành 2 nhóm hoạt động cơ bản là mua bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ (thương mại hàng hoá và thương mại dịch vụ). Đồng thời, hình thức đầu tư nhằm tìm kiếm lợi nhuận cũng là một trong số những hoạt động thương mại.
Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?