Thế nào là phạm tội chưa đạt? Phân biệt trường hợp phạm tội chưa đạt với hành vi tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội?
- Như thế nào được coi là phạm tội chưa đạt theo Bộ luật Hình sự 2022?
- Phạm tội chưa đạt được chia thành mấy loại theo Bộ luật Hình sự 2022?
- Người phạm tội chưa đạt sẽ bị xử lý hình sự như thế nào theo Bộ luật Hình sự 2022?
- Phân biệt trường hợp phạm tội chưa đạt với hành vi tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội?
Như thế nào được coi là phạm tội chưa đạt theo Bộ luật Hình sự 2022?
Có 3 cấu thành tội phạm như sau: Chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt, phạm tội hoàn thành.
Căn cứ Điều 15 Bộ luật Hình sự 2015 quy định phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội.
Người phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt.
Như vậy, phạm tội chưa đạt chỉ xảy ra với tội phạm quy định với lỗi cố ý.
Như thế nào được coi là phạm tội chưa đạt? Phân biệt trường hợp phạm tội chưa đạt với hành vi tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội? (Hình từ internet)
Phạm tội chưa đạt được chia thành mấy loại theo Bộ luật Hình sự 2022?
Phạm tội chưa đạt có hai dạng như sau:
Phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành (chưa đạt về hậu quả, chưa hoàn thành về hành vi): Người phạm tội vì những nguyên nhân khách quan mà chưa thực hiện hết các hành vi cho là cần thiết để gây ra hậu quả của tội phạm, do đó, hậu quả của tội phạm đã không xảy ra.
Ví dụ: A cầm cây gỗ dài định đánh vào lưng B thì có người ngăn cản, A không thể thực hiện hành vi của mình. Hành vi này của A là hành vi phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành.
Phạm tội chưa đạt đã hoàn thành: Người phạm tội đã thực hiện được hết những hành vi cho là cần thiết để gây ra hậu quả, nhưng hậu quả đã không xảy ra do nguyên nhân ngoài ý muốn.
Ví dụ: A dùng cây kéo nhọn đâm nhiều lần vào ngực B để giết chết B sau đó thấy B bất tỉnh nên A đã bỏ đi. B được phát hiện và đưa đi cấp cứu kịp thời nên không chết. Hành vi này của A là hành vi phạm tội chưa đạt đã hoàn thành.
Người phạm tội chưa đạt sẽ bị xử lý hình sự như thế nào theo Bộ luật Hình sự 2022?
Căn cứ khoản 1, khoản 3 Điều 57 Bộ Luật Hình sự 2015 quy định quyết định hình phạt đối với trường hợp phạm tội chưa đạt như sau:
- Đối với hành vi chuẩn bị phạm tội và hành vi phạm tội chưa đạt, hình phạt được quyết định theo các điều của Bộ luật này về các tội phạm tương ứng tùy theo tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, mức độ thực hiện ý định phạm tội và những tình tiết khác khiến cho tội phạm không thực hiện được đến cùng.
- Đối với trường hợp phạm tội chưa đạt, nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình thì áp dụng hình phạt tù không quá 20 năm; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định.
Phân biệt trường hợp phạm tội chưa đạt với hành vi tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội?
Căn cứ Điều 16 Bộ Luật Hình sự 2015 quy định tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là tự mình không thực hiện tội phạm đến cùng, tuy không có gì ngăn cản.
Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm; nếu hành vi thực tế đã thực hiện có đủ yếu tố cấu thành của một tội khác, thì người đó phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này.
Một số điều kiện để được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội:
– Việc chấm dứt thực hiện tội phạm phải tự nguyện, dứt khoát
– Việc chấm dứt thực hiện tội phạm xảy ra trong trường hợp tội phạm được thực hiện ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội và giai đoạn phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành, chứ không thể xảy ra ở giai đoạn phạm tội chưa đạt đã hoàn thành hay giai đoạn tội phạm hoàn thành.
– Không chịu tác động từ các điều kiện khách quan
Giống nhau: Hành vi phạm tội chưa đạt và tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội đều có kết quả chung là hậu quả của việc phạm tội không xảy ra.
Khác nhau:
Tiêu chí | Phạm tội chưa đạt | Tự ý nữa chừng chấm dứt việc phạm tội |
Khái niệm | Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội. | Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là trường hợp một người tự mình không thực hiện tội phạm đến cùng mặc dù khách quan không có gì ngăn cản. |
Nguyên nhân dẫn đến hành vi | Do nguyên nhân khách quan, không nằm trong ý muốn của người phạm tội nên người phạm tội không đạt được hậu quả phạm tội mà mình muốn thực hiện. | Do nguyên nhân chủ quan, xuất phát từ ý chí của người phạm tội nhận ra hành vi của mình là vi phạm pháp luật nên tự ý dừng việc phạm tội. |
Hậu quả pháp lý | Người phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt. | Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm, nếu hành vi thực tế đã thực hiện có đủ yếu tố cấu thành của một tội khác, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này. |
Hiện nay, nội dung phạm tội chưa đạt vẫn áp dụng theo Bộ luật hình sự 2015. Cho nên, câu hỏi của bạn "như thế nào được coi là phạm tội chưa đạt theo quy định của Bộ luật Hình sự 2022" sẽ được trả lời theo Bộ Luật Hình sự năm 2015.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?