Thế nào là sử dụng nhà, đất theo hình thức hỗ tương? Bàn giao nhà, đất phục vụ đối ngoại sử dụng theo hình thức hỗ tương như thế nào?
Sử dụng nhà, đất theo hình thức hỗ tương để phục vụ hoạt động đối ngoại là gì?
Căn cứ vào khoản 3 Điều 3 Nghị định 90/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
3. Sử dụng nhà, đất hỗ tương là việc sử dụng nhà, đất phục vụ đối ngoại theo quy định tại Điều ước quốc tế giữa Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam với Chính phủ nước ngoài theo hình thức nước này cấp nhà, đất cho cơ quan đại diện ngoại giao của nước kia sử dụng để làm trụ sở, nhà ở trên lãnh thổ nước kia và không phải trả tiền cho việc sử dụng.
Theo như quy định trên thì sử dụng nhà, đất theo hình thức hỗ tương là việc nước ta sử dụng nhà, đất để phục công tác ngoại giao theo Điều ước quốc tế giữa nước ta với nước khác.
Theo như hình thức này, hai nước sẽ cấp nhà, đất cho cơ quan đại diện ngoại giao của nhau trên lãnh thổ của mình để sử dụng vào mục đích làm trụ sở, nhà ở và không thu tiền sử dụng nhà, đất.
Thế nào là sử dụng nhà, đất theo hình thức hỗ tương? Bàn giao nhà, đất phục vụ đối ngoại sử dụng theo hình thức hỗ tương như thế nào?
Bàn giao nhà, đất phục vụ hoạt động đối ngoại sử dụng theo hình thức hỗ tương như thế nào?
Căn cứ vào Điều 5 Nghị định 90/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Quản lý nhà, đất phục vụ đối ngoại sử dụng theo hình thức hỗ tương
1. Căn cứ Điều ước quốc tế giữa Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam với Chính phủ nước ngoài, đơn vị được giao trực tiếp quản lý, sử dụng nhà, đất phục vụ đối ngoại thực hiện:
a) Thỏa thuận với tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao được sử dụng nhà để ký Hợp đồng (hoặc Thỏa thuận) sử dụng nhà quy định về trách nhiệm của các bên trong thời gian sử dụng.
b) Tổ chức thực hiện việc bàn giao nhà, đất cho tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao. Việc bàn giao được lập thành biên bản theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.
c) Thực hiện nhiệm vụ thuộc trách nhiệm của bên Việt Nam đối với việc sử dụng nhà, đất ghi tại Điều ước quốc tế giữa Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam với Chính phủ nước ngoài.
d) Tổ chức thực hiện việc tiếp nhận, bảo vệ nhà, đất do tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao trả lại khi hết thời hạn sử dụng hỗ tương. Lập phương án bố trí sử dụng, báo cáo cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Trường hợp Điều ước quốc tế giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với Chính phủ nước ngoài có quy định trách nhiệm của Bên Việt Nam phải thực hiện bảo dưỡng, sửa chữa nhà trong thời gian sử dụng thì chi phí bảo dưỡng, sửa chữa do đơn vị được giao trực tiếp quản lý nhà, đất phục vụ đối ngoại tự đảm bảo từ nguồn tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật; trường hợp phải đầu tư, cải tạo, nâng cấp thì chi phí cho việc đầu tư, cải tạo, nâng cấp được sử dụng từ Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của đơn vị. Việc bảo dưỡng, sửa chữa, đầu tư, cải tạo, nâng cấp được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công, pháp luật về đầu tư xây dựng, pháp luật về ngân sách nhà nước và pháp luật khác có liên quan.
3. Nhà nước không thu tiền thuê nhà, đất đối với diện tích nhà, đất phục vụ đối ngoại sử dụng theo hình thức hỗ tương.
Theo đó, khi bàn giao nhà, đất phục vụ đối ngoại sử dụng theo hình thức hỗ tương thì đơn vị được giao trực tiếp quản lý, sử dụng nhà, đất phục vụ đối ngoại phải tổ chức thực hiện việc bàn giao nhà, đất và lập biên bản về việc bàn giao nhà, đất.
Đơn vị được giao trực tiếp quản lý, sử dụng nhà, đất phục vụ đối ngoại sẽ có quyền và nghĩa vụ như thế nào?
Căn cứ vào Điều 22 Luật Quản lý sử dụng tài sản công 2017 quy định về quyền và nghĩa vụ của đơn vị được giao trực tiếp quản lý, sử dụng nhà, đất phục vụ đối ngoại như sau:
(1) Quyền
- Sử dụng tài sản công phục vụ hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ được giao;
- Thực hiện các biện pháp bảo vệ, khai thác và sử dụng hiệu quả tài sản công được giao theo chế độ quy định;
- Được Nhà nước bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp;
- Khiếu nại, khởi kiện theo quy định của pháp luật;
- Quyền khác theo quy định của pháp luật.
(2) Nghĩa vụ
- Bảo vệ, sử dụng tài sản công đúng mục đích, tiêu chuẩn, định mức, chế độ; bảo đảm hiệu quả, tiết kiệm;
- Lập, quản lý hồ sơ tài sản công, kế toán, kiểm kê, đánh giá lại tài sản công theo quy định của Luật này và pháp luật về kế toán;
- Báo cáo và công khai tài sản công theo quy định của Luật này;
- Thực hiện nghĩa vụ tài chính trong sử dụng tài sản công theo quy định của pháp luật;
- Giao lại tài sản công cho Nhà nước khi có quyết định thu hồi của cơ quan, người có thẩm quyền;
- Chịu sự thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; giám sát của cộng đồng, cán bộ, công chức, viên chức và Ban Thanh tra nhân dân trong quản lý, sử dụng tài sản công thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật;
- Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Nghị định 90/2022/NĐ-CP sẽ có hiệu lực từ ngày 15/12/2022.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Báo cáo nghiên cứu khả thi và báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng có gì khác không?
- Thời hạn cho vay nội bộ trong hợp tác xã là bao lâu? Quy định về cho vay nội bộ trong Điều lệ hợp tác xã gồm nội dung gì?
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?
- Mẫu báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh tiêu biểu 5 năm liền?
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?