Thế nào là thanh tra lao động? Quy định về xử lý vi phạm trong thanh tra lao động như thế nào?
Thế nào là thanh tra lao động?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Thanh tra 2010 quy định về khái niệm thanh tra nhà nước cụ thể rằng Thanh tra nhà nước là hoạt động xem xét, đánh giá, xử lý theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Thanh tra nhà nước bao gồm thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành.
Thanh tra nhà nước bao gồm thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành.
Dựa vào khái niệm trên có thể hiểu rằng thanh tra lao động là hoạt động xem xét, đánh giá và xử lý việc thực hiện theo pháp luật lao động của một tổ chức, cá nhân do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong lĩnh vực lao động và thực hiện theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Cơ quan nào thực hiện thanh tra lao động?
Đối với quy định về cơ quan thực hiện thanh tra lao động thì tại Điều 3 Nghị định 110/2017/NĐ-CP quy định cụ thể như sau:
- Cơ quan thanh tra nhà nước:
+ Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (sau đây gọi tắt là Thanh tra Bộ);
+ Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi tắt là Thanh tra Sở).
- Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành:
+ Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp;
+ Cục Quản lý lao động ngoài nước;
+ Cục An toàn lao động.
Nội dung thanh tra lao động gồm những gì?
Theo quy định tại Điều 214 Bộ luật Lao động 2019 thì nội dung thanh tra lao động bao gồm:
- Thanh tra việc chấp hành quy định của pháp luật về lao động.
- Điều tra tai nạn lao động và vi phạm an toàn, vệ sinh lao động.
- Tham gia hướng dẫn áp dụng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về điều kiện lao động, an toàn, vệ sinh lao động.
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo về lao động theo quy định của pháp luật.
- Xử lý theo thẩm quyền và kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về lao động.
Tại Điều 15 Nghị định 110/2017/NĐ-CP quy định về thanh tra chuyên ngành về lao động, an toàn vệ sinh lao động cụ thể như sau:
- Thanh tra việc chấp hành các quy định pháp luật lao động: Việc chấp hành các nghĩa vụ của người lao động, người sử dụng lao động; hợp đồng lao động; học nghề, tập nghề; đối thoại tại nơi làm việc, thương lượng tập thể, thỏa ước lao động tập thể; tiền lương; thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi; kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất; việc thực hiện những quy định riêng đối với lao động nữ, lao động chưa thành niên và một số loại lao động khác; việc thực hiện các quy định khác của pháp luật lao động.
- Thanh tra việc chấp hành các quy định pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động: Việc thực hiện các biện pháp phòng, chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại cho người lao động; các biện pháp xử lý sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động và tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động đối với một số lao động đặc thù; bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh; hoạt động của các tổ chức dịch vụ an toàn, vệ sinh lao động.
Thế nào là thanh tra lao động? Quy định về xử lý vi phạm trong thanh tra lao động như thế nào? (Hình từ Internet)
Quy định về xử lý vi phạm trong thanh tra lao động như thế nào?
Đối với nội dung xử lý vi phạm trong thanh tra lao động thì tại Điều 217 Bộ luật Lao động 2019 quy định cụ thể như sau:
- Người nào có hành vi vi phạm quy định của Bộ luật này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
- Khi đã có quyết định của Tòa án về cuộc đình công là bất hợp pháp thì người lao động đang tham gia đình công phải ngừng ngay đình công và trở lại làm việc; nếu người lao động không ngừng đình công, không trở lại làm việc thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị xử lý kỷ luật lao động theo quy định của pháp luật về lao động.
Trong trường hợp cuộc đình công là bất hợp pháp mà gây thiệt hại cho người sử dụng lao động thì tổ chức đại diện người lao động tổ chức và lãnh đạo đình công phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
- Người lợi dụng đình công gây mất trật tự, an toàn công cộng, làm tổn hại máy, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động; người có hành vi cản trở thực hiện quyền đình công, kích động, lôi kéo, ép buộc người lao động đình công; người có hành vi trù dập, trả thù người tham gia đình công, người lãnh đạo cuộc đình công thì tùy theo mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?
- Mẫu phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng từ 1/1/2025 theo Thông tư 52/2024?
- Trái phiếu chính quyền địa phương có mệnh giá bao nhiêu? Lãi suất mua lại trái phiếu chính quyền địa phương do cơ quan nào quyết định?
- Ngày 6 tháng 12 là ngày gì? Ngày 6 tháng 12 là ngày mấy âm lịch? Ngày 6 tháng 12 là thứ mấy?
- Mẫu số 02 TNĐB Biên bản vụ việc khi giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông ra sao?