Thế nào là tiền đình chỉ lưu hành? Quy định mới nhất về hạch toán thu hồi tiền đình chỉ lưu hành ra sao?
Thế nào là tiền đình chỉ lưu hành? Tiền đình chỉ lưu hành có bị tiêu hủy không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 40/2012/NĐ-CP, tiền đình chỉ lưu hành được định nghĩa là các loại tiền giấy, tiền kim loại không còn giá trị lưu hành theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Theo đó, một số đồng tiền đã hết giá trị lưu hành tính đến thời điểm hiện nay bao gồm:
- Tiền cotton loại 50.000 đồng và 100.000 đồng: Hết giá trị lưu hành kể từ ngày 01/9/2007 (theo Thông báo 6099/NHNN-PHKQ năm 2007 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam);
- Tiền cotton loại 10.000 đồng và 20.000 đồng: Hết giá trị lưu hành kể từ ngày 01/01/2013 (theo Thông báo 293/TB-NHNN năm 2012 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam).
Về tiền tiêu hủy, Điều 22 Nghị định 40/2012/NĐ-CP có quy định như sau:
Tiền tiêu hủy
Tiền tiêu hủy bao gồm:
1. Tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông.
2. Tiền đình chỉ lưu hành.
Như vậy, theo quy định trên thì tiền đình chỉ lưu hành thuộc đối tượng bị tiêu hủy. Việc tiêu hủy được thực hiện dưới sự tổ chức và hướng dẫn thực hiện của Ngân hàng Nhà nước.
Thế nào là tiền đình chỉ lưu hành? Quy định mới nhất về hạch toán thu hồi tiền đình chỉ lưu hành ra sao?
Việc thu hồi tiền đình chỉ lưu thông được quy định thế nào?
Theo quy định tại Điều 21 Nghị định 40/2012/NĐ-CP, việc thu hồi tiền đình chỉ lưu thông được xác định như sau:
(1) Công bố thu hồi
Thủ tướng Chính phủ quyết định việc đình chỉ lưu hành và thay thế các loại tiền trong lưu thông.
Căn cứ quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng về:
- Chủ trương của Chính phủ về đình chỉ lưu hành và thu hồi tiền đình chỉ lưu hành từ lưu thông;
- Hình thức, thủ tục, thời hạn thu hồi các loại tiền đình chỉ lưu hành.
(2) Thu hồi tiền
- Ngân hàng Nhà nước tổ chức thu hồi các loại tiền đình chỉ lưu hành theo quy định.
- Các loại tiền thu hồi được đổi lấy các loại tiền khác với giá trị tương đương trong thời hạn do Ngân hàng Nhà nước quy định.
- Việc phát hành các loại tiền khác thay thế thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Quy định mới nhất về hạch toán thu hồi tiền đình chỉ lưu hành ra sao?
Căn cứ Thông tư 25/2022/TT-NHNN ngày 30/12/2022 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc quy định chế độ kế toán giao nhận, điều chuyển, phát hành, thu hồi và tiêu hủy tiền mặt tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Việc hạch toán thu hồi tiền đình chỉ lưu hành được quy định tại Điều 23 Thông tư 25/2022/TT-NHNN như sau:
(1) Hạch toán tiền đã công bố đình chỉ lưu hành tại kho tiền NHNN:
Đến thời điểm đình chỉ lưu hành, các đơn vị thuộc NHNN làm các thủ tục, tiến hành kiểm kê các loại tiền đã công bố đình chỉ lưu hành.
- Đối với Quỹ nghiệp vụ phát hành:
Căn cứ biên bản kiểm kê tồn quỹ thực tế loại tiền đã công bố đình chỉ lưu hành, đối chiếu khớp đúng với số liệu trên sổ theo dõi, bộ phận kế toán lập phiếu chi tiền đủ tiêu chuẩn lưu thông/tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông, đồng thời lập phiếu thu tiền đình chỉ lưu hành và hạch toán:
Nợ TK 10100203 - Tiền đình chỉ lưu hành
Có TK 10100201 - Tiền đủ tiêu chuẩn lưu thông
Hoặc/và Có TK 10100202 - Tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông
- Đối với Quỹ dự trữ phát hành:
Căn cứ biên bản kiểm kê tồn kho thực tế loại tiền đã công bố đình chỉ lưu hành, đối chiếu khớp đúng với số liệu trên sổ theo dõi, bộ phận kế toán lập phiếu xuất kho tiền đủ tiêu chuẩn lưu thông/tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông, đồng thời lập phiếu nhập kho tiền đình chỉ lưu hành và hạch toán:
Nợ TK 10100103 - Tiền đình chỉ lưu hành
Có TK 10100101 - Tiền đủ tiêu chuẩn lưu thông
Hoặc/và Có TK 10100102 - Tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông
(2) Hạch toán thu đổi tiền đình chỉ lưu hành, đủ điều kiện được đổi:
- Trường hợp TCTD, KBNN nộp tiền: Căn cứ chứng từ thu tiền đã có chữ ký của thủ quỹ và dấu “đã thu tiền” do thủ quỹ chuyển sang, bộ phận kế toán lập phiếu thu, hạch toán:
Nợ TK 10100203 - Tiền đình chỉ lưu hành
Có TK thích hợp (Tiền gửi của KBNN, TCTD…)
- Trường hợp tổ chức, cá nhân không mở tài khoản tại NHNN nộp tiền:
+ Khi khách hàng nộp tiền, bộ phận kho quỹ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp của chứng từ và thực hiện thủ tục nhập tiền, thu tiền, lập bảng kê các loại tiền thu theo quy định; vào sổ theo dõi, ký tên, đóng dấu “đã thu tiền” trên chứng từ thu tiền, sau đó chuyển chứng từ sang bộ phận kế toán.
Bộ phận kế toán lập phiếu thu, hạch toán:
Nợ TK 10100203 - Tiền đình chỉ lưu hành
Có TK 414999 - Các khoản phải trả bên ngoài khác
(chi tiết: Thu đổi tiền đình chỉ lưu hành)
+ Khi chi trả cho khách hàng: Bộ phận kế toán lập phiếu chi, hạch toán, vào nhật ký quỹ:
Nợ TK 414999 - Các khoản phải trả bên ngoài khác
(chi tiết: Thu đổi tiền đình chỉ lưu hành)
Có TK 10100201 - Tiền đủ tiêu chuẩn lưu thông
Sau đó, chuyển chứng từ sang bộ phận kho quỹ làm thủ tục chi tiền cho khách hàng.
Như vậy, việc hạch toán thu hồi tiền đình chỉ lưu hành được thực hiện theo nội dung nêu trên.
Thông tư 25/2022/TT-NHNN chính thức có hiệu lực từ ngày 15/02/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trường hợp nào không được ứng cử vào Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam? Chủ tịch Liên đoàn Luật sư có nhiệm vụ quyền hạn thế nào?
- Ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu có được căn cứ vào bản án kết luận của Toà án hay không?
- Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi có phải nộp phí bảo hiểm tiền gửi không? Ngân hàng nào không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi?
- Lời nhận xét năng lực phẩm chất theo Thông tư 27 cuối kì 1? Mẫu nhận xét năng lực phẩm chất theo Thông tư 27 học kì 1?
- Tải mẫu mới nhất: Bảng tổng hợp dự toán gói thầu thi công xây dựng? Quy định về việc xác định và thẩm tra, thẩm định, phê duyệt dự toán gói thầu?