Thế nào là tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài? Tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài sẽ bị xử phạt như thế nào?

Cho tôi hỏi thế nào là tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài? Tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài sẽ bị xử phạt như thế nào? Anh Bình đến từ Cà Mau thắc mắc.

Thế nào là tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài?

Tại Công văn 1557/VKSTC-V1 năm 2021 có nêu ra khái niệm về hành vi tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài cụ thể rằng hành vi tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài là tổ chức, môi giới cho người khác ra khỏi lãnh thổ Việt Nam với mục đích để người đó trốn ra nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép. Tổng kết thực tiễn thấy, người trốn đi nước ngoài chủ yếu nhằm trốn tránh pháp luật Việt Nam (trốn truy nã, trốn nợ,...) hoặc để lao động, cư trú trái phép ở nước ngoài...; người phạm tội thường thực hiện một chuỗi hành vi, như: Thỏa thuận với khách (chi phí, thời gian, địa điểm đi, đến, phương tiện, thủ đoạn trốn,...).

Có rất nhiều người nhầm lẫn giữa hành vi tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài và hành vi tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh trái phép. Cần phải phân biệt hai hành vi này.

Hành vi tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh trái phép là vì động cơ vụ lợi mà tổ chức, môi giới cho người khác từ Việt Nam ra nước ngoài trái phép chỉ với mục đích đưa người khác qua biên giới.

Tại hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện hành có quy định nhiều hành vi khác nhau. Trường hợp người phạm tội trong trường hợp phạm vi phạm nhiều hành vi mà mỗi hành vi đã cấu thành và đủ yếu tố để cấu thành từng tội độc lập thì sẽ xử lý về từng tội độc lập.

Ví dụ: Tội tổ chức cho người khác ở lại Việt Nam trái phép; tội tổ chức nhập cảnh trái phép;...

Thế nào là tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài? Tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài sẽ bị xử phạt như thế nào?

Thế nào là tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài? Tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài sẽ bị xử phạt như thế nào? (Hình từ Internet)

Tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài sẽ bị xử phạt như thế nào?

Đối với hành vi tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài thì tại Điều 349 Bộ luật Hình sự 2015 quy định cụ thể như sau:

Tội tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép
1. Người nào tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 120 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Đối với từ 05 người đến 10 người;
d) Có tính chất chuyên nghiệp;
đ) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
e) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Đối với 11 người trở lên;
b) Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên;
c) Làm chết người.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Theo đó, người nào tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 120 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Mức xử phạt cao nhất đối với tội này là phạt tù 15 năm.

Làm thế nào để xác định được số tiền thu lợi bất chính từ hành vi tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài?

Về việc làm rõ số tiền thu lợi bất chính từ hành vi tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài thì tại Công văn 1557/VKSTC-V1 năm 2021 có hướng dẫn rằng trường hợp người phạm tội thu tiền để tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh trái phép, nhập cảnh trái phép, ở lại Việt Nam trái phép hoặc trốn đi nước ngoài, đã chi phí một số khoản tiền thì tùy trường hợp cụ thể để xem xét, xác định là thu lợi bất chính quy định tại các điều 348 và 349 Bộ luật Hình sự 2015. Đối với số tiền đã chi thực tế và hợp lý cho việc tổ chức, môi giới như: Chi phí làm visa, mua vé máy bay, thuê dịch vụ vận tải,... thì không tính vào số tiền đã thu lợi bất chính.

Trên đây là một số thông tin chúng tôi gửi tới bạn về hành vi tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài. Trân trọng!

Trốn đi nước ngoài
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Cưỡng ép người khác trốn đi nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân thì bị phạt bao nhiêu năm tù?
Pháp luật
Người tổ chức, môi giới cho người đang tạm hoãn xuất cảnh trốn đi nước ngoài nhưng bị phát hiện trước khi thực hiện hành vi thì có bị xử lý hay không?
Pháp luật
Người bị xúi giục trốn đi nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Pháp luật
Người phạm tội tổ chức cưỡng ép xúi giục người khác trốn đi nước ngoài bị phạt bao nhiêu năm tù? Nếu phạm tội chưa đạt về tội này thì hình phạt như thế nào?
Pháp luật
Thế nào là tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài? Tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài sẽ bị xử phạt như thế nào?
Pháp luật
Xác định tiền thu lợi bất chính đối với hành vi môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài sao cho đúng?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Trốn đi nước ngoài
20,781 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Trốn đi nước ngoài

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Trốn đi nước ngoài

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào