Thế nào là tòa án quốc tế và tổ chức tòa án quốc tế? Tòa án quốc tế có những quyền hạn nào?
Thế nào là tòa án quốc tế?
Căn cứ theo quy định tại Điều 1 Quy chế tòa án quốc tế 1945 quy định về khái niệm tòa án quốc tế cụ thể như sau:
Tòa án quốc tế được thành lập theo Hiến chương Liên hợp quốc là cơ quan xét xử chính của Liên hợp quốc, được tổ chức và hoạt động theo đúng các nghị quyết dưới đây của bản quy chế này.
Theo đó, tòa án quốc tế được thành lập theo Hiến chương Liên hợp quốc là cơ quan xét xử chính của Liên hợp quốc, được tổ chức và hoạt động theo đúng các nghị quyết dưới đây của bản quy chế này.
Thế nào là tòa án quốc tế và tổ chức tòa án quốc tế? Tòa án quốc tế có những quyền hạn nào? (Hình từ Internet)
Thế nào là tổ chức Tòa án quốc tế?
Đối với quy định về tổ chức Tòa án quốc tế thì tại Điều 2, Điều 3 Quy chế tòa án quốc tế 1945 quy định cụ thể như sau:
- Tòa án quốc tế có cơ cấu là một hội đồng các thẩm phán độc lập, được lựa chọn, không căn cứ quốc tịch, trong số những người có phẩm chất đạo đức tốt, đáp ứng các yêu cầu đề ra ở quốc gia họ để chỉ định vụ xét xử cao nhất, hoặc là những luật gia có uy tín lớn trong lĩnh vực luật quốc tế.
- Tòa án quốc tế được cấu tạo gồm 15 người, trong đó không thể có 2 công dân của cùng một quốc gia.
Người có thể được xem xét để đưa vào thành phần của Tòa án quốc tế, như công dân của một quốc gia, được coi là công dân của chính quốc gia đó, mà ở quốc gia ấy công dân này thường xuyên sử dụng các quyền công dân và các quyền chính trị của mình.
Tòa án quốc tế có những quyền hạn nào?
Tại Chương II Quy chế tòa án quốc tế 1945 quy định về quyền hạn của tòa án quốc tế cụ thể như sau:
- Chỉ các quốc gia mới là các bên trong các vụ tranh chấp được Tòa án giải quyết.
Với các điều kiện của bản quy chế này, Tòa án có thể được hỏi các tổ chức quốc tế công khai về những tin tức có liên quan đến vụ tranh chấp mà Tòa án đang xem xét, cũng như thu nhập các tin tức cần thiết được tổ chức đó chuyển đến theo sáng kiến riêng của họ.
Khi có một vụ tranh chấp đang được Tòa án giải quyết. Tòa án phải giải thích văn kiện pháp lý cho một tổ chức quốc tế nào đó hay một điều ước quốc tế đã công nhận hiệu lực của văn bản đó. Thư ký Tòa án thông báo và gửi cho tổ chức quốc tế đó bản sao tất cả các hồ sơ giấy tờ đó.
- Tòa án giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia là thành viên của quy chế này.
Các điều kiện Tòa án giải quyết tranh chấp đối với các quốc gia khác sẽ do Hội đồng bảo an quy định theo các điều khoản cụ thể từ các điều ước quốc tế hiện hành. Các điều kiện này trong mọi trường hợp không được để các bên ở vị trí bất bình đẳng trước Tòa án.
Khi có một quốc gia không phải là thành viên của Liên hiệp quốc nhưng lại là một bên trong một vụ tranh chấp thì Tòa án quy định số tiền mà bên đó phải đóng góp vào việc chi phí của Tòa án. Quyết định này không áp dụng nếu như quốc gia đó đã tham gia vào việc chi phí của Tòa án.
- Tòa án tiến hành xét tất cả các vụ tranh chấp mà các bên đưa ra và tất cả các vấn đề được nêu riêng trong hiến chương Liên hợp quốc hay các điều ước quốc tế hiện hành.
Các quốc gia thành viên của quy chế này bất kỳ lúc nào cũng có thể tuyên bố rằng họ thừa nhận vô điều kiện (ifso facto) đối với mỗi quốc gia khác bất kỳ đã nhận nhiệm vụ như vậy: thẩm quyền xét xử của Tòa án là nghĩa vụ xét xử về tất cả vấn đề tranh chấp pháp lý có liên quan đến:
+ Giải thích điều ước.
+ Vấn đề bất kỳ liên quan đến Luật quốc tế.
+ Có sự kiện, nếu về sau xác định được vi phạm nghĩa vụ quốc tế.
+ Tính chất mà mức độ bồi hoàn do vi phạm nghĩa vụ quốc tế.
Những tuyên bố nêu trên có thể là không điều kiện hay trong điều kiện có thiện cảm từ phía các quốc gia này hay quốc gia khác hay trong thời gian nhất định.
Những bản tuyên bố đó được chuyển tới Tổng thư ký bảo quản. Tổng thư ký gửi các bản sao cho các thành viên của quy chế này và cho thư ký Tòa án.
Các tuyên bố dựa trên cơ sở của điều 36 quy chế của Thường trực Pháp viện quốc tế vẫn còn có hiệu lực, thì trong quan hệ giữa các thành viên của quy chế này, các tuyên bố đó được coi như công nhận thẩm quyền xét xử của Tòa án quốc tế và là nghĩa vụ đối với mình trong thời hiện tại có hiệu lực của các tuyên bố và phù hợp với các điều kiện đã trình bày trong đó.
Trong trường hợp tranh chấp về quyền xét xử được đưa đến Tòa án thì vấn đề đó sẽ được Tòa án xác định và giải quyết.
- Trong tất cả các trường hợp khi điều ước quốc tế hiện hành dự kiến chuyển vụ tranh chấp cho một tòa án được Hội quốc liên hay Thường trực pháp viện quốc tế thiết lập thì vụ tranh chấp giữa các quốc gia thành viên của quy chế này phải được chuyển đến Tòa án quốc tế.
- Tòa án, với chức năng là giải quyết phù hợp với luật quốc tế các vụ tranh chấp được chuyển đến Tòa án, sẽ áp dụng:
+ Các điều ước quốc tế, chung hoặc riêng, đã quy định về những nguyên tắc được các bên đang tranh chấp thừa nhận;
+ Các tập quán quốc tế như những chứng cứ thực tiễn chung, được thừa nhận như những quy phạm pháp luật;
+ Nguyên tắc chung của luật được các quốc gia văn minh thừa nhận
+ Với những điều kiện nêu ở điều 59, các án lệ và các học thuyết của các chuyên gia có chuyên môn cao nhất về luật quốc tế của các quốc gia khác nhau được coi là phương tiện để xác định các qui phạm pháp luật.
Quyết định này không nằm ngoài quyền giải quyết vụ việc của Tòa án, xác định như vậy (ex aequo et bono), nếu các bên thỏa thuận điều này.
Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?