Thể thức văn bản của Đảng? Sơ đồ bố trí các thành phần thể thức văn bản của Đảng như thế nào?

Tôi muốn hỏi thể thức văn bản của Đảng? Sơ đồ bố trí các thành phần thể thức văn bản của Đảng như thế nào? - Câu hỏi của anh L.N.H (Đồng Tháp).

Các thành phần thể thức bắt buộc và bổ sung trong văn bản của Đảng?

Căn cứ tiểu mục 1 Mục II Hướng dẫn 36-HD/VPTW năm 2018 quy định thành phần thể thức bắt buộc văn bản của Đảng như sau:

- Tiêu đề "Đảng Cộng sản Việt Nam";

- Tên cơ quan ban hành văn bản;

- Số và ký hiệu văn bản;

- Địa danh và ngày, tháng, năm ban hành văn bản;

- Tên loại văn bản và trích yếu nội dung văn bản;

- Nội dung văn bản;

- Quyền hạn, chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền;

- Dấu cơ quan, tổ chức ban hành văn bản;

- Nơi nhận văn bản.

Đồng thời tại tiểu mục 2 Mục II Hướng dẫn 36-HD/VPTW năm 2018 có nêu rõ thành phần thể thức bổ sung trong văn bản của Đảng bao gồm:

- Dấu chỉ mức độ mật, mức độ khẩn

- Chỉ dẫn phạm vi lưu hành, dự thảo văn bản

- Ký hiệu người đánh máy và số lượng bản phát hành

- Thông tin liên hệ của cơ quan ban hành văn bản

Tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Hướng dẫn 36-HD/VPTW năm 2018 có nêu rõ mẫu trình bày thể thức văn bản và bản sao văn bản như sau:

TT

Thành phần thể thức

Loại chữ

Cỡ chữ

Kiểu chữ

1.

Tiêu đề "Đảng Cộng sản Việt Nam"

In hoa

15

Đứng, đậm

2.

Tên cơ quan ban hành văn bản, cơ quan sao văn bản





- Tên cơ quan cấp trên trực tiếp

In hoa

14

Đứng


- Tên cơ quan ban hành, sao văn bản

In hoa

14

Đứng, đậm

3.

Số và ký hiệu văn bản, bản sao

In thường

14

Đứng

4.

Địa danh và ngày, tháng, năm ban hành văn bản, sao văn bản

In thường

14

Nghiêng

5.

Tên loại văn bản và trích yếu nội dung văn bản





- Tên loại văn bản

In hoa

15-16

Đứng, đậm


- Trích yếu nội dung văn bản

In thường

14-15

Đứng, đậm


- Trích yếu nội dung tên loại công văn

In thường

12

Nghiêng

6.

Nội dung văn bản

In thường

14-15

Đứng


- Từ "Phần", "Chương" và số thứ tự của phần, chương

In thường

14-15

Đứng, đậm


- Tên phần, chương

In hoa

14-15

Đứng, đậm


- Từ "Mục" và số thứ tự của mục

In thường

14-15

Đứng, đậm


- Tên mục

In hoa

14-15

Đứng, đậm


- Từ "Điều", số thứ tự và tên điều

In thường

14-15

Đứng, đậm


- Khoản

In thường

14-15

Đứng


- Điểm

In thường

14-15

Đứng

7.

Quyền hạn, chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền ký văn bản, sao văn bản





- Quyền hạn ký văn bản

In hoa

14

Đứng, đậm


- Chức vụ của người ký văn bản

In hoa

14

Đứng


- Họ tên của người ký văn bản

In thường

14

Đứng, đậm

8.

Dấu cơ quan, tổ chức ban hành văn bản, sao văn bản




9.

Nơi nhận văn bản, bản sao





- Từ "Kính gửi" đối với tên loại công văn, tờ trình

In thường

14

Nghiêng


- Tên cơ quan, tổ chức, cá nhân sau từ "Kính gửi"

In thường

14

Đứng


- Từ "Nơi nhận"

In thường

14

Đứng, có gạch chân


- Tên cơ quan, tổ chức, cá nhân sau từ "Nơi nhận"

In thường

12

Đứng


10. Dấu chỉ mức độ mật, mức độ khẩn





- Dấu chỉ mức độ mật





- Dấu chỉ mức độ khẩn

In hoa

14

Đứng, đậm

11.

Chỉ dẫn phạm vi lưu hành và dự thảo văn bản





- Chỉ dẫn phạm vi lưu hành

In hoa

12

Đứng, đậm


- Chỉ dẫn dự thảo văn bản

In thường

14

Nghiêng

12.

Ký hiệu người đánh máy và số lượng bản phát hành

In hoa

8

Đứng

13.

Thông tin liên hệ của cơ quan ban hành văn bản

In thường

10

Đứng

14.

Chỉ dẫn loại bản sao

In hoa

14

Đứng, đậm

15.

Số trang văn bản

In thường

14

Đứng

Thể thức văn bản của Đảng? Sơ đồ bố trí các thành phần thể thức văn bản của Đảng như thế nào?

Thể thức văn bản của Đảng? Sơ đồ bố trí các thành phần thể thức văn bản của Đảng như thế nào?

Sơ đồ bố trí các thành phần thể thức văn bản của Đảng như thế nào?

Tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Hướng dẫn 36-HD/VPTW năm 2018 có nêu rõ sơ đồ bố trí các thành phần thể thức văn bản của Đảng như sau:

Ghi chú:

1. Tiêu đề "Đảng Cộng sản Việt Nam";

2. Tên cơ quan ban hành văn bản;

3. Số và ký hiệu văn bản;

4. Địa danh và ngày, tháng, năm ban hành văn bản;

5a. Tên loại văn bản và trích yếu nội dung văn bản;

5b. Trích yếu nội dung công văn;

6. Nội dung văn bản (có thể nhiều trang);

7a, 7b, 7c. Quyền hạn, chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền;

8. Dấu cơ quan, tổ chức ban hành văn bản;

9a, 9b. Nơi nhận văn bản;

10a, 10b. Dấu chỉ mức độ mật, mức độ khẩn;

11a. Chỉ dẫn về phạm vi lưu hành,

11b. Chỉ dẫn về dự thảo văn bản;

12. Ký hiệu người đánh máy và số lượng bản phát hành;

13. Thông tin liên hệ của cơ quan ban hành văn bản.

Nội dung văn bản của Đảng đáp ứng yêu cầu về thể thức như thế nào?

Tại tiểu mục 1.6 Mục 2 Hướng dẫn 36-HD/VPTW năm 2018 có nêu rõ thể thức nội dung văn bản của Đảng như sau:

Nội dung văn bản là thành phần thể thức chủ yếu của văn bản. Nội dung văn bản phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:

- Đúng chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

- Phù hợp với tên loại văn bản; diễn đạt phổ thông, chính xác, rõ ràng, dễ hiểu.

- Chỉ viết tắt những từ, cụm từ thông dụng. Có thể viết tắt những từ, cụm từ sử dụng nhiều lần trong văn bản, nhưng các chữ viết tắt lần đầu của từ, cụm từ phải đặt trong dấu ngoặc đơn ngay sau từ, cụm từ đó.

- Khi viện dẫn cần ghi đầy đủ tên loại văn bản, số, ký hiệu văn bản, ngày, tháng, năm ban hành văn bản, tên cơ quan ban hành văn bản và trích yếu nội dung văn bản; các lần viện dẫn tiếp theo chỉ ghi tên loại và số, ký hiệu của văn bản đó.

- Giải thích rõ các thuật ngữ chuyên môn sử dụng trong văn bản.

- Tuỳ theo nội dung, văn bản được bố cục theo phần, chương, mục, điều, khoản, điểm... cho phù hợp.

Đảng Cộng sản Việt Nam
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Lịch sử đảng là gì? Môn Lịch sử đảng có nội dung gì? Mục đích xây đựng Đảng Cộng sản Việt Nam là gì?
Pháp luật
Bài thu hoạch chuyên đề kỷ nguyên mới kỷ nguyên vươn mình của dân tộc? Mẫu bài thu hoạch kỷ nguyên mới kỷ nguyên vươn mình của dân tộc năm 2024?
Pháp luật
Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam mới nhất và tổng hợp văn bản hướng dẫn Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam?
Pháp luật
04 nhiệm vụ của Đảng viên tại Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam? Đảng viên không hoàn thành nhiệm vụ được giao sẽ có bị xóa tên khỏi Đảng?
Pháp luật
Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, việc treo cờ Đảng trên đường phố được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng là cơ quan nào? Điều kiện để được kết nạp lại vào Đảng Cộng sản Việt Nam là gì?
Pháp luật
Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam có phải là ngày lễ lớn trong nước không và tổ chức kỷ niệm ngày thành lập Đảng phải đảm bảo những yêu cầu nào?
Pháp luật
Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam là ngày nào? Tổ chức kỷ niệm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam như thế nào?
Pháp luật
Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam do ai thành lập? Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam có quyền ban hành những văn bản nào?
Pháp luật
Đảng Cộng sản Việt Nam do ai sáng lập? Tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam có tên gọi là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đảng Cộng sản Việt Nam
Nguyễn Hạnh Phương Trâm Lưu bài viết
3,370 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đảng Cộng sản Việt Nam

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Đảng Cộng sản Việt Nam

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào