Theo Luật Trọng tài thương mại hiện hành thì Hội đồng trọng tài có quyền thay đổi, bổ sung hoặc huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời không?
- Ai có quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời?
- Trách nhiệm của bên yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là gì?
- Thẩm quyền của Hội đồng trọng tài áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời như thế nào?
- Thẩm quyền, thủ tục thay đổi, bổ sung, huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời của Hội đồng trọng tài như thế nào?
Ai có quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời?
Theo Điều 48 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định về quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cụ thể như sau:
(1) Các bên tranh chấp có quyền yêu cầu Hội đồng trọng tài, Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của Luật này và các quy định của pháp luật có liên quan, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
(2) Việc yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không bị coi là sự bác bỏ thỏa thuận trọng tài hoặc khước từ quyền giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài.
Trách nhiệm của bên yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là gì?
Điều 52 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định về trách nhiệm của bên yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cụ thể là:
Điều 52. Trách nhiệm của bên yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
Bên yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải chịu trách nhiệm về yêu cầu của mình. Trong trường hợp bên yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng và gây thiệt hại cho bên kia hoặc cho người thứ ba thì phải bồi thường.
Thẩm quyền của Hội đồng trọng tài áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời như thế nào?
Thẩm quyền của Hội đồng trọng tài áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời được quy định tại Điều 49 Luật Trọng tài thương mại 2010 cụ thể như sau:
(1) Theo yêu cầu của một trong các bên, Hội đồng trọng tài có thể áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời đối với các bên tranh chấp.
(2) Các biện pháp khẩn cấp tạm thời bao gồm:
- Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp;
- Cấm hoặc buộc bất kỳ bên tranh chấp nào thực hiện một hoặc một số hành vi nhất định nhằm ngăn ngừa các hành vi ảnh hưởng bất lợi đến quá trình tố tụng trọng tài;
- Kê biên tài sản đang tranh chấp;
- Yêu cầu bảo tồn, cất trữ, bán hoặc định đoạt bất kỳ tài sản nào của một hoặc các bên tranh chấp;
- Yêu cầu tạm thời về việc trả tiền giữa các bên;
- Cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp.
(3) Trong quá trình giải quyết tranh chấp, nếu một trong các bên đã yêu cầu Tòa án áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại khoản 2 Điều này mà sau đó lại có đơn yêu cầu Hội đồng trọng tài áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì Hội đồng trọng tài phải từ chối.
(4) Trước khi áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, Hội đồng trọng tài có quyền buộc bên yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thực hiện nghĩa vụ bảo đảm tài chính.
(5) Hội đồng trọng tài áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khác hoặc vượt quá yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của bên yêu cầu mà gây thiệt hại cho bên yêu cầu, bên bị áp dụng hoặc người thứ ba thì người bị thiệt hại có quyền khởi kiện ra Tòa án để yêu cầu giải quyết bồi thường theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
Thẩm quyền, thủ tục thay đổi, bổ sung, huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời của Hội đồng trọng tài như thế nào?
Hội đồng trọng tài có quyền thay đổi, bổ sung hoặc huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời không?
Căn cứ theo Điều 51 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định về thẩm quyền, thủ tục thay đổi, bổ sung, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời của Hội đồng trọng tài cụ thể như sau:
(1) Theo yêu cầu của một bên, Hội đồng trọng tài có quyền thay đổi, bổ sung, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời vào bất kỳ thời điểm nào trong quá trình giải quyết tranh chấp.
(2) Thủ tục thay đổi, bổ sung biện pháp khẩn cấp tạm thời được thực hiện theo quy định tại Điều 50 của Luật này.
(3) Hội đồng trọng tài hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời đã được áp dụng trong các trường hợp sau đây:
- Bên yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đề nghị hủy bỏ;
- Bên phải thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đã nộp tài sản hoặc có người khác thực hiện biện pháp bảo đảm thi hành nghĩa vụ đối với bên có yêu cầu;
- Nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ chấm dứt theo quy định của pháp luật.
(4) Thủ tục hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời được thực hiện như sau:
- Bên yêu cầu phải có đơn đề nghị hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời gửi Hội đồng trọng tài;
- Hội đồng trọng tài xem xét ra quyết định huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời và xem xét, quyết định để bên yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời nhận lại tài sản bảo đảm quy định tại khoản 3 Điều 50 của Luật này, trừ trường hợp bên yêu cầu Hội đồng trọng tài áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải chịu trách nhiệm bồi thường do yêu cầu không đúng gây thiệt hại cho bên bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc cho người thứ ba.
Quyết định hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời phải được gửi ngay cho các bên tranh chấp và Cơ quan thi hành án dân sự.
Theo các quy định trên, đối với câu hỏi của bạn chúng tôi xin trả lời như sau: Hội đồng trọng tài có quyền áp dụng một số biện pháp khẩn cấp tạm thời, đồng thời Hội đồng trọng tài cũng có quyển sửa đổi, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mã QR là gì? Mức phạt hành chính tội đánh tráo mã QR để chiếm đoạt tiền của người khác là bao nhiêu?
- Cán bộ công chức có phải thực hiện kê khai tài sản, tài khoản ở nước ngoài của vợ/chồng hay không?
- Được ủy quyền lại hợp đồng ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai hay không theo quy định pháp luật?
- Nguyên tắc tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo Thông tư 74/2024 thế nào?
- Cơ sở dữ liệu về các loại tài sản công do cơ quan nào xây dựng? Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công bao gồm cơ sở dữ liệu nào?