Theo pháp luật hiện hành quy định thì có được nhờ người khác nhận giúp thông báo thi hành án do cơ quan thi hành án gửi trực tiếp đến không?
Thông báo thi hành án như thế nào?
Căn cứ theo Điều 39 Luật Thi hành án dân sự 2008 quy định về thông báo thi hành án cụ thể như sau:
(1) Quyết định về thi hành án, giấy báo, giấy triệu tập và văn bản khác có liên quan đến việc thi hành án phải thông báo cho đương sự, người có quyền, nghĩa vụ liên quan để họ thực hiện quyền, nghĩa vụ theo nội dung của văn bản đó.
(2) Việc thông báo phải thực hiện trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra văn bản, trừ trường hợp cần ngăn chặn đương sự tẩu tán, huỷ hoại tài sản, trốn tránh việc thi hành án.
(3) Việc thông báo được thực hiện theo các hình thức sau đây:
- Thông báo trực tiếp hoặc qua cơ quan, tổ chức, cá nhân khác theo quy định của pháp luật;
- Niêm yết công khai;
- Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng.
(4) Chi phí thông báo do người phải thi hành án chịu, trừ trường hợp pháp luật quy định ngân sách nhà nước chi trả hoặc người được thi hành án chịu.
Nhờ người nhận giúp thông báo thi hành án
Có các hình thức thông báo thi hành án nào?
Theo khoản 3 Điều 39 Luật Thi hành án dân sự 2008 quy định về các hình thức thông báo thi hành án cụ thể như sau:
- Thông báo trực tiếp hoặc qua cơ quan, tổ chức, cá nhân khác theo quy định của pháp luật;
- Niêm yết công khai;
- Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng.
(1) Thông báo trực tiếp
*Đối với cá nhân
Tại Điều 40 Luật Thi hành án dân sự 2008 quy định về thủ tục thông báo thi hành án trực tiếp cho cá nhân cụ thể như sau:
"Điều 40. Thủ tục thông báo trực tiếp cho cá nhân
1. Văn bản thông báo cho cá nhân phải được giao trực tiếp và yêu cầu người đó ký nhận hoặc điểm chỉ.
2. Trường hợp người được thông báo vắng mặt thì văn bản thông báo được giao cho một trong số những người thân thích có đủ năng lực hành vi dân sự cùng cư trú với người đó, bao gồm vợ, chồng, con, ông, bà, cha, mẹ, bác, chú, cô, cậu, dì, anh, chị, em của đương sự, của vợ hoặc chồng của đương sự.
Việc giao thông báo phải lập thành biên bản. Ngày lập biên bản là ngày được thông báo hợp lệ.
Trường hợp người được thông báo không có người thân thích có đủ năng lực hành vi dân sự cùng cư trú hoặc có nhưng người đó từ chối nhận văn bản thông báo hoặc người được thông báo vắng mặt mà không rõ thời điểm trở về thì người thực hiện thông báo phải lập biên bản về việc không thực hiện được thông báo, có chữ ký của người chứng kiến và thực hiện việc niêm yết công khai theo quy định tại Điều 42 của Luật này.
3. Trường hợp người được thông báo đã chuyển đến địa chỉ mới thì phải thông báo theo địa chỉ mới của người được thông báo."
*Đối với cơ quan, tổ chức
Tại Điều 41 Luật Thi hành án dân sự 2008 quy định về thủ tục thông báo thi hành án trực tiếp cho tổ chức cụ thể như sau:
"Điều 41. Thủ tục thông báo trực tiếp cho cơ quan, tổ chức
Trường hợp người được thông báo là cơ quan, tổ chức thì văn bản thông báo phải được giao trực tiếp cho người đại diện theo pháp luật hoặc người chịu trách nhiệm nhận văn bản của cơ quan, tổ chức đó và phải được những người này ký nhận. Trường hợp cơ quan, tổ chức được thông báo có người đại diện tham gia việc thi hành án hoặc cử người đại diện nhận văn bản thông báo thì những người này ký nhận văn bản thông báo. Ngày ký nhận là ngày được thông báo hợp lệ."
(2) Niêm yết công khai thông báo chi hành án
Điều 42 Luật Thi hành án dân sự 2008 quy định về niêm yết công khai thông báo thi hành án cụ thể như sau:
- Việc niêm yết công khai văn bản thông báo chỉ được thực hiện khi không rõ địa chỉ của người được thông báo hoặc không thể thực hiện được việc thông báo trực tiếp, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Cơ quan thi hành án dân sự trực tiếp hoặc ủy quyền cho Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hoặc nơi cư trú cuối cùng của người được thông báo hoặc cá nhân, tổ chức có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật thực hiện việc niêm yết.
- Việc niêm yết được thực hiện theo thủ tục sau đây:
+ Niêm yết văn bản thông báo tại trụ sở cơ quan thi hành án dân sự, trụ sở Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú hoặc nơi cư trú cuối cùng của người được thông báo;
+ Lập biên bản về việc niêm yết công khai, trong đó ghi rõ ngày, tháng, năm niêm yết; số, ngày, tháng, năm, tên của văn bản thông báo; có chữ ký của người chứng kiến.
- Thời gian niêm yết công khai văn bản thông báo là 10 ngày, kể từ ngày niêm yết. Ngày niêm yết là ngày được thông báo hợp lệ.
(3) Thông báo thi hành án trên các phương tiện thông tin đại chúng
Đối với thông báo thi hành án trên các phương tiện thông tin đại chúng được quy định tại Điều 43 Luật Thi hành án dân sự 2008 cụ thể như sau:
- Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng chỉ được thực hiện khi pháp luật có quy định hoặc khi đương sự có yêu cầu.
- Trường hợp xác định đương sự đang có mặt tại địa phương nơi đương sự cư trú thì việc thông báo được thực hiện trên báo ngày trong hai số liên tiếp hoặc trên đài phát thanh, đài truyền hình của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương của địa phương đó hai lần trong 02 ngày liên tiếp.
Trường hợp xác định đương sự không có mặt tại địa phương nơi đương sự cư trú thì việc thông báo được thực hiện trên báo ngày trong hai số liên tiếp hoặc trên đài phát thanh, đài truyền hình của trung ương hai lần trong 02 ngày liên tiếp.
- Ngày thực hiện việc thông báo lần hai trên phương tiện thông tin đại chúng là ngày được thông báo hợp lệ.
Có được nhờ người nhận giúp thông báo thi hành án do cơ quan thi hành án gửi trực tiếp không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 40 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về việc thông báo thi hành án trực tiếp đối với cá nhân cụ thể như sau:
"Điều 40: Thủ tục thông báo trực tiếp cho cá nhân
...
2. Trường hợp người được thông báo vắng mặt thì văn bản thông báo được giao cho một trong số những người thân thích có đủ năng lực hành vi dân sự cùng cư trú với người đó, bao gồm vợ, chồng, con, ông, bà, cha, mẹ, bác, chú, cô, cậu, dì, anh, chị, em của đương sự, của vợ hoặc chồng của đương sự.
Việc giao thông báo phải lập thành biên bản. Ngày lập biên bản là ngày được thông báo hợp lệ.
Trường hợp người được thông báo không có người thân thích có đủ năng lực hành vi dân sự cùng cư trú hoặc có nhưng người đó từ chối nhận văn bản thông báo hoặc người được thông báo vắng mặt mà không rõ thời điểm trở về thì người thực hiện thông báo phải lập biên bản về việc không thực hiện được thông báo, có chữ ký của người chứng kiến và thực hiện việc niêm yết công khai theo quy định tại Điều 42 của Luật này."
Như vậy, đối với câu hỏi của bạn, bạn hoàn toàn có thể nhờ người thân thích nhận thông báo thi hành án đó với điều kiện người thân thích có đủ năng lực hành vi dân sự và phải cùng cư trú với bạn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thành phần hồ sơ trong dịch vụ thông tin tín dụng là bản sao không có chứng thực thì công ty tín dụng có trách nhiệm gì?
- Soft OTP là gì? Soft OTP có mấy loại? Soft OTP phải đáp ứng yêu cầu gì theo Thông tư 50 2024?
- Bài phát biểu của Ủy viên Ban Chấp hành Hội Cựu chiến binh tại ngày kỷ niệm thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam hay, ý nghĩa?
- Mẫu biên bản họp tổng kết Chi bộ cuối năm mới nhất? Tải về mẫu biên bản họp tổng kết Chi bộ cuối năm ở đâu?
- Danh sách 5 bộ được đề xuất sáp nhập, kết thúc hoạt động theo phương án tinh gọn bộ máy mới nhất?