Thí sinh gian lận trong quá trình đăng ký dự tuyển, dự thi đại học, cao đẳng ngành Giáo dục mầm non năm 2022 có thể bị xử lý hình sự?
Tổ chức đăng ký và xét tuyển các đợt bổ sung ngành Giáo dục Mầm non như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 22 Quy chế ban hành kèm Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT quy định về tổ chức đăng ký và xét tuyển các đợt bổ sung ngành Giáo dục Mầm non như sau:
“Điều 22. Tổ chức đăng ký và xét tuyển các đợt bổ sung
1. Căn cứ chỉ tiêu tuyển sinh và số thí sinh trúng tuyển đã xác nhận nhập học vào các ngành, chương trình đào tạo, hội đồng tuyển sinh của cơ sở đào tạo xem xét, quyết định xét tuyển các đợt bổ sung. Cơ sở đào tạo công bố kế hoạch xét tuyển, phương thức xét tuyển và hình thức đăng ký xét tuyển các đợt bổ sung; điều kiện xét tuyển đối với các ngành, chương trình đào tạo theo từng phương thức xét tuyển nhưng không thấp hơn điều kiện trúng tuyển đợt trước.
2. Thí sinh chưa trúng tuyển hoặc đã trúng tuyển nhưng chưa xác nhận nhập học vào bất cứ nơi nào có thể đăng ký xét tuyển các đợt bổ sung theo kế hoạch và hướng dẫn của cơ sở đào tạo.
3. Kết thúc mỗi đợt xét tuyển, cơ sở đào tạo công bố trên trang thông tin điện tử điểm trúng tuyển (và các điều kiện, tiêu chí phụ nếu có) vào các ngành, chương trình đào tạo theo các phương thức tuyển sinh; tổ chức cho thí sinh tra cứu kết quả xét tuyển của cá nhân; gửi giấy báo trúng tuyển và hướng dẫn cho thí sinh trúng tuyển nhập học.”
Theo đó, căn cứ vòa chỉ tiêu tuyển sinh và số lượng thí sinh trúng tuyển nhập học mà các cơ sở đào tạo có thể quyết định xét tuyển các đợt bổ sung.
Trách nhiệm của các bên liên quan trong công tác xét tuyển ngành Giáo dục Mầm non?
Căn cứ theo quy định tại Điều 23 Quy chế ban hành kèm Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT quy định về trách nhiệm của các bên liên quan trong công tác xét tuyển ngành Giáo dục Mầm non như sau:
“Điều 23. Trách nhiệm của các bên liên quan trong công tác xét tuyển
1. Trách nhiệm của thí sinh
a) Tìm hiểu kỹ thông tin tuyển sinh của các cơ sở đào tạo, không đăng ký nguyện vọng vào những ngành, chương trình đào tạo hay phương thức tuyển sinh mà không đủ điều kiện;
b) Cung cấp đầy đủ và bảo đảm tính chính xác của tất cả thông tin đăng ký dự tuyển, bao gồm cả thông tin cá nhân, thông tin khu vực và đối tượng ưu tiên (nếu có), nguyện vọng đăng ký; tính xác thực của các giấy tờ minh chứng;
c) Đồng ý để cơ sở đào tạo mà mình dự tuyển được quyền sử dụng thông tin, dữ liệu cần thiết phục vụ cho công tác xét tuyển;
d) Hoàn thành thanh toán lệ phí tuyển sinh trước khi kết thúc thủ tục đăng ký dự tuyển.
2. Trách nhiệm của các trường THPT và các đơn vị khác được phân công đối với thí sinh thuộc phạm vi phụ trách
a) Tổ chức rà soát, kiểm tra và bổ sung, cập nhật thông tin cá nhân, dữ liệu kết quả học tập cấp THPT của thí sinh trên hệ thống cơ sở dữ liệu ngành;
b) Kiểm tra dữ liệu, hướng dẫn thí sinh khai đúng thông tin, bao gồm cả thông tin khu vực và đối tượng ưu tiên;
c) Hỗ trợ việc đăng ký nguyện vọng cho những thí sinh không có điều kiện đăng ký trực tuyến;
d) Hỗ trợ các cơ sở đào tạo có tuyển sinh theo kế hoạch riêng trong việc xác nhận kết quả học tập cấp THPT cho những thí sinh dự tuyển.
3. Trách nhiệm của cơ sở đào tạo
a) Cung cấp đầy đủ, đúng định dạng và bảo đảm tính xác thực của thông tin, dữ liệu tuyển sinh lên hệ thống theo hướng dẫn của Bộ GDĐT;
b) Quy định (hoặc thống nhất với các cơ sở đào tạo khác) Về mức thu, phương thức thu và sử dụng lệ phí dịch vụ tuyển sinh;
c) Cung cấp đầy đủ thông tin, tư vấn và hướng dẫn thí sinh, không để thí sinh đăng ký dự tuyển vào một ngành, chương trình đào tạo hay theo một phương thức tuyển sinh của cơ sở đào tạo mà không đủ điều kiện;
d) Bảo đảm quy trình xét tuyển chính xác, công bằng, khách quan; thực hiện các cam kết theo đề án tuyển sinh đã công bố;
đ) Kiểm tra thông tin và hồ sơ minh chứng khi thí sinh nhập học, bảo đảm tất cả thí sinh nhập học phải đủ điều kiện trúng tuyển;
e) Giải quyết đơn thư phản ánh, khiếu nại, tố cáo liên quan tới công tác xét tuyển của cơ sở đào tạo theo quy định của pháp luật.
4. Trách nhiệm của đơn vị được giao quản lý, vận hành hệ thống
a) Quản lý cơ sở dữ liệu xét tuyển chung toàn quốc, kết nối đồng bộ với cơ sở dữ liệu ngành;
b) Xây dựng, duy trì và vận hành cổng thông tin tuyển sinh để hỗ trợ thí sinh và các cơ sở đào tạo trong công tác tuyển sinh;
c) Kết nối Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GDĐT với Cổng dịch vụ công quốc gia.”
Theo đó, các đơn vị được giao quản lý, vận hành hệ thống, các cơ sở đào tạo, các trường THPT và các đơn vị khác được phân công đối với thí sinh thuộc phạm vi phụ trách và cả các thí sinh dự thi phải cùng có trách nhiệm cùng tạo nên một mùa thi thành công và tốt đẹp.
Thí sinh gian lận trong quá trình đăng ký dự tuyển, dự thi đại học, cao đẳng ngành Giáo dục mầm non năm 2022 có thể bị xử lý hình sự?
Xử lý vi phạm trong tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non?
Căn cứ theo quy định tại Điều 27 Quy chế ban hành kèm Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT quy định về xử lý vi phạm trong tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non như sau:
“Điều 27. Xử lý vi phạm
1. Cán bộ và thí sinh có hành vi vi phạm trong quá trình tổ chức thi được xử lý theo quy định tại Quy chế thi tốt nghiệp THPT của Bộ GDĐT.
2. Thí sinh có hành vi gian lận trong quá trình đăng ký dự tuyển, dự thi để được trúng tuyển; tùy theo mức độ có thể bị buộc thôi học, cấm dự tuyển vào các cơ sở đào tạo trong những năm tiếp theo hoặc bị xử lý hình sự theo quy định của pháp luật.
3. Người có hành vi vi phạm Quy chế này là công chức, viên chức, tùy theo mức độ sẽ bị cơ quan quản lý cán bộ xử lý theo quy định tại Điều 71 của Luật Giáo dục đại học; Luật Viên chức, Luật Cán bộ, công chức và các văn bản quy định về xử lý kỷ luật viên chức, công chức.
4. Người có hành vi vi phạm Quy chế này là cán bộ, giảng viên, giáo viên, nhân viên cơ hữu của các cơ sở đào tạo tư thục không phải là công chức, viên chức, hiệu trưởng cơ sở đào tạo có trách nhiệm xử lý theo quy định của Bộ Luật lao động và các văn bản pháp luật có liên quan.
5. Cơ sở đào tạo vi phạm về công tác tuyển sinh tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị áp dụng xử lý theo quy định pháp luật hiện hành. Hiệu trưởng, chủ tịch hội đồng tuyển sinh và những cá nhân có liên quan của cơ sở đào tạo vi phạm cũng bị xử lý theo quy định pháp luật có liên quan.
6. Quy chế tuyển sinh của cơ sở đào tạo quy định chi tiết việc xử lý vi phạm đối với các cá nhân, tổ chức tham gia công tác tuyển sinh."
Như vậy, khi em dự thi đại học ngành Giáo dục Mầm non và nếu em có hành vi vi phạm thì tùy theo tính chất và mức độ em có thể bị buộc thôi học, cấm dự tuyển vào các cơ sở đào tạo trong những năm tiếp theo, hoặc ở mức độ nặng hơn em có thể bị xử lý hình sự theo quy định của pháp luật.
Xem toàn bộ Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT: Tại đây.
Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT có hiệu lực từ 22/7/2022.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?